Ánh trăng huyền ảo trong thơ Lý Bạch

08/09/14, 14:31 Đọc & Suy ngẫm

Thơ Lý Bạch đối với ánh trăng luôn là nguồn cảm ứng bất tận, ánh trăng luôn là nơi các văn nhân tìm đến để bày tỏ nỗi niềm vui buồn, thăng trầm, nỗi nhớ quê và ước nguyện qua những vần thơ.

Ánh trăng huyền ảo trong thơ Lý Bạch- H1
Lý Bạch (701-762 SCN) là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Đường. (Ảnh qua kuo8.cc)

Lý Bạch (701-762 SCN) là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Đường. Ông được xem là “Tiên Thơ” trong lịch sử văn học Trung Hoa.

Lúc nhỏ, ông rất mê đọc sách. Mới 10 tuổi, ông đã thông thuộc rất nhiều kinh thi, kinh thư Nho học.

Ở tuổi đôi mươi, ông đã đi ngao du sơn thủy, đến năm 742 ông được Hoàng Đế Đường Huyền Tông đưa vào cung dạy học và sáng tác thơ ca.

Một ngày, nhà vua cùng Dương Quý Phi tản bộ trong hoa viên. Cao hứng trước vẻ đẹp của người và hoa, nhà vua bèn sai người gọi Lý Bạch vào cung để làm thơ.

Lý Bạch đến, say khướt đến mức đứng không vững trước mặt hoàng đế. Người thông tri được lệnh xối nước vào mặt ông, khiến Lý Bạch tỉnh ra đôi chút. Ông cầm bút và chẳng mấy khó khăn mà sáng tác ra được một bài thơ hoàn mỹ thanh tao.

Nhà vua rất hài lòng và ấn tượng trước tài năng của bài thơ Lý Bạch sáng tác. Từ đó về sau, cứ vào dịp yến tiệc, nhà vua lại mời Lý Bạch đến.

Một lần, khi Lý Bạch say rượu, giày của ông bị bẩn, Hoàng đế đã lệnh cho Cao thái giám lau giày cho ông. Cao là thái giám đức cao vọng trọng trong cung, chuyên trách hầu hạ hoàng đế. Ông cảm thấy bị xúc phạm nặng nề khi phải làm việc này. Tuy nhiên, ông không thể bất tuân mệnh lệnh của vua.

Người thái giám sau này trả thù bằng cách cố tình tạo bất hòa giữa Lý Bạch và Dương Quý Phi. Ông ta đã tâu với quý phi về một trong những bài thơ của Lý Bạch có ẩn ý chê bai bà.

Tin vào lời thái giám, Dương Quý Phi nổi giận với bài thơ Lý Bạch. Bà hợp sức với thái giám thuyết phục hoàng đế rằng việc lưu giữ Lý Bạch trong cung điện là không thích hợp. Cuối cùng Lý Bạch được lệnh rời khỏi cung vào năm 743 SCN.

Sau khi rời khỏi cung, Lý Bạch ngao du khắp nơi và tiếp tục sáng tác thơ. Có người nói rằng ông đã trở thành Đạo sĩ. Một ngày thu nọ, ông gặp được Đỗ Phủ, thi nhân nổi tiếng đương thời. Ngưỡng mộ tài năng văn chương của nhau, họ nhanh chóng trở thành bằng hữu.

Trong thơ của mình, Lý Bạch thường bày tỏ sự thán phục trước khả năng tuyệt vời của tạo hóa, bộc bạch tình yêu đối với non sông đất nước và nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Hầu hết các bài thơ của ông miêu tả con người như những cá nhân lạc lõng, cô đơn và khao khát kết nối với thiên thượng. Dưới đây là hai bài thơ nổi tiếng mà ông sáng tác dành về trăng.

Nguyệt hạ độc chước

Hoa gian nhất hồ tửu,

Độc chước vô tương thân.

Cử bôi yêu minh nguyệt,

Đối ảnh thành tam nhân.

Nguyệt ký bất giải ẩm,

Ảnh đồ tùy ngã thân.

Tạm bạn nguyệt tương ảnh,

Hành lạc tu cập xuân.

Ngã ca nguyệt bồi hồi,

Ngã vũ ảnh linh loạn.

Tỉnh thì đồng giao hoan,

Tuý hậu các phân tán.

Vĩnh kết vô tình du,

Tương kỳ mạc Vân Hán.

Dịch nghĩa:

“Nguyệt hạ độc chước” là một bài thơ Lý Bạch, thi tiên của văn hóa Trung Hoa (Xiao Yun/Epoch Times)

Ánh trăng huyền ảo trong thơ Lý Bạch- H2

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?