Báo chí công dân: Khi người dân có cơ hội cất lên tiếng nói

25/08/20, 11:32 Đọc & Suy ngẫm

Những năm gần đây, thế giới xuất hiện một xu thế mới có ảnh hưởng không nhỏ đến báo chí cũng như xã hội. Đó chính là ‘báo chí công dân’. Nghĩa là không chỉ nhà báo mới có thể làm báo, mà mọi người dân đều có thể tạo ra hoặc tham gia quá trình làm báo. Điều này đã mở ra cơ hội cho nhiều người có thể cất lên tiếng nói của chính mình.

Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay, mọi người dân đều có thể tham gia làm báo. (Ảnh qua Tin Nhanh Việt Nam)

Ngày nay, mỗi người dân đều có thể làm báo. Họ có thể viết một mẩu tin, chụp một bức ảnh, quay một video đăng lên mạng Internet hoặc cung cấp cho các tòa soạn.

Trong vụ đánh bom khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, không phải tờ báo nào cũng có những đoạn video hay hình ảnh vào thời điểm máy bay đâm vào tòa tháp đôi. Nhiều người dân đã cung cấp các tư liệu đắt giá đó cho báo chí. Khi ngôi sao nhạc pop Michael Jackson qua đời, thông tin đầu tiên là đến từ mạng xã hội chứ không phải báo chí. Hay dịch Covid-19 gần đây, thông tin ban đầu về sự xuất hiện virus cũng do các bác sĩ Trung Quốc tiết lộ qua mạng xã hội.

Ở Việt Nam nhiều năm qua, cũng có nhiều trường hợp người dân đưa thông tin sự kiện lên mạng xã hội, sau đó báo chí mới khai thác làm tin tức chính thống. 

Để nhà báo công dân có thể phát huy tác dụng đáng kể như vậy không thể không kể đến công lao của các công nghệ như thiết bị thông minh, Internet, mạng xã hội, blog,… Đặc biệt là khi báo điện tử bùng nổ, tạo ra tầm ảnh hưởng rộng và có tương tác cao với tất cả tầng lớp trong xã hội. 

Trợ thủ đắc lực của báo chí chuyên nghiệp

Báo chí công dân thực sự có tác dụng rất lớn đến giới nhà báo, giúp họ có thêm nguồn tin, góp phần làm phong phú nội dung báo chí. 

Chỉ với một chiếc điện thoại xịn hay thiết bị thông minh, ai cũng có thể ghi lại tin tức, sự kiện nơi mình đang ở và đăng lên mạng xã hội. Không những thế, họ còn có xu hướng đưa tin liên tục, cập nhật quá trình diễn biến sự việc. Nhờ đó, các nhà báo có thể tận dụng mạng xã hội làm công cụ đắc lực để tìm kiếm, kiểm chứng, chia sẻ và trao đổi thông tin.  

Theo TS. Nhà báo Trần Bá Dung, trong chuyến tìm hiểu một số cơ quan báo chí ở Đức, ông được biết “các nhà báo ở đây đều coi mạng xã hội là nguồn tin đầu tiên trong tác nghiệp và là kênh thông tin để trao đổi, chia sẻ với các nguồn tin. Tất nhiên, họ chỉ dùng mạng xã hội như là công cụ hỗ trợ, gợi ý, chứ không coi đó là tin tức báo chí”.

Theo đó không ít thông tin, hình ảnh trên báo chí, đài truyền hình, phát thanh (nhiều nhất là các video clip, ảnh nghiệp dư), chính là do người dân cung cấp. Hay rất nhiều câu chuyện ban đầu vốn chỉ là những tin tức tự phát lan nhanh trên Facebook hoặc Twitter sau đó được đào sâu, phát triển trở thành những tin tức nổi bật trên báo chí.

Mạng xã hội là yếu tố không nhỏ giúp báo chí công dân phát triển. (Ảnh qua GenK)

Có rất nhiều trường hợp bạn đọc gọi điện thoại đến tòa soạn, trao đổi về một vấn đề đang gây bức xúc và muốn cung cấp thêm thông tin để báo phản ánh cho tới ngọn nguồn. Những người dân nghèo đến tòa soạn, trên tay là từng chồng hồ sơ mà họ dày công thu thập về một vụ tiêu cực, đề nghị báo điều tra làm rõ. Hay hàng triệu độc giả thường xuyên gửi ý kiến (comment) sau mỗi bài báo để bày tỏ quan điểm hoặc báo tin thêm. Đã rất nhiều lần, với những đề tài thích hợp, các ý kiến bạn đọc đã được chọn đăng hoặc từ thông tin bạn đọc, nhiều bài báo đã ra đời, gây tiếng vang trong xã hội và có hiệu ứng nhất định. Qua đó, mỗi công dân đã là một nhà báo.

Ở Việt Nam nhiều năm qua, cách thức làm báo này đã được áp dụng và đang phát triển sôi nổi hàng ngày, hàng giờ. 

Tuy nhiên, đi cùng những ưu điểm là những thách thức về chạy đua thời gian, cường độ lao động, kiểm chứng thông tin, xử lý và sử dụng thông tin,… Bên cạnh đó, họ cũng là đối thủ của các nhà báo, đòi hỏi các nhà báo phải cạnh tranh thông tin, phải sáng tạo và tâm huyết, trách nhiệm hơn với nghề. Ngoài ra, báo chí mà không tự điều chỉnh thì nhà báo công dân có thể sẽ chiếm ưu thế. Bởi họ có thể thông tin nhanh hơn, sinh động hơn, thậm chí có thể đẩy lên mạng xã hội ngay lập tức mà không cần biên tập.

Tuy nhiên mạng xã hội cũng không lấn át được báo chí. Bởi các nhà báo có kỹ năng chuyên nghiệp hơn, có định hướng, có nhiều điều kiện bao quát hơn, trong khi đó mạng xã hội thường thông tin những việc rất cụ thể – tuy rằng rất sinh động, phong phú, nhưng không có sự sàng lọc thông tin.

Cơ hội cho người dân cất tiếng nói 

Trước đây, các câu chuyện, sự kiện nổi bật trong dân chúng hầu như chỉ được lan tỏa qua báo đài. Vì thế mà nhiều câu chuyện đáng chú ý có thể bị bỏ qua, đặc biệt là tại những nước có tình trạng nhân quyền và tự do báo chí kém. Điển hình là quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Quốc. 

Theo Wikipedia, Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lần cáo buộc chính phủ Trung Quốc hạn chế các quyền tự do ngôn luận, tự do di chuyển và tự do tôn giáo của công dân. Vấn đề nhân quyền gây tranh cãi tại Trung Quốc bao gồm các chính sách như hình phạt tử hình, chính sách một con, vai trò xã hội của người Tây Tạng, đàn áp người hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người học Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác. 

Ngày 21/4, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã công bố “Báo cáo chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2020”. Theo đó, trong 180 quốc gia và khu vực được đánh giá, Trung Quốc xếp thứ 177 về tự do báo chí, đứng thứ 4 từ dưới lên, tương tự năm 2019. 

Điều đó nghĩa là chỉ riêng ở Trung Quốc, gần 1,4 tỷ dân (tương đương gần 1/5 dân số thế giới) rất khó để tự do cất lên tiếng nói của mình. 

Tuy nhiên những năm gần đây, nhờ sự phát triển của mạng Internet, máy tính, điện thoại thông minh, ứng dụng vượt tường lửa, người dân Trung Quốc đã có cơ hội đưa câu chuyện của mình ra thế giới. Họ có thể cung cấp những thông tin quan trọng mà chưa được tiết lộ từ bất cứ nguồn tin truyền thống nào. Một số nhà báo công dân có thể muốn cung cấp nhiều cái nhìn khách quan về những vấn đề họ cho rằng truyền thông chính thống mới chỉ lột tả được một phía. 

Ví dụ trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở Vũ Hán, cựu luật sư Zhang Zhan, 37 tuổi, đã đăng tải một bản tin trên tài khoản YouTube. Video được cô Zhan quay bằng điện thoại di động ghi lại khung cảnh bên ngoài một nhà ga, mô tả tình hình hiện tại của tâm dịch – thành phố Vũ Hán, theo Financial Times

Nhà báo công dân Zhang Zhan, người đã tới Vũ Hán để đưa tin về sự bùng phát virus Corona. (Ảnh qua Getty)

Trong video, cô Zhang nhấn mạnh “nhân quyền đã bị hạn chế” khi việc đi lại trong thành phố bị giới hạn, dù lệnh phong bỏ đã được dỡ bỏ từ đầu tháng Tư. Các bản tin của luật sư Zhang đa phần tập trung vào số liệu các ca nhiễm virus Corona được báo cáo vì nghi ngờ con số thực tế cao hơn con số báo cáo chính thức rất nhiều. Trong cuộc trao đổi với Financial Times vào giữa tháng 4/2020, cô cho biết các doanh nghiệp nhỏ ở Hồ Bắc đang dần lụi bại, tỷ lệ thất nghiệp có vẻ tăng nhanh hơn so với báo cáo chính thức. 

Tuy nhiên, một số nhà báo công dân đưa tin tức nhạy cảm cũng có thể đối mặt nguy cơ bị bắt giữ. Theo một tài liệu mà Financial Times được xem, vài ngày sau khi đăng video về tình hình dịch bệnh, cô Zhang đã bị chính quyền “giam lỏng” ở nhà của cha mẹ ở Thượng Hải, và bị buộc tội vì “gây mâu thuẫn và gây rối trật tự trị an”.

Nhưng dẫu sao, nhờ những nhà báo công dân này, nhiều sự thật đã được đưa ra ánh sáng. Nhiều người dân trước đây không có cơ hội cho thế giới biết câu chuyện uẩn khúc của mình giờ đã có thể cất tiếng nói.  

Với sự phát triển của truyền thông xã hội và thiết bị thông minh, báo chí công dân ngày càng phát huy được tác dụng của mình. Nhiều thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội đã trở nên rất có giá trị và ý nghĩa đối với những người liên quan. Mong rằng sẽ có nhiều nhà báo công dân hơn nữa để thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng, đưa thông tin phong phú, đa chiều và sự thật đến cho thế giới.

Hướng Dương (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!