Bê bối gian lận Ngân hàng Thế giới của Trung Quốc làm chao đảo các nhà đầu tư
Các nhà kinh tế tại các quỹ đầu tư đã bày tỏ sự thất vọng vào hôm thứ Sáu (17/9) trước những tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới đã gây áp lực quá mức lên nhân viên để nâng thứ hạng của Trung Quốc trong báo cáo “Kinh doanh 2018” và việc hủy bỏ loạt báo cáo sau đó.
Họ cho biết việc Ngân hàng Thế giới (World Bank) ngừng báo cáo “Kinh doanh”, trong đó xếp hạng các quốc gia dựa trên mức độ dễ dàng trong hoạt động kinh doanh, có thể khiến các nhà đầu tư khó đánh và đặt tiền của họ vào đâu.
“Tôi càng nghĩ về điều này, thì thấy nó càng tệ,” Tim Ash tại BlueBay Asset Management cho biết trong các bình luận qua email.
“Bất kỳ mô hình định lượng nào về rủi ro quốc gia đều đã dựng lập nên điều này thành xếp hạng. Tiền và các khoản đầu tư được phân bổ ở mặt sau của loạt báo cáo này.”
Một cuộc điều tra của công ty luật WilmerHale theo yêu cầu của Ủy ban Đạo đức của Ngân hàng Thế giới (World Bank’s ethics committee) cho thấy các lãnh đạo Ngân hàng Thế giới bao gồm Kristalina Georgieva, hiện là người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã gây áp lực nhằm tăng điểm số cho Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, tổ chức cho vay đa phương có trụ sở tại Washington đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc để tăng vốn lớn.
Georgieva cho biết, ‘về cơ bản bà không đồng ý với những phát hiện và giải thích của báo cáo,’ được công bố vào hôm thứ Năm (16/9) và đã thông báo tóm tắt cho ban điều hành của IMF.
Các nhà kinh tế cho biết các báo cáo như vậy – của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác – rất hữu ích nhưng từ lâu đã trở nên dễ dàng bị thao túng.
Họ cho biết một số chính phủ, đặc biệt là ở các quốc gia thị trường mới nổi nghèo hơn, những nước muốn tô điểm sự phát triển với cử tri, có thể bị ám ảnh bởi vị trí của họ trong các báo cáo, vốn đánh giá mọi thứ từ việc dễ dàng nộp thuế đến các quyền hợp pháp.
Charles Robertson, nhà kinh tế trưởng tại Renaissance Capital, cho biết điểm kinh doanh dễ dàng đã mất uy tín trong nhiều năm. Một số quốc gia thuê các công ty đầu tư, bao gồm cả công ty của ông, và thậm chí cả các cựu lãnh đạo chính phủ để tư vấn cho họ về cách cải thiện thứ hạng.
Ông nói: “Đã có sự khác biệt lớn giữa (các) xếp hạng tham nhũng của một số quốc gia và mức độ dễ dàng trong kinh doanh, điều này ngụ ý rằng đây chỉ là những cải thiện giá trị bề mặt chứ không phản ánh sự thay đổi nền kinh tế.”
“Tuy nhiên, với tư cách là một nhà kinh tế, sẽ là điều xấu hổ thực sự nếu chúng ta mất quyền truy cập vào dữ liệu cơ bản. Chẳng hạn, thực sự thú vị khi biết rằng một công ty ở Brazil phải mất đến 900 giờ để xử lý thuế, trong khi ở những nơi khác, chỉ mất 70 giờ,” Robertson nói thêm.
“Báo cáo Kinh doanh” đã được phát hành hàng năm kể từ năm 2003 và Tim Ash của BlueBay cho biết chúng đã trở nên quan trọng đối với các ngân hàng và doanh nghiệp trong việc đánh giá rủi ro quốc gia trên toàn thế giới.
Kết quả của cuộc điều tra đặt ra câu hỏi về tính công bằng của các báo cáo và tính công bằng của những người biên soạn chúng
“Câu hỏi lớn hơn là làm thế nào, nếu có thể, để Ngân hàng có thể loại bỏ tổ chức có tham nhũng rõ ràng mà các tài liệu xem xét,” Alex Cobham, giám đốc điều hành của nhóm vận động Tax Justice Network, cho biết trên Twitter. (Chỉnh sửa bởi Catherine Evans)
Thiện Thành (Theo Reuters)