Biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã tới Nam Cực xa xôi

25/12/19, 07:32 Thế giới

Trong hơn nửa năm diễn ra phong trào phản đối dự luật dẫn độ, biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã lan truyền khắp nơi, không chỉ ở Hồng Kông mà còn trên toàn thế giới, thậm chí cả vùng Nam Cực xa xôi cũng đã xuất hiện biểu ngữ đấu tranh của người Hồng Kông.

Biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã tới Nam Cực xa xôi (ảnh 1)
Gần đây, thành viên diễn đàn LIHKG có tên “Lãng tử ba lô” làm biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông” và chụp nhiều bức ảnh tại Nam Cực. (Ảnh: LIHKG)

Ngày 21/12, một thành viên trên diễn đàn LIHKG có tên “Lãng tử ba lô” đã đăng bài nói rằng, trước khi khởi hành tới Nam Cực, anh đã tìm kiếm nguyên liệu khắp nơi ở Buenos Aires, Argentina để kịp thời làm nên biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại”. Anh chia sẻ rằng, quá trình này gặp không ít khó khăn vì có quá nhiều khách du lịch Trung Quốc cùng đoàn.

Anh nói rằng, ban đầu chỉ dự định đến Argentina du lịch, nhưng vào “phút chót” mua được vé tàu du lịch 10 ngày giảm giá 60%, do đó một lòng quyết tâm tới Nam Cực du lịch. Sau khi đăng ký đoàn ở Buenos Aires, Argentina, anh phát hiện vẫn còn thời gian nên đã đi mua vật liệu gần đó để làm cờ.

Anh tiết lộ, trong khoảng thời gian ngắn như vậy rất khó tìm thấy vật liệu ở địa phương, phải mất 2 ngày mới tìm được đầy đủ và mất hai tối để làm biểu ngữ. Anh rất mừng vì khách sạn có một căn hầm lớn, những ngày đó lại không có người Trung Quốc nào, do đó anh có thể hoàn thành biểu ngữ một cách thuận lợi.

Biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã tới Nam Cực xa xôi (ảnh 2)
Biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” được chụp tại Nam Cực. (Ảnh: LIHKG)

Tuy nhiên, “Lãng tử ba lô” cũng nói rằng, tàu tới Nam Cực do đoàn Trung Quốc thuê nên phải khởi hành cùng 90% hành khách người Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn đưa tin bêu xấu phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông khiến nhiều người Trung Quốc hiểu lầm. Vì vậy, khi giương cờ chụp hình anh đều hết sức cẩn thận, sợ rằng lá cờ sẽ bị ném xuống biển nếu du khách Trung Quốc phát hiện ra.

Khi xuống đảo, do một nhóm người xuống đảo cùng nhau nên anh không thể chụp hình.

Tuy nhiên, anh cho biết, mặc dù cuối cùng lá cờ bị phát hiện, trưởng đoàn Trung Quốc đe dọa anh và yêu cầu thuyền trưởng tịch thu cờ, nhưng nhiều thuyền viên ủng hộ anh. Cuối cùng, anh đã chụp hình thành công biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông”.

Biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã tới Nam Cực xa xôi (ảnh 3)
“Lãng tử ba lô” đã làm biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” và chụp nhiều ảnh tại Nam Cực. (Ảnh: LIHKG)

“Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” là khẩu hiệu bầu cử do người phát ngôn của “Tiền tuyến dân chủ bản thổ” Hồng Kông (Hong Kong Indigenous) Lương Thiên Kỳ đề xuất trong cuộc bầu cử bổ sung Tân Giới Đông (New Territories East) của Hội Lập pháp năm 2016 (sau Phong trào ô dù năm 2014).

Năm 2018, ông bị kết án 6 năm tù vì tội “tấn công cảnh sát” và “tội bạo động” trong cuộc xung đột ở Vượng Giác (Mong Kok) hai năm trước đó. Trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ, tám chữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” đã trở thành một trong những khẩu hiệu được nhiều người biểu tình hô vang nhất.

Lâm Tử Dĩnh, đạo diễn bộ phim tài liệu “Trời cao đất dày” miêu tả lại quá trình trải nghiệm của Lương Thiên Kỳ, diễn giải ý nghĩa của khẩu hiệu Lương Thiên Kỳ đề ra khi đó.

Đạo diễn Lâm Tử Dĩnh nói: “Họ là những người trẻ tuổi xuất hiện sau phong trào ô dù, khác với chính đảng thời đó, họ muốn có một khẩu hiệu thuộc về thanh niên, cho thấy họ khác với những người trước đây. Năm 2015, ‘Tiền tuyến dân chủ bản thổ’ đã tổ chức các hoạt động như Khôi phục Sheung Shui (hành động đuổi người bán hàng nhập lậu), từ ‘Khôi phục’ bắt nguồn từ đây”.

Ngày 2/12, người dân Hồng Kông giương cao biểu ngữ “khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” tham gia cuộc biểu tình. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 24/11 năm nay, Lâm Chính Hiên, người tham gia tranh cử vào Hội đồng khu Cửu Long đã nói về biểu ngữ “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại”, ông hồi tưởng lại lời giải thích của Lương Thiên Kỳ khi ông ta đề xuất tám chữ này. Lâm Chính Hiên nói: “Tôi nhớ năm 2016 Lương Thiên Kỳ có đưa ra lời giải thích về tám chữ này, trong ấn tượng của tôi là lật đổ chế độ cũ, giành lại quyền tự trị của công dân, nhưng giờ đây, nhìn lại nội dung của khẩu hiệu khi đó không phong phú như bây giờ.”

Cùng với sự leo thang liên tục của phong trào phản đối dự luật dẫn độ, khẩu hiệu này đã xuất hiện trở lại và liên tục được nghe thấy trong các cuộc biểu tình khác nhau, hoặc xuất hiện và gây chú ý dưới hình thức vẽ graffiti ở những nơi khác nhau.

Lâm Chính Hiên cho rằng, hiện nay mỗi người dân Hồng Kông đều có cách hiểu khác nhau về khẩu hiệu này. Đối với ông mà nói, ‘khôi phục Hồng Kông’ nghĩa là lấy lại chế độ tự chủ cao độ cho người dân Hồng Kông như “Tuyên bố chung Trung-Anh”, không như thể chế hiện tại mọi việc đều do Đại lục chỉ đạo.

‘Cách mạng thời đại’ là toàn dân áp dụng hình thức phản kháng phi bạo lực một cách quyết liệt hơn, giành lại quyền tự trị và loại bỏ một số quy chế cổ hủ không còn phù hợp vào năm 2019, như Hội đồng khiếu nại Cảnh sát độc lập, Điều lệ Công an v.v., thậm chí cả chế độ quyền lợi chính trị.

Lâm Chính Hiên cho rằng, khi bắt đầu phong trào phản đối dự luật dẫn độ, “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại” không phải là khẩu hiệu chung của người dân, cũng không được nhiều người hô hào. Theo ấn tượng thì một tuần lễ sau khi những người mặc áo trắng tấn công bừa bãi người biểu tình ở nhà ga Nguyên Lãng (Yuen Long) vào ngày 21/7, trong cuộc diễu hành vào ngày 27/7 tại nhà ga Nguyên Lãng, mọi người đều đồng lòng với nhau hô to khẩu hiệu “Khôi phục Hồng Kông, cách mạng thời đại”.

Đạo diễn Lâm Tử Dĩnh cho rằng, ngôn ngữ có tính cởi mở. Tám chữ này không có yêu cầu chính trị quá đặc biệt, không rút lại hoặc thúc đẩy chính sách nào, cũng không có ý nghĩa thực chất gì. Vì vậy cho phép nhiều người bày tỏ nguyện vọng khôi phục một Hồng Kông lý tưởng trong suy nghĩ của họ, thay vì một yêu cầu chính trị thực chất.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng