7 quan niệm may mắn trong văn hóa Nhật Bản

27/08/14, 16:51 Tri thức

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và rất độc đáo của phương Đông. Trong văn hóa tâm linh của mình, người Nhật quan niệm thực hiện những việc làm tốt sẽ dẫn đến những kết quả tốt, những hành động xấu sẽ đem lại xui rủi.

Hãy cùng điểm qua một số việc mà người Nhật thường làm để tăng thêm sự  may mắn cũng như hiểu rõ hơn một nét văn hóa độc đáo của đất nước hoa anh đào.

1. Bùa hộ mệnh

Đối với người Nhật, bùa hộ mệnh hay Omamori được tin là vật có khả năng đem lại những điều tốt đẹp và tránh xa những điều xấu. Omamori thường được bày bán tại các đền thờ Shinto trên khắp nước này. Kiểu dáng và màu sắc của Omamori khá phong phú tuỳ theo mục đích sử dụng như Kanai Anzen (gia đình bình an), En Musubi (cầu duyên), Gakugyou Jouzu (học hành giỏi giang), Kaiun (cầu vận may)…

2. Không sử dụng những từ cấm kỵ

Trong nhiều thế kỷ qua, Nhật Bản cho rằng những lời xấu (imikotoba) sẽ dẫn đến những điềm xấu. Hay nói cách khác những lời nói dù tốt hay xấu đều sẽ trở thành ngôn linh (kotodama) – những lời nói nó có tính hiển linh, thiêng liêng.

Vì vậy, trong các kỳ thi, các từ như “trượt”, “ngã” sẽ ít được học sinh sử dụng. Hay trong đám cưới, mọi người sẽ tránh dùng “cắt”, “chia tay”, “tách” hay “kết thúc”…

3. Ăn những thức ăn đem lại may mắn

Những năm 1500 ở Nhật Bản là “thời kỳ Chiến quốc”, đây là khoảng thời gian xảy ra giao tranh quyền lực giữa các samurai và lãnh chúa phong kiến khắp cả nước. Trước mỗi trận đấu, các samurai thường ăn bào ngư, hạt dẻ và tảo bẹ; những loại thực phẩm tương ứng với ý nghĩa “thành công”, “chiến thắng” và “vui vẻ”.

Người Nhật cũng có thói quen ăn cá tráp vào dịp đầu năm mới và những ngày kỉ niệm khác, bởi phát âm loại cá này trong tiếng Nhật gần giống với từ “chúc mừng”. Một số loại thức ăn đem lại may mắn ở nước này là tonkatsu (cốt lết heo chiên xù), katsudon (cơm thịt heo chiên xù), katsukarē (cơm cà-ri thịt heo chiên xù), những từ katsu trong những món ăn đồng nghĩa với “giành chiến thắng”. Loại kẹo socola Kitkat cũng được xem là may mắn, vì thế không lạ gì khi ở Nhật nhãn hiệu Kitkat có đến 15 hương vị.

4. Mặc quần áo may mắn

Ngoài thức ăn, người Nhật cũng tin rằng quần áo, trang phục cũng đem lại vận may cho họ. Nhất là trước những thử thách, cuộc thi, trận đấu lớn, một sự kiện quan trọng của bản thân, họ sẽ mang những trang phục yêu thích hoặc được trang trí những biểu tượng may mắn để tăng thêm niềm tin cho mình.

5. Muối may mắn

Muối được đặt trước lối ra vào của các quán ăn, cửa hàng đã trở thành một phong tục của Nhật Bản. Muối không chỉ giúp tránh xa ma quỷ, xui xẻo mà còn đem lại may mắn, thịnh vượng. Trong khoảng TK 7 – TK 9, muối được đặt trước của các quầy hàng để thu hút những con bò kéo xe của giới quý tộc, nhà giàu. Chủ của hàng hy vọng như vậy có thể mở ra một mối quan hệ làm ăn mới.

6. Đặt bức tượng Lucky Cat và Bảy Vị Phúc Thần trong nhà

Lucky Cat (Maneki Neko) là bức tượng một chú mèo ngồi thẳng với một chân trước được đưa lên như một cử chỉ mời chào thường được để trong các của hàng như một vận may thu hút khách hàng.

Từ những năm 1400, Bảy Vị Phúc Thần (Shichifukujin) gồm Daikokuten, Ebisu, Bishamonten, Benzaiten, Fukurokuju, Jurōjin và Hotei đã được xem là biểu tượng của may mắn và hạnh phúc. Trong số Bảy Phúc Thần, chỉ có Ebisu là vị thần duy nhất bắt nguồn từ Nhật Bản, nơi ông được xem là vị thần của thương mại và nông nghiệp

7. Những động vật tốt lành: Hạc và Rùa

Từ xa xưa, được biết là loài chim có khả năng sống rất lâu cùng với sự chung thủy suốt đời của mình, loài hạc được xem là một biểu tượng của hôn nhân lâu bền và hạnh phúc. Trong khi đó, xuất hiện trong nhiều câu chuyện nổi tiếng của Nhật như Urashima Tarō, rùa được xem là loài động vật đại diện cho tình bạn lâu dài và bền vững.

Hồ Duyê[email protected] – Theo Huffington Post.

 

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?