Bài học cuộc sống: Tâm đố kỵ hại mình hại người của ba vị hòa thượng
Có một tiểu hòa thượng ở trong ngôi chùa hoang, mỗi ngày đều tự tay làm mọi việc mà không nề hà gì. Thế nhưng, từ khi có thêm hai hòa thượng khác đến ở cùng, dù là việc nhỏ nhất cũng không ai muốn động. Vậy vì cớ gì lại trở nên như thế?
Câu chuyện về ba vị hòa thượng
Trên ngọn núi có một ngôi chùa cũ. Ngày nọ, một tiểu hòa thượng vào trong ngôi chùa đó và nhìn thấy một cái vại không có nước, liền gánh nước đổ đầy vào cái vại nước này, còn đổ đầy nước vào chiếc bình của Quan Âm, cành liễu khô héo cũng nhờ đó mà tiếp tục xanh tươi. Tiểu hòa thượng mỗi ngày đều gánh nước, niệm kinh, gõ mõ, đêm đêm không cho chuột ăn trộm đồ, cuộc sống rất bình yên, tự tại.
Không lâu sau, một vị hòa thượng dáng người cao cao đến ngôi chùa này. Ông ấy rất khát, vừa vào trong chùa liền uống hết cả nửa vại nước còn lại.
Thấy thế, tiểu hòa thượng liền nói ông ấy đi gánh nước đổ đầy vào lại. Hòa thượng cao cho rằng một mình đi gánh nước thì thật là thua thiệt nên liền yêu cầu tiểu hòa thượng cùng đi khiêng nước với ông ta.
Hai người mang một cái thùng xuống núi lấy nước, lúc khiêng nước lại cứ nhất quyết phải đặt thùng nước vào giữa đòn gánh, hoặc không đặt ở giữa thì hai người cứ đẩy đi đẩy lại, ai cũng không muốn tốn nhiều sức lực.
Sau đó, lại thêm một hòa thượng béo đến. Ông ta cũng muốn uống nước, nhưng lúc đó vại nước lại trống rỗng. Tiểu hòa thượng và hòa thượng cao đều bảo hòa thượng béo đi gánh nước. Ông ta gánh được một gánh rồi ừng ực ừng ực uống nước trong thùng, cuối cùng hai thùng nước đều bị uống cạn sạch.
Về sau, ai cũng không muốn đi gánh nước, thế là cả ba vị hòa thượng đều không có nước để uống.
Mỗi người, ai nấy niệm kinh, gõ mõ của mình, bình nước của Quan Âm cũng không có ai đổ nước vào, vì vậy mà cành liễu trở nên khô héo. Ban đêm, chuột ra ăn vụng đồ cũng không ai thèm lo.
Kết quả là bọn chuột đánh đổ giá nến, gây ra hỏa hoạn lớn. ba vị hòa thượng gặp một phen hoảng sợ, liền ra sức cùng nhau dập lửa, lửa được dập tắt rồi, họ đều giác ngộ ra. Từ đó, ba vị hòa thượng cùng nhau nỗ lực vì thế mà lúc nào cũng có nước để uống.
Tuyết nhà ai, người ấy quét
Ngày nay, khi mà người Trung Quốc giàu có hơn, không ít người có quan niệm rằng: “Cửa nhà ai người ấy quét, ngói nhà ai người ấy lợp”. Trong đó, có một anh bạn có quan niệm như thế, trước khi cải cách mở cửa, anh ta nhờ vào chính sách hỗ trợ của chính phủ mà trở nên giàu có chỉ trong một đêm.
Một ngày kia, anh ta đang đi khắp nơi để tìm con trai, nửa đường liền gặp một người quen, anh ta liền hỏi người đó: “Cậu có nhìn tấy con trai tôi không?”.
Người đó đáp: “Có nhìn thấy!”
“Ở đâu?”
“Ở dưới sông? Sáng nay, tôi thấy nó bị ngã xuống sông”.
“Bây giờ thì sao?”
“Có lẽ bây giờ nó đã chìm xuống đáy sông rồi!”
“Vậy tại sao cậu không vớt nó lên?”
“Cửa nhà ai người ấy quyét, ngói nhà ai người ấy lợp mà!”
Tìm ra mục tiêu hợp với mình
Trong cuộc đời mỗi con người, tìm ra một lối đi phù hợp là rất quan trọng. Nếu không, mãi mãi phải đấu tranh với cảm xúc bất mãn của mình.
Có vài người đang câu cá trên biển, bên cạnh có mấy khách du lịch đang ngắm cảnh biển. Có một người buông cần một cái liền câu được một con cá rất to, dài đến 1 mét, sau khi vứt lên bờ, vẫn không ngừng giãy giụa. Nhưng người câu cá tháo móc câu trong mồm con cá ra, tiện tay vứt luôn con cá xuống biển.
Những người xung quanh hết sức kinh ngạc, con cá to thế mà anh ta vẫn không vừa ý sao, từ đó có thể thấy anh ta là con người có tham vọng rất lớn.
Trong lúc đám đông đang chờ đợi, người câu cá lại tiếp tục quăng cần câu, lần này anh ta câu được một con cá dài gần 70cm, anh ta không thèm nhìn đến một cái liền vứt luôn xuống biển.
Đến lần thứ ba quăng cần câu, chỉ câu được một con cá bé chưa đến 30cm. Những người xung quanh cho rằng, con cá này cũng bị vứt xuống biển như những lần trước, nhưng không ngờ, anh ta lại mang nó lên, cần thận bỏ vào cái sọt cá.
Các du khách nghĩ mãi không ra, liền hỏi người câu cá rằng tại sao lại thả con cá to mà chỉ bắt con cá nhỏ.
Không ngờ người câu cá trả lời rằng: “À, cái đĩa to nhất trong nhà tôi dài chưa đến 30cm, câu cá to quá mang về nhà thì cái đĩa đó cũng không đựng được”.
Tuệ Tâm (s/t)