Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước cầm tù nhà báo

20/12/14, 10:19 Trung Quốc

Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất thế giới vào năm 2014, với 44 người đang bị giam giữ,  Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách này, Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho biết.

141217083008_cpj_624x351_cpj_nocredit
Việt Nam xếp thứ 5 trong danh sách các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới năm 2014.

Đứng đầu danh sách này vẫn là Trung Quốc, với 44 người. Tiếp theo là Iran, Eritrea, Ethiopia, Việt Nam, Syria, Ai Cập, Miến Điện, Azerbaijan, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Luật sư Cao Trí Thịnh bị bỏ tù sau khi viết thư yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc chấm dứt việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Tại Trung Quốc, số nhà báo bị bắt cũng tăng mạnh so với năm 2013 với số người là 32. Trong số đó, 29 nhà báo bị bỏ tù vì tội danh chống Nhà nước. Những người bị bắt đa số là các cây bút Tây Tạng hoặc Duy Ngô Nhĩ.

CPJ nhận xét, đây là dấu hiệu cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình đang đặt áp lực lên báo chí, giới luật sư, những người bất đồng chính kiến, học giả nhằm ép buộc họ phải tuân theo lập trường của Chính phủ. Không chỉ bỏ tù các nhà báo, Bắc Kinh cũng đưa ra những quy định ngặt nghèo về những thông tin có thể đưa và từ chối cấp thị thực cho nhà báo nước ngoài.

Việt Nam có 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù; trong đó, CPJ có nhắc đếnmột số trường hợp được nhiều người biết đến như: ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.Tổ chức bảo vệ ký giả này không đề cập đến tên ông Nguyễn Quang Lập có thể vì danh sách được chốt hạ trước khi ông Lập bị bắt.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, trên thế giới đã có tới 220 nhà báo bị bỏ tù, tăng chín người so với năm trước đó. Đây là con số nhiều thứ hai trong tất cả các năm, kể từ khi CPJ bắt đầu thống kê về các nhà báo bị bỏ tù vào năm 1990.

Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp con số nhà báo bị cầm tù trên thế giới vượt ngưỡng 200 người. Con số này cho thấy một xu hướng đáng quan ngại, CPJ nhận định.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc