Bắc Kinh thông qua “Luật Cảnh sát Vũ trang sửa đổi” sau hơn 4 năm đấu đá kịch liệt

26/06/20, 11:25 Trung Quốc

Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ĐCSTQ đã thông qua “Luật Cảnh sát Vũ trang Nhân dân sửa đổi” vào ngày 20/6. Việc sửa đổi luật này phải mất đến 4 năm 3 tháng mới hoàn thành. Công tác sửa đổi chậm chạp bị cho rằng là do đấu tranh nội bộ kịch liệt dẫn tới.

Cảnh sát Vũ trang sẽ tiếp nhận chỉ thị của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc 5 đại chiến khu dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.  (Ảnh qua The Daily Star)

Theo báo cáo chính thức, Luật Cảnh sát Vũ trang sửa đổi quy định, Cảnh sát Vũ trang sẽ tiếp nhận chỉ thị của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc 5 đại chiến khu dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Cục Cảnh sát hàng hải, một bộ phận của Cảnh sát Vũ trang cũng áp dụng Luật Cảnh sát Vũ trang.

Điều đáng chú ý là, trong kế hoạch lập pháp năm 2020 được công bố vào tháng 12/2019 lại không bao gồm kế hoạch sửa đổi liên quan đến Luật Cảnh sát Vũ trang. Lần này đột nhiên được liệt kê vào đề tài thảo luận.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp từ ngày 26/4 đến 29/4. Trong cuộc họp ngày đầu tiên, Luật Cảnh sát Vũ trang của ĐCSTQ được đề xuất sửa đổi 4 năm trước, cuối cùng đã được xem xét.

Sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã quyết định cải cách hệ thống chỉ huy của cảnh sát vũ trang tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 ĐCSTQ, thực thi thể chế “Quân ủy Trung ương – Quân đội – Cảnh sát vũ trang” do Trung ương ĐCSTQ quản lý, dưới sự lãnh đạo thống nhất tập trung của Quân ủy Trung ương, không liên quan đến Quốc Vụ viện.

Cảnh sát vũ trang vẫn là cỗ máy duy trì ổn định của ĐCSTQ, ngoại trừ việc sau khi cải cách cảnh sát vũ trang cần phải được sự điều phối của Quân ủy Trung ương, trên thực tế là phải được sự phê chuẩn của chủ tịch Tập Cận Bình. Mà đảng ủy các cấp địa phương, chính phủ và các cấp bộ công an đều không có quyền huy động cảnh sát vũ trang.

Sau khi cải cách cảnh sát vũ trang cần phải được sự điều phối của Quân ủy Trung ương, trên thực tế là phải được sự phê chuẩn của chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh qua SCMP)

Luật Cảnh sát Vũ trang ban đầu của ĐCSTQ được ban hành sau khi Ủy ban Thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thảo luận vào ngày 27/8/2009, đó là thời điểm thân tín của Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, có quyền lực nhất. 

Vào thời điểm đó, hệ thống lãnh đạo chỉ huy của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc là “một khối chia hai”, tức là Quốc Vụ viện – lãnh đạo thống nhất của Hội đồng trung ương, Quân ủy Trung ương, và các cơ quan quản lý chỉ huy phân cấp công an các địa phương, nhưng chủ yếu dựa trên “hai phần” làm điểm mấu chốt. 660.000 cảnh sát vũ trang nằm dưới sự lãnh đạo của Quốc Vụ viện và Quân ủy Trung ương.

Năm 2003, Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Công an, đồng thời giữ chức ủy viên chính trị đầu tiên của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang. 

Trung đoàn Cảnh sát Vũ trang các tỉnh cũng do Sở Công an tỉnh đứng đầu kiêm nhiệm ủy viên chính trị đầu tiên và bí thư đầu tiên. Cho nên hệ thống công an có quyền kiểm soát lớn hơn đối với các vấn đề của Cảnh sát Vũ trang. Mà về phía quân đội, chính phủ ngoài việc cung cấp kinh phí ra thì gần như không có quyền can dự.

Năm 2007, Đại hội toàn quốc lần thứ 17 của ĐCSTQ Chu Vĩnh Khang được thăng chức thành Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Ủy ban này đã trở thành “trung tâm quyền lực thứ hai”. Lực lượng Cảnh sát Vũ trang được gọi là “quân đội tư” của Giang Trạch Dân, lực lượng này rất hùng mạnh.

Chu Vĩnh Khang – Ủy viên chính trị đầu tiên của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang. (Ảnh qua China Times)

Vào thời điểm đó, chính quyền địa phương còn lấy danh nghĩa duy trì ổn định để huy động lực lượng Cảnh sát Vũ trang theo ý muốn. Trong vụ việc của Vương Lập Quân vào năm 2012, Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã lệnh cho Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm và một đội Cảnh sát Vũ trang truy bắt Vương Lập Quân khi ông ta trốn sang lãnh sự quán Hoa Kỳ, kích khởi vụ bê bối chính trị lớn nhất của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ qua. Bạc Hy Lai sau đó đã rớt đài. 

Theo báo cáo, vào ngày 19/3/2012, Chu Vĩnh Khang đã sử dụng lực lượng Cảnh sát Vũ trang ở Bắc Kinh để phát động một “cuộc đảo chính” nhưng không thành công. Do đó, hệ thống Cảnh sát Vũ trang được coi là lực lượng không yên tâm nhất của Tập. Vào tháng 6/2015, Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân và bị tống giam.

Vào ngày 10/3/2016 truyền thông Hồng Kông “South China Morning Post” đã đăng một bài viết phân tích rằng, hệ thống chỉ huy Cảnh sát Vũ trang hiện tại có thể gây ra nhiều vấn đề. Khi có mâu thuẫn giữa sự lãnh đạo của bộ máy hành chính với sự lãnh đạo của cơ quan quân sự thì một cuộc khủng hoảng có thể được kích phát.

Tằng Chí Bình, một chuyên gia về luật quân sự tại Học viện Công nghệ Nam Xương ở tỉnh Giang Tây nói rằng, vụ việc Vương Lập Quân và những tin đồn về cuộc đảo chính “319” đều liên quan đến Cảnh sát Vũ trang, đây xác thực sự sẽ gây bất an cho nguyên thủ quốc gia.

Nghe nói Tập Cận Bình đã ra lệnh sửa đổi Luật Cảnh sát Vũ trang khi ông lên nắm quyền, nhưng mãi đến năm 2016 đề án mới chính thức được sửa đổi bởi Chính ủy Cảnh sát Vũ trang Tôn Tư Kính khi ông lên nhậm chức.

Trong dịp “Lưỡng hội” năm 2016, Báo Quân đội ĐCSTQ vào ngày 8/3 đã từng báo cáo: Từ ngày 7/3, Tôn Tư Kính, đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và ủy viên chính trị của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang đã giới thiệu với các phóng viên rằng Hội nghị lần này sẽ chính thức đưa ra nghị án liên quan tới bản sửa đổi “Luật Cảnh sát Vũ trang Nhân dân nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Nhưng đề án sau đó đã không có kết quả.

Tập Cận Bình đã lệnh sửa đổi Luật Cảnh sát Vũ trang đề phòng đảo chính. (Ảnh qua Reuters)

Tôn Tư Kính tại thời điểm đó đã đề xuất đề án sửa đổi nội dung “Luật cảnh sát vũ trang”, bao gồm cả việc “thực hiện thông suốt các nguyên tắc và yêu cầu quan trọng của hệ thống trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy” thành Luật cảnh sát Vũ trang, đồng thời việc sửa đổi luật pháp được đưa vào kế hoạch lập pháp của Ủy ban quân sự trung ương và Quốc Vụ viện vào năm 2016.

Báo cáo của Báo Quân sự ĐCSTQ tại thời điểm đó nhấn mạnh rằng, hệ thống trách nhiệm của chủ tịch Quân ủy có thể đảm bảo rằng Ủy ban Trung ương Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương nắm giữ quyền chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, phải mất 4 năm 3 tháng, trải qua hơn 10 phòng ban và đi qua hơn 10 thủ tục, vào ngày 20/6/2020 chính quyền mới thông qua Luật Cảnh sát Vũ trang.

Trung tâm Thông tin Phong trào Dân chủ và Nhân quyền Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông báo cáo rằng, lệnh sửa đổi Luật Cảnh sát Vũ trang của Tập Cận Bình năm 2012 đã tiến hành rất chậm chạp. 

Được biết, bởi vì “cải cách vũ trang” của ĐCSTQ cực kỳ hỗn loạn, mà sự hỗn loạn tột độ của “cải cách quân đội” vẫn đang ở đỉnh điểm. Thêm vào lệnh điều tra 120 tướng lĩnh quân đội, do đó, các sĩ quan cực kỳ bất mãn với cấp cao nhất của ĐCSTQ. Cuộc đấu tranh nội bộ của Tập Cận Bình với cấp cao nhất của quân đội và cảnh sát vũ trang vẫn còn rất kịch liệt.

Theo báo cáo, Tập Cận Bình đã ra lệnh sửa đổi “Luật quân hàm giải phóng quân” từ 6 năm trước tuy nhiên hiện vẫn đang trong quá trình sửa đổi.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng