Biểu tình Hồng Kông: Tập Cận Bình lo sợ bạo loạn, biến Carrie Lam thành tốt thí

19/06/19, 20:55 Trung Quốc
Để ngăn chặn tình hình Hồng Kông không chuyển biến xấu thêm bước nữa, Tập Cận Bình đã phải thí tốt. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Cuộc biểu tình của gần 2 triệu người dân Hồng Kông đã làm chấn động đến Bắc Kinh. Vì lo sợ tình hình chuyển biến xấu thêm bước nữa, thậm chí lan sang Đại lục, lãnh đạo Bắc Kinh không thể không nhượng bộ, lệnh cho chính phủ Hồng Kông tạm rút lại điều luật.

Để ngăn chặn tình hình Hồng Kông chuyển biến xấu thêm bước nữa, Tập Cận Bình đã phải thí tốt. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Chính phủ Hồng Kông nổ súng đàn áp những người biểu tình, khiến sự căm phẫn của người dân Hồng Kông lên đến đỉnh điểm. Trước sức ép của dư luận quốc tế, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) – Trưởng Đặc khu Hồng Kông phải tuyên bố tạm hoãn “Luật dẫn độ đào phạm”.  

Có phân tích cho rằng, chính phủ Hồng Kông nguyên vốn có thái độ cứng rắn với việc chỉnh sửa điều luật. Nhưng tình thế biến đổi có liên quan với việc ông Tập Cận Bình cử ông Hàn Chính – Thường ủy thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân chuyên phụ trách sự vụ Hồng Kông, gặp mặt trao đổi với bà Carrie Lam tại Thâm Quyến.

Bắc Kinh đã ý thức được rằng Hồng Kông hiện đang đứng trước nguy cơ chưa từng có, vì để ngăn chặn tình hình Hồng Kông chuyển biến xấu thêm bước nữa, thậm chí lan sang Trung Quốc đại lục, nhóm lên ngọn lửa thịnh nộ, kích động người dân Trung Quốc đứng lên chống lại bạo ngược, vậy nên lãnh đạo Bắc Kinh không thể không nhượng bộ, lệnh cho chính phủ Hồng Kông tạm rút lại điều luật.

Bắc Kinh cúi đầu trước sức mạnh kinh tế của Hồng Kông?

Nguồn tin phân tích từ trang Reuter của Anh cho hay, quyết định này của chính phủ Hồng Kông cho thấy Bắc Kinh không thể không cúi đầu trước sức mạnh kinh tế đặc thù của Hồng Kông. Với Trung Quốc mà nói, việc giữ được địa vị trung tâm tài chính Hồng Kông còn quan trọng hơn cả tham vọng kiểm soát chính trị.

Kể từ khi chính phủ Hồng Kông dự thảo sửa đổi “Luật dẫn độ” từ tháng 2 đến nay, đã dấy lên tranh luận và theo dõi cực lớn cả trong và ngoài nước, cho rằng hành động này đã xâm hại các giá trị cốt lõi về tự do, nhân quyền của Hồng Kông, cái gọi là chính sách “một nước hai chế độ” căn bản là không tồn tại.

Những tài phiệt cũng bắt đầu rút vốn tháo chạy khỏi Hồng Kông. “Luật nhân quyền Hồng Kông” mà Mỹ đưa ra đã lần nữa trao cho Hồng Kông những đãi ngộ kinh tế đặc biệt, quy mô kinh tế của Hồng Kông ở Trung Quốc giờ tuy không bằng được những năm 90, nhưng năm 2018 vẫn chiếm 12% xuất khẩu của Trung Quốc.

Hồng Kông cũng là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp một chiều lớn nhất của Trung quốc, sàn giao dịch chứng khoán của Hồng Kông cũng giúp cho các công ty Trung Quốc có được đường dẫn riêng biệt giành được nguồn vốn đầu tư của quốc tế, điều này giúp Bắc Kinh trong việc duy trì quản chế nguồn vốn, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn giành được thế mạnh về tiền tệ hoặc con đường đầu tư của nước ngoài.

Bởi vậy, các nhân sĩ phân tích cho rằng, Bắc Kinh có thể nhắm mắt làm ngơ trước những cơn thịnh nộ gào thét của người dân Hồng Kông, nhưng lại không thể không nghe thấy âm thanh của kim tiền.

Người dân Hồng Kông hoàn toàn không tin tưởng vào nền tư pháp của Trung Quốc, nên nhất quyết phản đối luật dẫn độ. (Ảnh: AP)

Tập Cận Bình lo sợ sự kiện “thiên nga đen” và “tê giác xám” bùng phát

Nhưng cũng có nhiều phân tích cho rằng, lãnh đạo Bắc Kinh đã có cân nhắc chính trị trong việc xử lý sự kiện Hồng Kông, tỷ lệ còn lớn cả nhân tố kinh tế. Nguyên nhân quan trọng là ông Tập Cận Bình lo lắng ngoài chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ra, sợ rằng sẽ phát sinh thêm những đại sự không lường trước được.

Tháng 12/2019, trong Đại hội kỷ niệm 40 năm mở cửa cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình trong lúc phát biểu đã cảnh cáo, tương lai Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với “sóng gió kinh hoàng khó mà tưởng tượng được”. Trong bài phát biểu chúc mừng năm mới 2019, ông Tập lại nhấn mạnh, chính quyền ĐCSTQ đang đứng trước biến cố to lớn trăm năm chưa từng có.

Ngày 21/1, ông Tập trong Hội thảo luận nghiên cứu cùng những người đứng đầu thuộc cấp bộ tỉnh đã nói về “7 an toàn lớn”, vấn đề hạch tâm là “an toàn chính trị”, ông Tập còn nhiều lần nhấn mạnh nhất định phải cảnh giác các sự kiện “thiên nga đen” và sự kiện “tê giác xám” (ý chỉ sự kiện bùng phát bất ngờ không sao đoán trước được, có ảnh hưởng sâu rộng), tức các nhân tố bất ổn định trong xã hội, bất cứ lúc nào đều có thể kích động “cách mạng màu”. Mà đảng cộng sản Liên Xô vừa khéo nắm quyền được 70 năm thì rớt đài, ĐCSTQ lo lắng sẽ dẫm lên vết xe đổ của Liên Xô.

Bà Carrie Lam thành tốt thí, ông Tập bị bốn bề bủa vây

Sau sự kiện hơn 1,03 triệu người dân diễu hành vào ngày 9/6, bà Carrie Lam vẫn kiên quyết thúc đẩy soạn thảo “Luật dẫn độ”, khiến cho cục diện Hồng Kông trở nên trầm trọng hơn.

Giới phân tích cho rằng, ngay từ thời khắc khi mà ông Lưu Hiểu Minh – đại sứ Trung Quốc đóng trú ở Anh, nói rằng Bắc Kinh vốn không chỉ thị Hồng Kông sửa luật dẫn độ, dường như Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị sẵn sàng “tẩu thoát”. Thật khó để người ta tin rằng Bắc Kinh không có nhúng tay vào khi mà bà Carrie Lam lại một mực nhất quyết soạn thảo dự luật.

Học giả Hà Thanh Liên trong một bài viết được đăng tải, nói: “Tôi đã đoán trước được rằng mọi chuyện sẽ như vậy, nếu như sự việc trở nên xấu đi, thật sự tái diễn sự kiện Lục Tứ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình sẽ không gánh vác được.

Đặng Tiểu Bình tuy đã thoát nạn, nhưng vẫn bị chửi rủa, tiếng xấu lưu danh, một chút danh tiếng có được nhờ thành tựu cải cách cũng trôi theo dòng nước. Tập trong đảng vừa không có công lao và thành tích, cũng không có mánh khóe như Đặng. Nỗi lo cả trong lẫn ngoài, quả thật không cách nào trụ vững”.

Cũng có người cho rằng, thái độ của Lưu Hiểu Minh cho thấy Bắc Kinh đang vạch rõ ranh giới, đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu bà Carrie Lam. Bởi Bắc Kinh đang đứng trước áp lực to lớn của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Hội nghị G20 lại sắp đến gần, dưới tình cảnh này, Bắc Kinh không nguyện trông thấy tình hình Hồng Kông tiếp tục xấu đi, dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ từ quốc tế, liền muốn đưa bà Carrie Lam ra làm con cờ thí để dập tắt cơn thịnh nộ của người dân Hồng Kông.

Trang AFP đã trích dẫn đoạn đối thoại của ông Lâm Hòa Lập – giáo sư trường đại học khoa Trung văn Hồng Kông, ông cho rằng: “Rất rõ ràng, điều này cho thấy bà Carrie Lam sẽ trở thành còn dê thế tội của Bắc Kinh”.

Bà Carrie Lam xin lỗi trước công chúng và tuyên bố tạm hoãn luật dẫn độ. (Ảnh: The Straits Times)

Nguồn tin phân tích, Bắc Kinh lo lắng sẽ phát sinh sự kiện ngoài tầm kiểm soát, chỉ còn mấy tháng nữa là đến ngày ĐCSTQ chúc mừng thành lập 70 năm, cuộc diễu hành quy mô rộng khắp ở Hồng Kông lần này đến thật không đúng lúc.

Kinh tế tuột dốc cũng đã khiến ông Tập rơi vào tình thế khó xử, cuộc chiến thương mại với Mỹ càng khiến ông thở không ra hơi. Khi mà Tổng thống Trump đã sẵn sàng áp thuế quan với tất cả các mặt hàng Trung Quốc, liệu ông Tập có tham dự Hội nghị G20 hay không, đến nay vẫn là điều khó nói trước được.

Có phân tích cho rằng, Tập Cận Bình do những sai lầm trong chiến tranh thương mại mà bị phê bình chỉ trích trong đảng, nên ông không thể tỏ ra mềm yếu hơn nữa.

Vẫn có những một vài quan điểm cho rằng, bà Carrie Lam là người đại diện của ông Tăng Khánh Hồng nhân vật số 2 của phe cánh Giang Trạch Dân ở Hồng Kông, việc bà cương quyết đưa ra soạn thảo “Luật dẫn độ đào phạm”, là Giang – Tăng đang gây rối cục diện Hồng Kông, buộc ông Tập phải từ chức.

Năm 2014, phe cánh Giang cũng muốn mượn cuộc “Cách mạng dù” đuổi ông Tập xuống đài nhưng không thành, đến nay vẫn không từ bỏ . Lần này nhân lúc ông Tập đang nguy khốn cả trong lẫn ngoài đã thừa nước đục thả câu.

Ông Chu Hiểu Huy – bình luận viên của trang Epoch Times phân tích, dưới cục diện rối ren trước mắt, Bắc Kinh dẫu là sang trái hay sang phải, thì ông Vương Hộ Ninh – Thường ủy phe Giang đều đã đào xong huyệt mộ cho ông Tập.

Nếu ông Tập tiếp tục cương quyết chịu trách nhiệm về nguy cơ kinh tế, bất cứ lúc nào đều bị các thế lực chống Tập “bức cung”; còn nếu như thỏa hiệp có thể sẽ bị đối thủ chính trị chỉ trích là “bán nước”, ông Vương Hộ Ninh đang dùng chiến thuật “giết người không dao” với ông Tập.

Thiện Ân (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?