Bản đồ cổ Trung Quốc thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

22/08/19, 06:37 Thế giới

Trước những luận điệu phi lý của Trung Quốc về đường lưỡi bò chín đoạn thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa và một số hòn đảo khác là của nước này thì chính những bản đồ cổ của Trung Quốc trước đây lại khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136. (Ảnh qua thanhnien)
Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136. (Ảnh qua thanhnien)

Trong khi hệ thống bản đồ cổ thể hiện chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì bản đồ Trung Quốc do chính nước này ấn hành trước giai đoạn 1947 – 1948 (thời điểm ‘đường lưỡi bò’ phi lý chính thức xuất hiện) đều dừng ở đảo Hải Nam. 

Bản đồ Trung Quốc thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Vào năm 1842, bộ sách Hải quốc đồ chí xuất bản ở Trung Quốc do tác giả Ngụy Nguyên biên soạn, gồm 50 quyển sau đó được bổ sung lên đến 100 quyển mô tả các nước khắp năm châu bốn biển đã thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cụ thể, trong quyển 9, Ngụy Nguyên vẽ Đông Nam Dương các quốc diên cách đồ về các nước Đông Nam Á. Trong đó, ngoài khơi Việt Nam có ghi rõ ‘Đông Dương Đại Hải’ cùng những chấm nhỏ li ti mang tên Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) và Thiên Lý Thạch Đường (Trường Sa).

Theo cách thể hiện trên, 2 quần đảo này hoàn toàn nằm trong Đông Dương Đại Hải (Biển Đông) thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định lãnh thổ của nước này chỉ tới đảo Hải Nam

Theo South China Morning Post, một nhật báo tiếng Anh uy tin xuất bản tại Hồng Kông thì các nhà nghiên cứu lịch sử đã chụp ảnh và lưu trữ rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc ở Thư viện Quốc hội Mỹ và bất cứ ai cũng có thể xem được

Trong đó có tấm Hoa Di đồ là bản rập lại từ một bản đồ khắc trên đá năm 1136, thời nhà Tống, ở Phúc Xương (nay thuộc tỉnh Hà Nam) cho thấy từ đảo Hải Nam trở xuống Biển Đông không có khu vực nào là thuộc Trung Quốc. 

Các bản đồ thời nhà Minh (1368 – 1644), đơn cử như tấm Đại Minh hỗn nhất đồ cũng khẳng định điều tương tự.

Dưới triều vua Gia Tĩnh (1521 – 1566), Trung Quốc từng phát hành cuốn sách Quảng Đông lịch sử địa đồ tập, một lần nữa xác định biên giới phía nam của Trung Quốc kết thúc ở Quỳnh Châu thuộc Hải Nam. 

Theo tài liệu của Tạp chí Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam VUSTA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi ấy cũng được một số bản đồ, thư tịch Trung Quốc  vẽ lại nhưng ghi rõ ‘thuộc phiên quốc’ tức thuộc các nước chư hầu thời bấy giờ.

Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ. (Ảnh qua thanhnien)
Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ. (Ảnh qua thanhnien)

Sang thời Nhà Thanh (1644 – 1911), các giáo sĩ dòng Tên được triều đình phê chuẩn tiến hành khảo sát, đo đạc và vẽ một loạt bản đồ. Trong số này có thể kể đến Cổ Kim đồ thư tập thành, Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ, Quảng Đông toàn đồ và Đại Thanh đế quốc toàn đồ, tất cả đều không thể hiện cái gọi là Tây Sa và Nam Sa (tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa)…

Vào tháng 7/2012, nguyên Trưởng phòng Tư liệu – Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến sĩ Mai Hồng đã tặng trao tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1904, xác định rõ ràng đảo Hải Nam là biên cương cực nam của nước này. 

Tấm bản đồ này sau đó đã được bảo tàng trên trưng bày cho đông đảo khách trong nước và quốc tế tham quan từ tháng 8 đến tháng 11/2012.

Bên cạnh đó, bản đồ tỉnh Quảng Đông mang tên Quảng Đông dư địa tổng đồ được vẽ theo kỹ thuật phương Tây có giới hạn tọa độ là vĩ tuyến 18 độ 5 bắc, trong khi quần đảo Hoàng Sa nằm xa hơn về phía nam, ở vĩ tuyến 16 độ 30 bắc. 

Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25/7. (Ảnh qua tuoitre)
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25/7. (Ảnh qua tuoitre)

Ngoài ra, theo Tạp chí Phương Đông, đơn vị chuyên nghiên cứu, khai thác  sưu tầm các tư liệu về lịch sử, chiến tranh, kinh tế, chính trị, xã hội… của Việt Nam thì tờ bản đồ quân sự Quảng Đông thủy sư doanh quan binh trú phong đồ vẽ năm 1866 cũng ghi chú chi tiết về vùng biển Giao Chỉ nhưng không hề có ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’ như Trung Quốc đã nêu.

Sự trùng hợp của các bản đồ cổ Trung Quốc và Atlas của phương Tây 

Ngoài các bản đồ cổ của Trung Quốc thì Atlas của phương Tây được phát hành trước thế kỷ XX cũng cho thấy biên giới lãnh thổ phía Nam của đất nước này đều dừng lại ở đảo Hải Nam.

Điều này được phát hiện khi mới đây, Việt Nam vừa tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827. Bộ Atlas này gồm 6 tập khổ lớn do nhà Địa lý học Philippe Vandemaelen (1795-1869), người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ xuất bản năm 1827.

Được vẽ thống nhất theo tỉ lệ 1/1.641.836, kích thước 53,5x37cm, bộ Atlas có thể ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m.

Gần 200 năm nay, bộ Atlas này đã trở nên nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ Atlas này không chỉ khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác mà còn một lần nữa khẳng định cực Nam của Trung Quốc giới hạn ở đảo Hải Nam.

Đường lưỡi bò ở đâu ra ?

Đường lưỡi bò hay Đường chín đoạn, Đường chữ U, Đường chín khúc là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực Biển Đông mà Trung Quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Bản đồ vẽ đường lưỡi bò của Trung Quốc năm 1999. (Ảnh qua nghiencuukhoahoc)
Bản đồ vẽ đường lưỡi bò của Trung Quốc năm 1999. (Ảnh qua nghiencuubiendong)

Đường lưỡi bò này bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sabãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, IndonesiaViệt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Dưới thời Trung Hoa dân quốc (1912 – 1949), bản đồ Trung Quốc do Tân Địa học xã Vũ Xương xuất bản vẫn công nhận cương giới phía nam là đảo Hải Nam vào năm 1933. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn yêu sách đường lưỡi bò được ‘sáng tác’. 

Theo chuyên gia Bill Hayton của Viện Hải quân Úc thì vào năm 1935, Ủy ban Thẩm tra bản đồ của chính quyền Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và dịch lại các bản đồ khu vực dựa trên bản đồ do phương Tây xuất bản. 

Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136. (Ảnh qua thanhnien)
Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136. (Ảnh qua thanhnien)

Trong đó, đa số tên của các thực thể địa lý trên biển đều chỉ là phiên âm từ tiếng nước ngoài chứ không phải tên riêng do Trung Quốc đặt, còn các thuật ngữ như ‘đảo’, ‘đá’, ‘bãi cạn’, ‘bãi ngầm’… đều bị dịch sai. 

Vào năm 1936, ông Bạch Mi Sơ – nhà sáng lập Hội Địa lý Trung Quốc đã dựa theo thông tin và cách dịch sai lầm của ủy ban nói trên để cho ra tập atlas Trung Hoa kiến thiết tân đồ, đồng thời tự ý vẽ thêm đường lưỡi bò ôm gần trọn Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ căn cứ nào. 

“Đây là lần đầu tiên đường chữ U xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc nhưng đó không phải là văn bản nhà nước mà chỉ là một công trình cá nhân”, học giả Hayton cho hay.

Đường lưỡi bò này sau đó tiếp tục được 2 học trò của Bạch Mi Sơ là Phó Giác Kim và Trịnh Tư Ước áp đặt lên các thực thể ở Biển Đông trong giai đoạn 1947 – 1948, ngay khi 2 người này được Bộ Nội vụ Trung Hoa dân quốc bổ nhiệm vào các chức vụ liên quan đến địa lý và lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2.  

Cũng trong khoảng thời gian này, Phó Giác Kim và Trịnh Tư Ước đã cho xuất bản hàng loạt bản đồ chứa đường lưỡi bò nhằm yêu sách hóa chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Như vậy có thể kết luận, mãi đến đầu thế kỷ 20 thì những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông mới xuất hiện, dựa trên sai lầm và cả ý đồ bành trướng của giới quan chức và học giả nước này.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La