Hình khắc Tứ Tượng được tìm thấy trong ngôi mộ 1.700 tuổi

28/11/14, 21:11 Tri thức

Các nhà khảo cổ Trung Quốc từng thông báo về việc phát hiện một lăng mộ nguy nga 1.700 năm tuổi dọc Con đường tơ lụa, cùng với biểu tượng của Tứ Tượng Trung Hoa: Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ và Thanh Long.

Theo Tạp chí Live Science, cuộc khai quật đầu tiên năm 2007 được tiến hành bởi Viện Di sản Văn hóa và Khảo cổ học Tân Cương, nhưng chỉ đến khi báo cáo được đăng trên tờ Chinese Cultural Relics thì các tờ tin tức tiếng Anh mới bắt đầu đưa tin về việc này. Khu nghĩa trang tọa lạc ở Kucha (phía tây bắc Trung Quốc) – vương quốc Phật giáo cổ nằm trên một lối rẽ của Con đường tơ lụa, chạy dọc theo rìa phía Bắc của sa mạc Taklamakan ở lưu vực Tarim và phía Nam sông Muzat.

Kucha từng là ốc đảo đông dân nhất ở lưu vực Tarim trong một thời gian dài. Nơi đây là trung tâm đô thị Trung Á, một phần của hoạt động giao thương trên con đường tơ lụa, tiếp xúc với hầu hết các nền văn hóa bên ngoài Trung Á như Trung Quốc và thậm chí là Ấn Độ và Ba Tư.

Bản đồ cho thấy vị trí của Kucha (được chú thích là Kuqa) trong lưu vực Tarim vào thế kỷ thứ 3 (Wikipedia).

Đã có 10 ngôi mộ khá nguyên vẹn được khai quật. Hầu hết trong đó là cấu trúc mái vòm lớn được làm từ gạch, có chỗ chui vào cùng lối đi, khu vực chôn cất chính và phòng phụ. Các nhà khảo cổ cho rằng, chủ nhân các ngôi mộ thuộc tầng lớp quý tộc. Tuy nhiên, rất khó xác định chủ nhân đầu tiên bởi nạn trộm cướp và việc tái sử dụng các ngôi mộ trong nhiều thế kỷ. Hiện tại, có những hầm mộ chứa đến 10 người.

Người ta phát hiện tại một trong những ngôi mộ có biểu tượng chạm khắc của Tứ Tượng Trung Hoa. Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại, bầu trời hoàng đạo được chia thành bốn phương. Mỗi phương chứa bảy vì tinh tú tạo thành Nhị thập bát tú, tương đương với các chòm sao trong thiên văn phương Tây. Tuy nhiên, Nhị thập bát tú chủ yếu phản ánh chuyển động của Mặt trăng trong một tháng thiên văn hơn là Mặt Trời trong một năm dương lịch.

Những ngôi mộ được tái sử dụng nhiều lần, có thể đã dùng để chôn đến 10 người (Chinese Cultural Relics)

Điều này cho phép người Trung Quốc cổ đại đánh dấu vị trí di chuyển của Mặt trời và Mặt trăng, cũng như để xác định thời gian và mùa. Mỗi phương của bầu trời được gắn với một sinh vật thần thoại, được gọi chung là Tứ Tượng. Những linh vật này là Đông phương Thanh Long, Tây phương Bạch Hổ, Bắc phương Huyền Vũ, và Nam phương Chu Tước. Ngoài ý nghĩa trong thiên văn, biểu tượng Tứ Tượng còn được khắc họa rõ nét qua các câu truyện thần thoại khác nhau.

Biểu tượng khắc trên một trong những ngôi mộ miêu tả Nam phương Chu Tước (phía trên bên trái), Tây phương Bạch Hổ (phía dưới bên trái), Bắc phương Huyền Vũ (phía trên bên phải) và Đông phương Thanh Long (phía dưới bên phải). (Chinese Cultural Relics)

Theo các bằng chứng khảo cổ, khái niệm về Tứ Tượng tồn tại sớm nhất là vào thời kì Đồ đá mới của Trung Quốc (cách đây khoảng 6.000 năm). Thông tin này có được từ những hình tượng Thanh Long và Bạch Hổ khắc trên mai rùa và xương được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Hà Nam. Thêm vào đó, chứng cớ còn được tìm thấy trên một trong những tạo tác từ mộ của Tăng Hầu Uất (433 TCN) là một chiếc tủ quần áo chất liệu là sơn mài với phong nền là hình ảnh Tứ Tượng và Nhị thập bát tú.

Tứ tượng trong các sách cổ về phong thủy và thiên văn.

Thanh Long là tạo vật thần thoại đại diện cho phía Tây vì người ta cho rằng khi 7 ngôi saogiác, cang , đê, phòng, tâm, vĩ, cơ tụ hội và tạo thành hình dáng của rồng. Thanh Long tương ứng với mùa xuân. Rồng tại Trung Quốc được coi là linh vật cao quý nhất, đứng đầu trong Tứ Linh. Mặc dù rồng Trung Quốc thường liên quan đến nước (thủy) nhưng Thanh Long là ngoại lệ khi mang tính Mộc (gỗ). Trong thần thoại Trung Quốc, Thanh Long được nhìn nhận là tạo vật đầy uy quyền. Tuy nhiên, không giống như rồng phương Tây, rồng Trung Quốc là biểu tượng của sự nhân từ, là linh vật mang lại phú quý và tài lộc.

Trong khi đó, Bạch Hổ đại diện cho Phương Tây, khi bảy ngôi sao của Bạch Hổ là 7 ngôi saokhuê, lâu, vị, mão, tất, chủy, sâm tụ hội. Mùa tương ứng của Bạch Hổ là mùa thu, tính kim, được xem là hình tượng của Chiến thần. Với khả năng này, Bạch Hổ được xem là người bảo vệ, thần hộ mệnh không chỉ trước kẻ thù mà còn trước tà linh ác quỷ.

Huyền Vũ làm chủ phương Bắc được hợp thành từ thất tinh trong đó là đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích. Huyền Vũ tương ứng với mùa đông và tính thủy. Linh vật này gắn liền với tuổi thọ và trí tuệ.

Linh vật trấn áp phương Nam là Chu Tước với thất tinh hội tụ là tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn. Huyền Vũ tương ứng với mùa hè. Một điều khá thú vị là Huyền Vũ có hình tượng khá giống với phượng hoàng. Phượng hoàng thường gắn liền với lửa, cũng tương tự với Huyền Vũ. Cả hai đều được xem là biểu tượng mang lại may mắn.

Thông qua biểu tượng Tứ Tượng của Trung Hoa cổ đại, chúng ta thấy rằng thiên văn học và thần thoại tồn tại song song, cũng giống như sự hài hòa của khoa học và nghệ thuật. Bằng cách nghiên cứu những sinh vật thần thoại này, người ta không chỉ có thể khám phá những kiến thức thiên văn, mà còn có thể tiếp cận đến niềm tin, cách nhìn nhận và giải thích thế giới của người Trung Hoa cổ đại.

An Nhiên – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi