Tham nhũng ở Trung Quốc: Lập mộ giả để ăn tiền di dời
Nơi nào hiện có tệ nạn tham nhũng hoành hành nhất thế giới? Không khó để nhận ra Trung Quốc hiện đang đứng đầu bảng với mức tham nhũng kỷ lục và không cần phải giấu giếm.
Từ cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’, quăng lưới bắt giữ và triệt hạ hàng nghìn cán bộ, tướng tá từ cấp trung ương đến địa phương, đứng đầu là bộ tứ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Từ Tài Hậu.
Bốn nhân vật được cho là quyền lực bật nhất chính quyền Đảng CSTQ bỗng dưng ngã ngựa, đặc biệt trong đó có ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khanh từng sở hữu quân đội riêng với lực lượng an ninh mật vụ, công an đông hơn hẳn quân đội quốc gia.
Nhìn từ toàn cảnh, giới quan sát cho rằng tham nhũng là bản chất gắn liền với chính quyền Đảng CSTQ không thể loại bỏ. Tệ nạn này đã trở nên tự nhiên được cán bộ từ lớn đến bé tận dụng mỗi khi có cơ hội.
Tạo mộ giả để ăn tiền di dời
Mới đây, một vụ bê bối cấp địa phương tỉnh Tứ Xuyên tô vẽ thêm bức tranh sinh động nhưng xám xịt mà chính quyền ra sức phòng chống. Hiện một dự án xây dựng đường cao tốc xuyên qua khu vực làng Wong, tỉnh Tứ Xuyên đang được triển khai, tuyến đường này cắt ngang qua một khu nghĩa trang làng. Số tiền đền bù cho việc di dời bốc mỗi ngôi mộ lên đến 1.500 USD cho loại thường, loại có bia đá lớn có giá đến 2.000 USD. Nhiều cán bộ địa phương trong đó gồm 1 nhà giáo, 1 cán bộ quản giáo và cán bộ xã đã nảy ra sáng kiến cho người đào đắp thêm hàng loạt mộ giả để hưởng tiền đền bù. Giá thuê nhân công tạo ra các mộ giả vào khoảng 150 – 200 USD/mộ.
Đến thời điểm di dời và đền bù, nhà đầu tư mới tá hỏa khi thấy gói đền bù bị đội lên cao hơn nhiều so với mức thực tế đã khảo sát trước đó, cộng với việc ăn chia không đồng đều, nên vụ việc vỡ lở và lên mặt báo.
Ở Trung Quốc, đất đai không thuộc quyền sở hữu của người dân, và các hộ dân phải di dời đi nơi khác mỗi khi khu vực cư trú bị quy hoạch để làm dự án. Số tiền chi trả đền bù thường bị ăn chặn, ngã giá từ cấp trên giữa chính quyền và bên đầu tư, nên khi xuống các hộ dân, nhiều trường hợp thậm chí còn không mua lại nổi vài mét vuông trong khu vực sau đi được đền bù.
Những bất công trong chính sách quản lý đất đai đã đẩy nhiều cán bộ địa phương Trung Quốc vào guồng máy gian lận và tham nhũng bất cứ khi có thể. Dân nghèo là đối tượng luôn chịu thiệt thòi bị rút cạn kiệt các nguồn lực để nuôi dưỡng tầng lớp cán bộ bên trên.
Bruce Phan, theo Vision Times