Ba Lan kiện cựu Giám đốc Huawei vì tội gián điệp, tập đoàn lập tức “phủi bỏ” trách nhiệm

23/11/20, 16:20 Thế giới

Ngày 17/11, cơ quan tình báo Ba Lan đã đệ đơn kiện cựu Giám đốc người Trung Quốc của Huawei tại Ba Lan – Vương Vỹ Tinh (Weijing W. ), và cựu nhân viên tình báo quốc gia Ba Lan –  Piotr D lên Tòa án quận Warsaw. Ba Lan cáo buộc rằng, cả hai người này đã tham gia vào các hoạt động gián điệp, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia.

Vương Vỹ Tinh (trái) và Piotr D (phải)
Vương Vỹ Tinh (trái) và Piotr D (phải). (Ảnh tổng hợp)

Nhân viên Huawei bị kiện vì tội gián điệp

Ngày 18/11, tờ Liberty Times đưa tin, chính phủ Ba Lan cho biết, cơ quan tình báo Ba Lan vào ngày 17/11 đã đệ đơn kiện Vương Vỹ Tinh, cùng cựu nhân viên tình báo quốc gia Piotr D. Bản cáo trạng buộc tội cả hai tham gia vào các hoạt động gián điệp, làm tổn hại đến lợi ích của Ba Lan.

Báo cáo nói rằng, luật sư của Vương Vĩ Tinh tuyên bố cả ông và thân chủ của mình đều không nhìn thấy tất cả các bằng chứng, và mọi thứ họ nhìn thấy cũng không cung cấp bất kỳ căn cứ nào cho việc truy tố. Luật sư của Piotr D. cũng đã không đáp lại lời yêu cầu bình luận. Huawei cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Tháng 1/2019, Vương Vỹ Tinh – Giám đốc cấp cao của công ty Huawei Trung Quốc tại  Ba Lan, đã bị phanh phui một vụ án gián điệp, liên quan đến việc thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc. Sau đó ông đã bị Cơ quan An ninh Nội bộ Ba Lan (ISA) bắt giữ. Đồng thời một cựu nhân viên tình báo Ba Lan khác cũng bị điều tra. 

Phó Giám đốc Sở Mật vụ Ba Lan – Maciej Wasik nói với Thông tấn xã Ba Lan rằng, người Trung Quốc (bị bắt) này là một nhân viên kinh doanh trong một công ty điện tử lớn, … và người Ba Lan (bị bắt) này là “người trong nội bộ của mạng viễn thông”, Cơ quan Mật vụ cũng tuyên bố rằng, người Ba Lan bị bắt đã từng làm việc cho một số cơ quan nhà nước ở Ba Lan.

Tiêu chuẩn kép của Huawei và Bắc Kinh tiết lộ điều bí mật

Căn cứ theo báo cáo của đài truyền hình Ba Lan, quốc gia này là nơi đặt trụ sở chính của Huawei tại châu Âu. 

Huawei gia nhập thị trường Ba Lan vào năm 2004. Năm 2008, Huawei thành lập trụ sở chính tại Warsaw, Ba Lan để phục vụ hoạt động kinh doanh ở Trung và Đông Âu, Bắc Âu và các quốc gia hoặc khu vực khác. 

Vương Vỹ Tinh trước khi giữ chức Giám đốc kinh doanh của Huawei vào năm 2017, ông từng làm việc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Gdansk, Ba Lan. Theo lý lịch trên LinkedIn, ông từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi tin tức về việc Vương Vỹ Tinh bị bắt ở Ba Lan, vì bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động gián điệp được công bố, thái độ của Huawei và Bắc Kinh đã thay đổi bất ngờ. 

Họ đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản nói rằng: “Vương Vỹ Tinh, nhân viên tại văn phòng đại diện của Huawei tại Ba Lan, đã bị bắt giữ để điều tra vì lý do cá nhân vi phạm luật pháp Ba Lan. Vụ việc đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng toàn cầu của Huawei. Căn cứ theo quy định quản lý hợp đồng lao động của công ty, Huawei đã quyết định chấm dứt ngay lập tức hợp đồng lao động với Vương Vỹ Tinh”.

Tốc độ nhanh, thái độ dứt khoát và kiên quyết vượt quá cách xử lý thông thường của công ty này đã khiến nhiều người cảm thấy rất kỳ lạ.

Ngoại giới đặt nghi vấn rằng, ngay cả khi Vương Vỹ Tinh còn chưa nhận tội, mà Huawei đã xử lý theo cách gần như chắc chắn rằng Vương Vỹ Tinh là có tội. Hơn nữa, cách làm này tương đương với việc Huawei gần như phủ quyết “sự vô tội” của Vương Vĩ Tinh. 

Thái độ này khác với thái độ trước đó, khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt hơn một tháng, các quan chức Trung Quốc và Huawei đã sử dụng trăm phương ngàn cách để giải cứu giám đốc tài chính của Huawei – bà Mạnh Văn Châu. Nhiều người đã nghi ngờ rằng đây có phải là tiêu chuẩn kép của Huawei?

Ngày 1/12/2018, Mạnh Vãn Châu – con gái của người sáng lập Huawei – Nhậm Chính Phi, và là Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei đã bị chính quyền Canada, thay mặt chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ khi đang quá cảnh tại Vancouver. 

Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ, vì nghi ngờ bà Mạnh vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Washington đối với Iran. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, vụ việc này vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và đã đệ đơn lên Hoa Kỳ và Canada.

Phân tích của đài truyền hình “Fuji TV” Nhật Bản chỉ ra rằng, sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt, chính phủ Trung Quốc đã làm mọi cách để đấu tranh đòi trả tự do cho bà. Có thể thấy rằng, vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu – người vốn chỉ là Giám đốc điều hành cấp cao của một doanh nghiệp tư nhân, lại có thể làm kinh động đến cấp cao nhất của chính phủ Trung Quốc. Điều này chứng tỏ, Huawei và chính phủ Trung Quốc phải có một mối quan hệ rất mật thiết. 

Khó mà chối bỏ rằng, Huawei của Trung Quốc không tham gia vào bất kỳ kế hoạch nào của chính phủ Trung Quốc khi nó đang hoạt động. Điều này càng khiến Ba Lan gây áp lực lên Huawei, khi nó kinh doanh ở nước ngoài sau vụ bắt giữ Giám đốc điều hành cấp cao của Huawei tại Ba Lan.

Theo đài phát thanh Polskie Radio của nhà nước Ba Lan, vụ bắt giữ Giám đốc điều hành Huawei tại Ba Lan, đã làm dấy lên mối quan tâm lớn của Ủy ban châu Âu. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh, nhiều nước phương Tây đang lo ngại về an ninh đối với Huawei. Họ lo ngại nhà sản xuất thiết bị mạng truyền thông lớn nhất thế giới này đang liên kết với chính phủ Trung Quốc, từ đó làm tăng nguy cơ thiết bị mạng bị giám sát.

Nhiều nước tăng cường hạn chế Huawei, Châu Âu đang thức tỉnh?

Theo thống kê, Kể từ khi Hoa Kỳ tăng cường hạn chế đối với các công ty thiết bị mạng của Trung Quốc, những công ty mà đang tham gia xây dựng mạng toàn cầu như Huawei, ZTE… từ năm 2018 đến nay, thì nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã tăng cường hạn chế đối với các công ty này. 

Hiện tại, các quốc gia đang cấm sử dụng các thiết bị liên lạc từ các công ty có liên quan đến Trung Quốc bao gồm Hoa Kỳ, Úc và New Zealand, Nhật Bản, Canada, Singapore, Hà Lan, v.v.,… Có thể thấy rõ, Huawei đã phải hứng chịu những thất bại liên tiếp tại thị trường châu Âu.

Tháng 6/2020, Guillaume Poupard – Giám đốc Cơ quan An ninh Hệ thống Thông tin Quốc gia của Pháp (ANSSI) tuyên bố rằng:

  • Các nhà mạng hiện đang không sử dụng công nghệ của Huawei, thì không nên chuyển sang thiết bị của Huawei.
  • Các nhà mạng chưa nhận được sự cho phép rõ ràng, để sử dụng thiết bị Huawei có thể coi là yêu cầu của họ đã bị từ chối, nếu họ không nhận được phản hồi nào trong thời gian pháp lý. 

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Les Echos, Poupard cho biết: “Đối với những nhà khai thác mạng đã sử dụng (thiết bị) của Huawei, chính phủ sẽ cấp giấy phép từ 3 đến 8 năm”.

Ngày 14/7, chính phủ Anh đã không e sợ lời đe dọa của Đại sứ ĐCSTQ, mà chính thức thông báo cấm chỉ Huawei tham gia xây dựng mạng 5G ở Anh, vì lý do an ninh. Truyền thông Anh nhận xét rằng, điều này đã đánh dấu một mức thấp mới trong quan hệ song phương đang càng lúc càng xấu đi giữa 2 nước, và “thời đại hoàng kim” giữa Trung Quốc và Anh đã không còn.

Tháng 8/2020, Slovenia đã ký một tuyên bố an ninh 5G với Hoa Kỳ, đồng ý ngăn chặn Huawei tham gia xây dựng 5G, để bảo vệ các mạng trong nước. Các quốc gia thành viên của NATO như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Latvia và Estonia… cũng đã ký một tuyên bố tương tự với Hoa Kỳ vào năm 2019.

Ngày 9/10, nhà cung cấp mạng thông tin di động lớn nhất của Bỉ là Proximus đã thông báo tại Brussels rằng, họ sẽ hợp tác với nhà sản xuất thiết bị Thụy Điển Ericsson để xây dựng mạng truyền thông 5G của riêng mình.

Ngày 21/10, Cục Quản lý Bưu chính và Viễn thông Thụy Điển (PTS) thông báo rằng, các công ty tham gia đấu giá phổ tần 5G vào tháng 11, đã bị cấm sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei hoặc ZTE. Các công ty đang sử dụng thiết bị của Huawei hoặc ZTE phải hoàn thành việc thay thế vào đầu năm 2025. Điều này cho phép Thụy Điển đi theo các nước thuộc Liên minh Five Eyes, và hạn chế các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng 5G.

Ngay sau đó, Ý – một quốc gia công nghiệp quan trọng của châu Âu, cũng ra lệnh cấm ký thỏa thuận cung cấp thiết bị mạng lõi 5G giữa tập đoàn viễn thông Fastweb và Huawei.

Tháng 11, các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn của Đức đã tuyên bố rằng, họ sẽ dần từ bỏ việc sử dụng thiết bị 5G của Huawei trong mạng lõi, đồng nghĩa với việc Đức cũng sẽ từ bỏ hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei.

Chết vì không thể lẫn lộn cùng một chỗ với những kẻ lưu manh?

Ngày 2/11, có một điều đáng nói là tờ Irish Times (Thời báo Ailen) đã dẫn lời một nhân viên giấu tên của Huawei xác nhận rằng: Phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng của Huawei – Joe Kelly đã qua đời vào cuối tuần trước.

Phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng của Huawei - Joe Kelly đã qua đời không rõ nguyên nhân
Phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng của Huawei – Joe Kelly đã qua đời không rõ nguyên nhân. (Ảnh qua CGTN)

“Là Phó chủ tịch phụ trách báo chí quốc tế của Huawei, Joe có kinh nghiệm làm việc phong phú và rất được tôn trọng trong công ty. Chúng tôi rất nhớ anh ấy, xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình Joe, và mong được giúp đỡ tận tình trong thời gian khó khăn này”, báo cáo cũng không giải thích nguyên nhân cái chết của Joe Kelly, và thời điểm cụ thể mà anh qua đời.

Theo báo cáo thì Joe Kelly mang quốc tịch Ireland. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ulster ở Bắc Ireland năm 1992 với chuyên ngành truyền thông, ông đã chuyển đến London và làm phóng viên trong lĩnh vực công nghệ kinh doanh. 

Sau đó, ông đầu quân cho nhiều công ty truyền thông nổi tiếng nhất thế giới như Xerox, Marconi, BT, …và hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Joe Kelly gia nhập Huawei vào năm 2012, và chuyển từ London đến Thâm Quyến, Trung Quốc – nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Huawei vì giúp ĐCSTQ đánh cắp thông tin từ các nước khác, cho nên đã bị trục xuất và bị xua đuổi bởi các nước phương Tây như Hoa Kỳ. 

Joe Kelly, với tư cách là phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng, và là người phát ngôn, anh đã nhiều lần lên tiếng bênh vực Huawei. Sau khi qua đời, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều suy đoán khác nhau về cái chết không được roc ràng của Joe:

  • Chết vì làm việc quá sức
  • Chết vì bị tra tấn tim
  • Chết vì bị chụp ảnh
  • Chết vì oan uất
  • Chết vì nhảy lầu, nhảy sông
  • Và luôn có một cái chết bất đắc kỳ tử phù hợp với những người “biết quá nhiều”.

“Chết vì không thể lẫn lộn cùng một chỗ với những kẻ lưu manh”, đây là câu nói cảm khái của một cư dân mạng, đồng thời cũng là một kết luận quá kinh điển cho Joe Kelly.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!