Bị tra tấn 33 năm vì đức tin, nhà sư Tây Tạng vẫn không oán hận những người bức hại mình

21/11/17, 14:56 Trung Quốc

Mặc dù bị giam cầm và tra tấn trong 33 năm chỉ vì đức tin của mình, nhưng nhà sư Palden Gyatso vẫn tuân theo những giáo lý đạo đức mà ông tin tưởng, và không ôm giữ oán giận với những người đã bức hại mình. Câu chuyện ấy là một minh chứng cho thấy ý chí phi thường của con người khi tín ngưỡng Thần Phật và sức mạnh của nền văn minh Tây Tạng.

NTD-Tibetan-monk-Tortured-for-33-years-for-his-faith-674a-640x359
Nhà sư Tây Tạng Palden Gyatso. (Ảnh: NTDTV)

Người Tây Tạng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ năm 1949 và nhiều nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới đã lên tiếng cho tình cảnh của họ.

Hàng triệu người Tây Tạng đã bị tước đoạt những quyền cơ bản của con người và sự tự do trên chính quê hương mình. Nền văn hoá tốt đẹp, tín ngưỡng thần thánh, và các giá trị sống của họ đang bị ĐCSTQ xóa sổ. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục kiên định đòi tự do, ngay cả khi phải đối mặt với sự đàn áp tàn bạo.

Dựa trên nền tảng lẽ phải, sự công bằng và phi bạo lực, phong trào tự do của Tây Tạng là một trong rất ít những cuộc biểu tình ôn hòa trên thế giới. ĐCSTQ biết rất rõ sức mạnh của phong trào đó, vì vậy ở bên trong Tây Tạng, đảng này đã sử dụng bạo lực và đàn áp để kiểm soát người dân, trong khi ở bên ngoài Tây Tạng, họ dùng phương thức tuyên truyền lừa dối để che mắt cộng đồng quốc tế. Những người Tây Tạng chống lại chính quyền Trung Quốc đều sẽ bị bỏ tù và tra tấn, thậm chí đến chết.

Ông Palden Gyatso là một trong những nạn nhân của chế độ này. (Ảnh: Facebook)

Câu chuyện của ông Palden Gyatso, một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, là một câu chuyện đáng chú ý vì nó minh chứng cho khả năng hồi phục tinh thần phi thường của con người và sức mạnh của nền văn minh Tây Tạng.

Sau cuộc khởi nghĩa Tây Tạng năm 1959, ông Gyatso bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ vì từ chối thỏa hiệp tín ngưỡng của mình. Ông bị bắt vì phản kháng và phải trải qua 33 năm tiếp theo trong các trại giam và trại lao động ở Trung Quốc.

Trong nhà tù, ông đã chịu đựng những hình thức tra tấn tàn bạo nhất dưới tay ĐCSTQ. Một số màn tra tấn dã man nhất mà Gyatso phải trải qua trong tù đã được chia sẻ trên trang Facebook: Stories From Dharamsala.

Ông Gyatso nhớ lại, vào tháng 9/1990, một cảnh sát Trung Quốc đã lấy một máy sốc điện dí vào trong miệng ông. Sau khi ông ngất đi, cảnh sát đã đánh đập ông tàn bạo đến nỗi ông tỉnh dậy trong đầy máu, phân và nước tiểu. Mặc dù bị tra tấn triền miên, nhưng Gyatso không bao giờ ngừng tuân theo những giáo huấn ôn hòa từ tín ngưỡng của mình. Và điều đáng nói nhất về sự nhẫn chịu của ông là ông không hề oán hận những người đã tra tấn mình.

Năm 1992, Gyatso được thả ra và trốn thoát sang Dharamsala, Ấn Độ. Ông mang theo một số dụng cụ dùng để tra tấn ông để làm bằng chứng về những tội ác của chính quyền Trung Quốc. Kể từ đó, ông dốc lòng cống hiến cả cuộc đời để phơi bày những hành động tàn bạo của ĐCSTQ. Năm 1995, ông thậm chí còn làm chứng trước toà án Liên Hợp Quốc.

Ông cũng viết một cuốn hồi ký mang tên “Fire in the Snow” (Tạm dịch: Lửa hồng trong tuyết trắng) được xuất bản năm 1997, nằm trong số những tác phẩm văn học nổi bật nhất về tra tấn và sống sót.

Ông Palden Gyatso đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và mang theo những dụng cụ từng dùng để tra tấn mình làm bằng chứng. (Ảnh: Facebook)

Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc ngày nay rất đáng lo ngại

ĐCSTQ không chỉ giới hạn hành vi tra tấn và bức hại đối với người Tây Tạng, mà nhiều năm qua, cuộc đàn áp những nhóm tôn giáo tín ngưỡng khác như người Duy Ngô Nhĩ, Kitô hữu vẫn không ngừng gia tăng. Đáng chú ý nhất là cuộc bức hại Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần ôn hòa theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Nó đã trở thành trường hợp vi phạm nhân quyền lớn nhất và nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay.

Cho đến ngày nay, Trung Quốc vẫn là một chế độ cầm quyền độc đảng duy nhất kiểm soát một cách có hệ thống các quyền cơ bản của con người. Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc đã vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ trong nhiều năm từ các quốc gia như Hoa kỳ, Canada và các nước thành viên châu Âu.

ĐCSTQ thường phản ứng mạnh mẽ để khiến những người chỉ trích tình trạng nhân quyền của nước này phải im lặng trước các cơ quan Liên Hợp Quốc. Sức ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc trên thế giới cần phải được giải quyết vì nó là một trong những yếu tố chính cho phép Trung Quốc mua sự im lặng của quốc tế về các vi phạm nhân quyền của nước này.

Hồng Liên, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!