Bài học về trách nhiệm của vị kiến trúc sư đại học Oxford 350 năm trước
Đại lễ đường có lịch sử lâu đời của đại học Oxford gặp vấn đề nghiêm trọng về an toàn. Một điều không ai ngờ rằng vấn đề đã được vị kiến trúc sư từ 350 năm trước giải quyết một cách triệt để …Cùng đọc câu chuyện dưới đây để học bài học trách nhiệm đáng giá từ ông.
Năm 1985, người ta phát hiện đại lễ đường có lịch sử 350 năm của đại học Oxford gặp vấn đề nghiêm trọng về an toàn.
Qua kiểm tra, 20 thanh xà ngang của đại lễ đường đã bị phong hóa mục nát, cần phải được thay thế ngay lập tức.
Mỗi một thanh xà đều được chế tạo từ những cây gỗ sồi rất lớn, và để bảo trì diện mạo cho đại lễ đường với lịch sử 350 năm này, người ta chỉ có thể thay thế nó bằng cây sồi khác.
Vào những niên đại năm 1985, nếu muốn tìm 20 cây sồi cỡ lớn như vậy là điều không dễ dàng, nếu có thể tìm được, thì mỗi một thanh gỗ sồi cũng phải mất chi phí ít nhất là 250.000 USD.
Điều này khiến trường đại học Oxford bất lực nhìn vấn đề mà chưa thể đưa ra biện pháp giải quyết.
Lúc này, một người thợ làm vườn trong trường nghe được, đã tìm đến và trình bày một việc mà khiến ai nấy cũng đều kinh ngạc, 350 năm trước, kiến trúc sư xây dựng nên đại lễ đường đã sớm biết trước thời sau sẽ gặp vấn đề khó khăn này, nên năm đó ông đã mời rất nhiều thợ làm vườn tới trồng một lượng lớn cây sồi trong hoa viên của trường học, cho đến hôm nay, kích thước của mỗi một cây sồi đã hoàn toàn vượt quá kích thước cần thiết để chế tạo xà ngang.
Tin tức này thực sự khiến cho người ta cảm thấy vô cùng kính phục!
Một vị kiến trúc sư từ 350 trước lại có cái tâm và tầm nhìn xa như vậy. Mộ phần của người kiến trúc sư đó sớm đã trở nên hoang tàn, nhưng trách nhiệm của ông vẫn chưa hề kết thúc.
Một câu chuyện đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Người ta có thể liên tưởng đến một loạt vấn đề như duy trì, nguyên liệu, lâu dài, hoàn cảnh… nhưng đó đều không phải bản chất của vấn đề.
Một loại sức mạnh có thể duy trì lâu dài, đó chính là “trách nhiệm”.
Con người khi làm bất cứ việc gì cũng cần suy nghĩ đến hậu quả để lại cho các thế hệ sau, đó chính là cái tâm và trách nhiệm. Khi chặt đi 20 cái cây, người ta phải nghĩ đến việc bù đắp vào đó 20 cái cây khác hoặc nhiều hơn. Có như thế xã hội mới có thể trường tồn.
Không có cái tâm và trách nhiệm trong bất cứ điều gì đều có thể dễ dàng đưa đến tai họa. Mình chứng trong cuộc sống đã quá nhiều rồi.
Theo daikynguyenvn.com