Tìm thấy hóa thạch khiến nguồn gốc người hiện đại trở nên hỗn loạn

31/05/15, 16:37 Thuyết Tiến Hóa

Một hóa thạch của một loài trong tông người 3,4 triệu năm tuổi đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy, họ nói loài này có thể là một loài hoàn toàn mới xuất hiện vào thời kỳ đầu của con người, loài mà trước đó chưa từng biết đến trong lịch sử

Phôi hàm răng của Australopithecus deyiremeda, một loài tổ tiên mới của con người từ Ethiopia, được nhà nghiên cứu chính và tác giả chính Yohannes Haile-Selassie tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland.

Loài người mới và khác biệt này được cho là đã từng sống cùng với Australopithecus deyiremeda (thường được xem là bộ xương nổi tiếng “Lucy”), trang Nature cho biết trong một bài báo, và là một trong rất nhiều loài đa dạng của tông người sống ở khu vực phía Bắc của Ethiopia vào khoảng thời gian từ 3,3 đến 3,5 triệu năm trước.

Các răng và xương hàm đã được tìm thấy trong khu vực Woranso-Mille ở miền Bắc Ethiopia được được thu thập trong năm 2011 và thứ cuối cùng thu thập được sau một cuộc đào bới dài. Được đặt tên là Australopithecus deyiremeda, từ này trong tiếng địa phương có nghĩa là ‘gần’ và ‘tương đối’, phần còn lại chỉ cách 35 km từ nơi tìm thấy Lucy và các hóa thạch Australopithecus afarensis khác.

Một nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu công bố cho thấy rằng loài A. deyiremeda ở Afar là khác biệt so với các loài hiện đại khác, chẳng hạn như Lucy A.afarensis ở Hadar, và một loài thứ ba, Kenyanthropus platyops, sống gần hồ Turkana, Kenya. (Chi chú của Nature: hai loài này có thể là giống nhau, “mặc dù Lucy có thể đã sống quá gần” để có thể tìm thấy một Deyiremeda.)

Xương hàm ở Ethiopia tiết lộ một quá khứ xa xôi: Một xương hàm hóa thạch 2,8 triệu năm tuổi đến từ khu nghiên cứu Ledi-Geraru ở Ethiopia, vào năm 2013. Các mẫu xương của một trong những con người đầu tiên – nó đại diện cho loài thuộc Tông người cổ nhất được biết đến – và đến từ một thời điểm khi con người đang tách ra từ những tổ tiên giống vượn hơn, loài Australopithecus. Ảnh: Brian Villmoare.

Các loài này có sự khác nhau khá căn bản. Xương hàm loài A. deyiremeda vừa mới tìm thấy rắn chắc hơn và có răng nhỏ hơn so với loài A. afarensis, trong khi hóa thạch loài K. platyops có những khuôn mặt phẳng, tờ Nature viết.

Hộp sọ hóa thạch của loài Kenyanthropus platyops.

Loài Palaeoanthropologist tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland, và đồng tác giả của nghiên cứu Yohannes Haille-Selassie nói với tờ Nature: “Chúng tôi tin chắc rằng đó nó khác với tất cả các loài mà chúng tôi biết.

Haille-Selassie nói rằng câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả là những loài nào đã dẫn đến sự hình thành các Chi của loài người, và người hiện đại.

Fred Spoor, nhà cổ sinh vật học tại Học viện Đại học Luân Đôn, đã viết một bài báo có tựa đề “Loài Palaeoanthropology: thời kỳ giữa thế địa chất Pliocene (thế Thượng Tân)“, cho thấy sự đa dạng của các loài ở Ethiopia từ khoảng 3,3 triệu đến 3,5 triệu năm trước có thể đã bị thay đổi trong quá trình tiến hóa sau này.

Tuy nhiên, tất cả các loài khác nhau cùng tồn tại không có nghĩa là tất cả cùng cùng nhau tiến bộ. Spoor nói với tờ Nature: “Chúng ta không nên đột nhiên nghĩ rằng họ đứng ở sông Awash, bắt tay và nói, ‘Bạn đang làm gì ở đây vậy?’

Thay vào đó, ông giả định rằng cả hai loài A. deyiremedaA. afarensisđã có thể phát triển mạnh cùng nhau vì họ không có cạnh tranh trực tiếp về thực phẩm, nơi trú ẩn và lãnh thổ,” tờ Nature viết.

Bản sao góc nhìn nghiêng của loài Australopithecus afarensis (“Lucy”).

Sự phát hiện loài A. deyiremeda xuất hiện sớm ngay sau niên đại của loài Australopithecus Nam Phi gọi là “Bàn chân nhỏ” (Little Foot) đến 3,67 triệu năm trước, và phát hiện khó tin mô 2 triệu năm tuổi được bảo quản tốt của loài Australopithecus sediba đến từ một hang động cổ xưa gần Johannesburg.

Hộp sọ của Bàn chân nhỏ (Little Foot), một trong những con người đầu tiên được tìm thấy vào những năm 1990 (Ảnh của Đại học Witwatersrand)

Khi tiến bộ khoa học công nghệ có thể xác định chính xác hơn về niên đại tìm thấy, chúng ta sẽ biết được nhiều hơn về nguồn gốc cổ xưa của loài người, và những câu chuyện về sự tiến hóa không phải là một đường thẳng từ vượn đến người hiện đại, những mà một mớ bòng bong lộn xộn và đa dạng của các dòng dõi, chủng tộc và đồng loại.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?