Alice và xứ sở thần tiên tròn 150 tuổi: Câu chuyện bắt đầu trên một chiếc thuyền mái chèo

08/07/15, 09:30 Giải trí

Ngày xửa ngày xưa, một giáo viên nhút nhát ở Oxford kể chuyện về đứa trẻ tên là Alice, cô gái ngã xuống hang thỏ để rồi bị cuốn theo chuyến phiêu lưu kì lạ và rồi nó khiến cả 2 thành bất hủ.

Tranh của William H.Bond, chuyên viên sáng tạo của National Geographic.

Tác phẩm kinh điển của Lewis Carroll, “Những cuộc phiêu lưu của Alice trong xứ sở thần tiên”, bắt đầu với việc nhảy xuống một cái hang đuổi theo một con thỏ trắng trước khi mọi thứ trở nên “càng lúc càng kì lạ”. Lewis Carroll là bút danh của Charles Lutwidge Dodgson.

Vào ngày 04/7/1862, trong một khoảnh khắc kì diệu, Charles Lutwidge Dodgson, một giáo viên nhút nhát hay lo lắng ở Oxford, với bút danh Lewis Carroll, đã gợi lên câu chuyện về một cô gái trẻ tự tin chui qua một hang thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên.

Alice, nữ nhân vật chính của bản hùng ca kì dị này, co lại rồi phình ra; cô gặp con thỏ March Hare điên cuồng, hoàng hậu Q cơ dễ cáu, người bán nón điên rồ, môt con sâu bướm và tham dự một bữa tiệc trà quái gỡ.

Truyện được in thành sách với nhan đề Cuộc phiêu lưu dưới lòng đất của Alice, được xuất bản cách đây 150 năm.

Trong Alice và đoạn tiếp của nó, Through the Looking Glass, Dodgson đã tôn vinh sự  ngớ ngẩn vui buồn thất thường. Lí luận xoay tròn như một vòng quay ngựa gỗ, Những trò chơi chữ bập bênh trên miếng gạch kì quặc. Các chữ cái nhảy nhót vui nhộn.

“Dodgson yêu trẻ con. Đặc biệc là đứa bé gái có đôi mắt đầy ám ảnh mang tên Alice”.

Thậm chí bút danh của ông là một cách chơi chữ. Ông hoán Charles Lutwidge, biến đổi nó thành Ludovic Carolus, và lại thành Lewis Carroll.

Dodgson yêu trẻ con. Đặc biệc là đứa bé gái có đôi mắt đầy ám ảnh mang tên Alice. Ông làm vui lòng cô bé bằng cách tạo ra Xứ sở thần tiên và thay đổi thế giới tuổi thơ.

Khung cửa sổ ở bên dưới nằm ở văn phòng thư viện tại Nhà thờ Christ, Oxford, nơi Dodgson làm việc, nhìn ra khu vườn nơi Alice Liddell và các chị gái chơi đùa .

Ảnh của Sam Abell, National Geograpic.

Nó bắt đầu trên một chiếc thuyền mái chèo

Có vẻ như Dodgson ban đầu chẳng có ý định sáng tạo bất kì xứ sở thần tiên nào. Ông là giảng viên toán học, tác giả của một cuốn sách nhỏ tựa đề: “Bản luận án cơ bản về những định thức, ứng dụng vào những phương trình tuyến tính và phương trình đại số”, chưa kết hôn, tín ngưỡng sâu sắc, ông rời nước Anh duy nhất một lần để đi du lịch và tham quan các nhà thờ.

Tuy nhiên, trí tưởng tượng của ông ấy nhảy múa trên ranh giới giữa mơ và tỉnh.

Xứ sở thần tiên đã bắt đầu từ đâu? Người ta có thể đề cập đến một căn phòng của những cuốn sách da, mát mẻ và tối tăm, ngoại trừ vào cuối buổi sáng, khi mặt trời nảy mình lên và điểm sắc vàng vào mọi thứ. Chính văn phòng thư viện trong Christ Church College, Oxford, nơi Dodgson liếc qua cửa sổ và nhìn thấy những đứa con gái của nhà Dean Henry Liddell đang chơi trong vườn.

Chúng là Edith, Lorina và đứa nhỏ nhất là Alice, 3 tuổi, với mái tóc ngố và đôi mắt sâu. Ông dành nhiều tình cảm cho bọn trẻ, mời chúng uống trà, và kể chuyện cho chúng nghe. Nhiều năm sau khi cô bé kết hôn, ông nói với cô: “Chú đã có rất nhiều người bạn trẻ khi bằng tuổi cháu; nhưng chúng có thứ gì đó hơi khác”.

“Năm 1928, Alice Liddell bán bản thảo với giá 75.000 USD cho một nhà sưu tập người Mỹ, người đã bán lại nó 6 tháng sau đó với giá 150.000 USD”.

Vào một buổi chiều mùa hè, sau khi mặt trời đã dẹp những đám mây mà làm ướt buổi sáng sang một bên, Dodgson, trong bộ com lê trắng bằng flannel và nón rơm, và đồng nghiệp là Đức cha Robinson Duckworth, dẫn các cô gái đi dạo tới cầu Folly, lên một chiếc thuyền chèo, rồi đi ngược dòng trên sông Isis.

Du thuyền và kể chuyện, một ý tưởng quá thú vị, “Chú Dodgson ơi, hãy kể chuyện cho tụi cháu nghe đi”, các cô gái nài nỉ.

Charles Lutwidge Dodgson là một nhà toán học nhút nhát, mắc tật nói lắp, vậy mà khi có mặt bọn trẻ, đã trở thành người kể chuyện dí dỏm, giàu tình cảm có tên Lewis Carroll.

Ảnh của Adoc- Photos, CORBIS

Ông kể hết chuyện này đến chuyện nọ, các câu chuyện nhào lộn quanh lũ trẻ, và nhân vật nữ chính của ông là Alice.

Sau đó, Alice năn nỉ ông viết chúng ra. Để làm vui lòng đứa trẻ, ông đã đồng ý. Hai năm rưỡi sau, vào Giáng sinh năm 1864, Dodgson đã tặng cô bé một cuốn sổ màu xanh đậm bằng da với câu chuyện được viết và minh họa bằng tay, có tên là “Alice Adventures Under Ground”.

Được những người bạn cổ vũ, ông làm phong phú hơn câu chuyện của mình. Năm 1865, cuốn sách được đổi tên thành “Cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ sở thần tiên”, do NXB Macmillan ấn hành với hình minh họa của Sir John Tenniel. Cuốn sách đã bán được 160.000 bản, mang đến cho tác giả một cuộc sống thoải mái đến nỗi ông đã yêu cầu nhà thờ giảm tiền lương của mình.

“Được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ, từ Ả rập đến Zulu, được hóa thân bởi các nghệ sĩ từ Dali đến Disney, ‘Alice’ đã được đưa vào âm nhạc, kịch nghệ và phim ảnh”.

Hành trình của một bản thảo

“Năm 1928, Alice Liddell bán bản thảo với giá 75.000 USD cho một nhà sưu tập người Mỹ, người đã bán lại nó 6 tháng sau đó với giá 150.000 USD”. Năm 1946, cuốn bản thảo đã được bán đấu giá một lần nữa. Lần này, các nhà quản lý thư viện Quốc gia là Luther Evans dùng quỹ của hội những Mỹ người yêu sách để mua nó với giá 50.0000 USD.

Evans đi tàu sang Anh vào năm 1948 và trả lại cuốn sách mỏng cho người dân Anh như một “dấu hiệu nhỏ nhoi công nhận rằng họ đã thực sự đánh bại Hitler, khi ai nấy cũng đã sẵn sàng cho chiến tranh”.

Dodgson cũng là nhiếp ảnh gia trẻ em hàng đầu thời đại Victoria. Ông chụp bức chân dung này của Alice Liddell-Pleasance, bản gốc Alice, năm 1860.

Bức ảnh giờ đây nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Anh, và có mặt tại thư viện Morgan ở New York trong cuộc triển lãm kỷ niệm, “Alice: 150 Years of Wonderland” (Alice: Xứ sở thần tiên 150 tuổi), vào ngày 11/10.

“Được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ, từ Ả rập đến Zulu, được hóa thân bởi các nghệ sĩ từ Dali đến Disney, ‘Alice’ đã được đưa vào âm nhạc, kịch nghệ và phim ảnh”.

Trong từng cuộc hành trình xuống hang thỏ, hay trải qua bất kì khu vực tưởng tượng nào, điều tuyệt nhất là hãy đi cùng những đứa trẻ. Bởi trẻ con biết hành động theo trái tim của chúng, còn người lớn thì lại quên mất.

Dù vật, Charles Lutwidge Dodgson lại chưa bao giờ quên. Theo một cách nào đó, ông chưa bao giờ lớn lên, hay nói đúng hơn là ông ta phát triển ngược.

Ông qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 65 tại nhà ở Surrey, nơi mà những chị em gái chưa lập gia đình của ông cùng chung sống. Các bác sĩ khi bước xuống cầu thang báo tin, đã nhẹ nhàng nói rằng: “Em trai của các bạn trông mới trẻ làm sao!”.

Cindy, theo Cathy Newman trên Twitter

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới