Lựa chọn của lương tâm – Những nhân vật chính nghĩa thời cận đại
Vào thời khắc đen tối của lịch sử, lúc con người dễ rơi vào tuyệt vọng và có thể phải làm việc bất lương thì vẫn có những con người luôn giữ vững lương tâm đứng về phía chính nghĩa sẵn sàng đối mặt nguy hiểm để cứu giúp hàng nghìn sinh mạng.
Oskar Schindler (Đức)
Oskar Schindler (1908 – 1974) là kỹ sư người Đức sinh ra tại Moravia. Ông được cho là người đã cứu mạng gần 1.200 dân Do Thái trong thời thảm họa diệt chủng Holocaust bằng cách thuê họ làm công nhân trong các nhà máy sản xuất đồ tráng men của mình.
Nhà máy của ông nằm tại Ba Lan ngày nay còn xưởng sản xuất đạn dược thuộc Cộng hòa Séc hiện tại.
Ông là chủ đề của cuốn tiểu thuyết Schindler’s Ark, câu chuyện về ông được dàn dựng thành phim Bản danh sách của Schindler được sản xuất vào năm 1993 bởi đạo diễn Steven Spielberg. Trong phim, vai Schindler do Liam Neeson thể hiện, vai diễn này đã được đề cử giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim đoạt 7 giải Oscar, trong đó có giải phim truyện xuất sắc nhất.
Vốn là một doanh nhân cơ hội, kiếm được tiền nhờ chiến tranh và thu lợi từ lực lượng công nhân giá rẻ người Do Thái. Ông sớm gia nhập giới thượng lưu và dễ dàng tiếp cận các sĩ quan SS cao cấp nhằm phục vụ cho mục tiêu làm ăn của mình.
Có lẽ cuộc đời của ông sẽ không có gì nổi bật cho đến khi những người lính Đức Quốc Xã tiến hành thảm sát người Do Thái trên quy mô lớn, trong đó mục tiêu chính là những người Do Thái không còn giá trị lợi dụng tại các trại lao động cưỡng bức.
Schindler cảm thấy kinh tởm khi chứng kiến cảnh Đức Quốc Xã sát hại hàng loạt người Do Thái từng làm việc cho ông.
Điều đó khiến ông cho rằng mình cần phải bảo vệ họ, những người Do Thái là lực lượng lao động chính trong xưởng sản xuất của ông. Thông qua mối quan hệ làm ăn với quan chức Đức Quốc Xã lúc bấy giờ, và cả kỹ năng lưu thông hàng chợ đen giúp ông có tài chính để để hối lộ quan chức và nuôi sống công nhân của mình.
Khi quân SS của Đức Quốc Xã yêu cầu Schindler giao nộp những người Do Thái bệnh tật hoặc mất khả năng lao động, ông đã bảo vệ họ bằng cách khai báo tất cả đều là lao động cần thiết cho nhà máy (bao gồm phụ nữ, trẻ em và cả người khuyết tật).
Việc làm của ông được nhà nước Do Thái ghi nhận, và ông trở thành người duy nhất thuộc Đảng Quốc Xã được nhà nước Isael vinh danh và chôn cất tại Jerusalem.
Hà Phụng Sơn (Trung Quốc)
Hà Phụng Sơn (1901 – 1997) sinh ra tại Hồ Nam, Trung Quốc và là nhà ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc tại Vienna, Áo. Ông đã bất chấp nguy hiểm đe dọa tính mạng khi cứu giúp hàng nghìn người Do Thái thoát khỏi nạn diệt chủng của Đức Quốc Xã.
Trong Thế chiến II, Đức Quốc Xã vây bắt người Do Thái, khiến tính mạng 200.000 người chủng tộc này hiện đang sống tại Áo như nghìn cân treo sợi tóc. Để tránh nạn diệt chủng, người Do Thái phải đào thoát khỏi châu Âu, nhưng vấn đề đối với họ là phải có giấy thông hành hoặc vé lên tàu. Điều này quả thực khó khăn vì từ sau hội nghị Evian Conference 1938, 31 quốc gia trên tổng số 32 nước (bao gồm cả Canada, Australia và New Zealand) từ chối cấp thị thực cho họ. Chỉ duy nhất có nước Cộng hòa Dominican sẵn sàng tiếp nhận.
Hà Phụng Sơn đã kháng lệnh cấp trên của mình là Trần Giới, Đại Sứ tại Berlin, để cấp thông hành cho những người Do Thái đến Thượng Hải vì lý do nhân đạo. Vẫn chưa có con số cụ thể về số người được ông cấp giấy, nhưng chỉ trong 3 tháng, 1200 thẻ thông hành đã được cấp, và vẫn tiếp tục cho đến khi ông được yêu cầu về nước vào năm 1940.
Cao Trí Thịnh (Trung Quốc)
Trung Quốc thời hiện đại có luật sư cao Trính Thịnh, ông được gọi là vị luật sư của dân nghèo.
Là một luật sư tự học, tên tuổi ông bắt đầu được biết đến khi ông đứng lên bảo vệ quyền lợi cho trẻ em tàn tật mà không tính phí, trong bối cảnh các công việc pháp lý tình nguyện là không mấy phổ biến ở Trung Quốc.
Lớn lên trong gia cảnh cực kỳ khốn khó, ông có một sự đồng cảm với những người thấp cổ bé họng. Luật sư Thịnh ra sức bảo vệ những người có nhà hoặc ruộng đồng bị các quan chức thông đồng với nhà đầu cơ bất động sản cưỡng chế, mặc dầu thất bại. Ông cũng lên tiếng bảo vệ cho những người Công giáo bị áp bức.
Vào Tháng 12/2004, ông được Bộ Tư pháp công nhận là một trong những Luật sư giỏi nhất Trung Quốc. Không những thế, người dân tôn kính gọi ông là “Lương tâm của Trung Quốc”.
Nhưng mọi việc chuyển biến theo chiều hướng xấu khi ông viết thư đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc nhằm yêu cầu thả tự do cho một học viên Pháp Luân Công tên là Hoàng Duy, người đã bị kết án vào trại lao động chỉ vì niềm tin tín ngưỡng của mình.
Vào Tháng 10 và 12/ 2005, ông Cao đã cho đăng một bức thư ngỏ khác gửi đến giới lãnh đạo ĐCSTQ nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần này. Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một đề tài cấm kị, việc làm của ông Cao đụng chạm đến thế lực lớn hơn đằng sau cuộc đàn áp này nên ông không thể có được “bình yên” sau khi lên tiếng bênh vực thân chủ.
Vào ngày 15/ 8/2006, ông bị cảnh sát bắt cóc và tống giam, vào Tháng 12 cũng trong năm này, ông Thịnh chính thức bị kết tội “kích động chống phá nhà nước”. Ông phải nhận bản án treo 5 năm và quản thúc tại gia, sau đó ông thường xuyên bị bắt cóc và tống giam.
Tháng 8/2014, ông được trả tự do nhưng gặp vấn đề về sức khỏe và trí nhớ suy giảm.
Ông ba lần được tiến cử giải thưởng Nobel Hòa Bình, và đã được Hội Luật sư Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng Nhân quyền quốc tế. Ít nhất 150.000 người đã ký tên thỉnh nguyện yêu cầu trả tự do cho ông.
Lựa chọn của lương tâm không đến từ quyền lực và địa vị
Nếu trên đây là câu chuyện chính nghĩa của những người có tiền, có quyền và tài năng thì câu chuyện dưới đây là chuyện về một người là nhân viên làm công ăn lương và một ông chủ cơ sở làm ăn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực IT.
Ông chủ là người Anh còn cậu nhân viên là người Việt Nam. Công việc diễn ra bình thường trong 2 năm cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng năm 2008, công việc làm ăn trở nên khó khăn và không thể tiếp tục. Trước khi phá sản, có lần ông chủ đã chia sẻ với cậu nhân viên về việc mình từng tham gia biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, yêu cầu Hoa Kỳ và các nước đồng minh rút quân.
Vì sự việc này mà ông bị giam trong xà lim 2 ngày. Cậu nhân viên cảm kích trước nghĩa khí của ông chủ nên ngỏ ý muốn làm việc cùng ông cho đến khi ông không muốn thuê cậu nữa.
Sau khi phá sản, cậu vẫn tiếp tục hỗ trợ ông chủ thực hiện các thay đổi và vận hành những dự án cũ mà hoàn toàn không có thù lao dẫu biết công việc hoàn toàn vô vọng.
Ông chủ của cậu vui mừng vì có người đồng hành trong lúc khó khăn, và có lẽ điều đó khiến ông vui vẻ chấp nhận sự thật không mấy dễ chịu này.
Đối với cậu thanh niên, công việc này cũng không phải là vô ích. Sau mấy năm làm việc không công, cậu đã có thêm kỹ năng giao tiếp, và hiểu biết hơn về đặc thù thị trường lao động Anh. Kết quả là đến cuộc khủng hoảng tiếp theo vào năm 2011, cậu có thể tự xoay sở để kiếm thêm nhiều khách hàng tại đây.
Trong một lần gặp lại ông chủ cũ, hai người có dịp hàng thuyên, cậu nhân viên kể cho ông chủ biết về việc mình là người tu luyện Pháp Luân Công, và hiện nay môn tu luyện mà anh đang theo bị đàn áp tại Trung Quốc, kể cả việc chính quyền nước này mổ cướp nội tạng những người theo tập. Họ bị bắt giam, đưa vào các trại lao động và bị đối xử như những món hàng có khả năng tạo lợi nhuận khổng lồ. Điều này khiến cho người chủ cảm thấy chấn động tâm can. Vốn là người khẳng khái, ông sẵn sàng ký vào đơn thỉnh nguyện lên LHQ kêu gọi hành động chấm dứt việc làm tàn bạo này, đồng thời không ngừng nói cho các bạn của ông biết về hành động tàn ác chẳng khác gì Đức Quốc Xã của chính quyền Trung Quốc.
Qua những câu chuyện thực tế trên, một điều hiển nhiên là thiện tính, lương tâm và chính nghĩa luôn tồn tại trong mỗi con người dù họ ở tầng lớp nào, trình độ tri thức và hoàn cảnh ra sao. Cuộc sống có thể xô đẩy họ lao vào kiếm tiền như con thiêu thân và trở thành kẻ trục lợi hay đưa họ lên tầm cao quyền lực và địa vị hoặc vùi họ đến bước đường không sự nghiệp, không tiền tài danh vọng, thì điều quan trọng đối với họ vẫn là lương tâm. Lương tâm không thể mất dù trong bất kì trường hợp nào ngay cả khi cái giá phải trả là rất đắt.
Nếu Oskar Schindler và Hà Phụng Sơn đánh mất lương tri thì có thể hàng nghìn người đã bỏ mạng. Nếu Cao Trí Thịnh bán rẻ lương tâm để đổi lấy bình an và sự nghiệp thăng tiến, thì những con người khốn cùng sẽ mãi sống trong cảnh bị ức hiếp. Nếu cậu nhân viên không có lương tâm, cậu ta có thể để mặc cho ông chủ chơi vơi trong tuyệt vọng. Và nếu người chủ ấy cùng hàng triệu người đã kí tên thỉnh nguyện lên LHQ không có chính nghĩa thì tội ác mà chính quyền Trung Quốc đang thực thi sẽ mãi chìm trong bóng tối và hàng vạn con người phải đối mặt với sinh tử chỉ vì đức tin của mình.
Lựa chọn của lương tâm là một lựa chọn dũng cảm, và đôi khi làm việc thiện không chỉ đơn giản là bố thí tiền tài.
NAT – CTV TinhHoa.net