Văn sử mạn đàm: từ bỏ sắc dục, thiên thượng cảm ứng
Từ cổ chí kim, con người có hạnh phúc và giàu sang nhờ thuận theo thiên lý và lương tri của họ. Nếu một con người chống lại thiên lý và phạm tội ác, người đó sẽ gặp tai ương. Mọi người đều muốn sống trường thọ và may mắn.
Tuy nhiên, những ai tham dâm háo sắc chỉ thu được những điều trái với thứ họ ao ước và sẽ gặp tai họa liên tiếp. Mọi người chỉ được ban cho hạnh phúc và may mắn nhờ phù hợp với luân lý và đạo đức. Những câu chuyện như vậy được ghi chép cẩn thận trong các cuốn sách cổ, và sau đây chỉ là một ví dụ.
Cận Du từ chối nạp thiếp
Trong triều đại nhà Minh, có một người được gọi là Cận Du từ huyện Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, kiếm sống nhờ mở một trường tư thục ở quận Kim Đàn. Ông giảng dạy bằng sự nhiệt tình không biết mệt mỏi và được tôn kính vì đạo đức và văn chương. Tuy nhiên, ông vẫn không có con sau khi đã cưới vợ trong suốt 20 năm có lẻ. Vợ của ông đã cố thuyết phục ông nạp thiếp, nhưng ông bảo, “Trong khi ta không có một đứa con trai, ta làm việc như là một thầy giáo và cố hết khả năng để giảng dạy các học trò của ta trở thành người hữu dụng cho đất nước. Việc này quả thật giống như là đã có hậu nhân rồi. Ngoài ra, số mệnh đã định là người ta có con trai hoặc không, và đó không phải là những thứ người ta có thể cưỡng cầu mà đắc được.”
Sau khi vợ ông thấy rằng ông từ chối nạp thiếp cho mình, bà trả tiền và chọn con gái hàng xóm của họ làm thiếp cho ông khi ông vắng nhà. Bà sau đó viết một lá thư giục ông trở về nhà. Khi ông nhận được thư của vợ, ông ngay lập tức trở về nhà từ quận Kim Đàn. Vợ ông đã chuẩn bị một bữa tiệc gia đình lớn và bảo cô gái trẻ bồi tiếp ông. Bà sau đó bảo với Cận Du điều mà bà đã xếp đặt. Nghĩ rằng Cận Du có thể cảm thấy xấu hổ vì sự có mặt của mình, bà đã rời đi và khóa cửa phòng từ bên ngoài. Khi Cận Du nhận ra cửa đã khóa từ bên ngoài, ông phá cửa sổ và trèo ra ngoài. Vợ ông cảm thấy rất lo lắng bèn bảo ông: “Thiếp đã trả gần như toàn bộ tiền tiết kiệm của chúng ta để mang một tiểu thiếp về cho ông để họ nhà Cận có người nối dõi”. Cận Du bảo, “Nàng quả là có hảo ý, nhưng cô nương trẻ này chỉ mới 18 tuổi. Ta thậm chí đã từng bế cô ấy khi cô ấy còn là một đứa trẻ. Khi cô ấy gặp ta, cô ấy luôn gọi ta là Ông Cận. Ta chỉ hy vọng cô ấy có thể cưới được ai đó tốt từ một gia đình tốt. Ta già rồi và nhiều bệnh tật. Ta không xứng với cô ấy”. Vợ ông biết rằng bà không thể nào miễn cưỡng ép ông được, nên bà đã mang trả cô gái về nhà.
Không lâu sau việc này, vợ của ông (người đã vô sinh suốt hơn 20 năm) đột nhiên có bầu và sau đó sinh ra một đứa con trai. Khi đứa con trai 17 tuổi, cậu đạt điểm cao nhất trong một kỳ thi tỉnh và còn hơn nữa trong kỳ thi ở cấp cao hơn khi cậu 18 tuổi. Cậu sau đó trở thành tể tướng và được gọi là Cận Văn Hi Công. Mọi người đã nghĩ rằng đạo đức của Cận Du đã cảm ứng được Thiên thượng, nên ông mới được ban cho quý tử.