Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 22: Quản chế bằng pháp luật, không quản chế bằng con người

08/02/21, 13:48 Tri thức

Nguyên tắc lập quốc thứ 22 vô cùng ngắn gọn, các quốc phụ Hoa Kỳ đã đề xuất một phương pháp để quốc gia quản lý sự tự do của con người, đó là dùng luật pháp để quản lý con người, chứ không phải dùng ý chí để quản lý con người. Nghĩa là, cai trị bằng luật chứ không phải cai trị bằng con người.

Hoa Kỳ lập quốc
Các vị tổ phụ Hoa Kỳ đề xuất cai trị bằng luật chứ không phải cai trị bằng con người. (Ảnh qua Pinterest)

Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Dù là người thế nào, thì cũng có cảm xúc, bị cảm xúc chi phối sẽ dẫn đến phán đoán sai. Tóm lại, luật pháp là một hệ thống bao gồm một loạt các quy tắc hợp thành, được sử dụng để điều chỉnh hành vi của con người, thường được thực hiện thông qua một thể chế nào đó. 

Do đó, luật pháp là một loạt các quy tắc không liên quan đến tình cảm, và là một phán quyết lý tính không có yếu tố tình cảm. Do đó, quy phạm luật pháp và phán xét hành vi của con người do nhà nước xây sẽ rất công bằng, và đi ngược với phán xét cảm tính của con người. 

Đây là lý do tại sao chính phủ nên sử dụng luật pháp để đưa người dân vào nề nếp khuôn khổ, nhưng không thể sử dụng ý chí của người cai trị để chế ước, kìm hãm người dân.

Hơn nữa, luật pháp công bằng với mọi đối tượng, nó không chỉ quản lý người dân, mà còn quản lý các quan chức, tự do ở Hoa Kỳ được luật pháp bảo vệ, luật quy định quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người, người vi phạm bất kể là thân phận, địa vị, chủng tộc hoặc giai cấp ra sao, đều sẽ phải truy cứu trách nhiệm theo quy định của luật pháp, để bảo vệ quyền và tự do của mọi người không bị xâm phạm.

Mối quan hệ giữa luật pháp và tự do

Nhưng điều cần được nêu ra ở đây là, luật pháp trong con mắt của các vị cha lập quốc không phải là hạn chế và vây hãm con người, chức năng chính của nó là đảm bảo tự do. Bởi vì họ tin rằng không có luật pháp thì không có tự do, mà sẽ là một “khu rừng” hỗn loạn. 

Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là đồng thời với việc khi mọi người trong xã hội nhận được sự tự do mà luật pháp bảo vệ, thì họ cũng sẽ bị mất một số quyền tự do, tức là từ bỏ một số quyền lợi, vì con người muốn hình thành nên một xã hội và duy trì các quan hệ xã hội tốt đẹp thì họ phải tuân theo quy tắc, khuôn khổ và sự hạn chế, kèm theo đó là hưởng tự do, tuân theo các chuẩn mực, sở hữu các quyền lợi và hết sức hết lòng thực hiện nghĩa vụ. 

Đây là mối quan hệ giữa luật pháp và tự do. Nói cách khác, đây là một phương diện khác của tự do, không có luật pháp thì tự do không được bảo đảm; vì có  luật pháp thì con người phải mất đi một số quyền tự do, và mới có thể bảo đảm các quyền tự do khác.

Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức

Điều cần nêu ra ở đây là, sự ra đời của luật pháp cũng là một hiện tượng, mà xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó mới có thể xuất hiện. Nhưng trước đây nó không được nhấn mạnh, bởi vì thời cổ đại là hệ thống vua chúa, vua chúa có đạo đức của mình, chuẩn mực đạo đức của họ vô cùng cao. Thánh nhân làm vua, họ không cần đặt ra nhiều luật lệ để kìm hãm dân chúng dưới quyền cai trị của mình, họ có thể dùng đạo đức để thiện hóa dân chúng, xã hội từ đó ổn định và hòa bình.

Nhưng sau đó mọi thứ đã thay đổi, thay đổi như thế nào? “Đạo Đức Kinh” của Trung Quốc cổ đại đã nói một cách cô đọng: “Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ”.

dùng đạo đức để cai quản thiên hạ
Dùng đạo đức để cai quản thiên hạ là thượng sách. (Ảnh qua Twitter)

Tức thời cổ đại, dùng đạo đức để cai quản thiên hạ, hay còn gọi là tâm pháp, pháp luật ở trong tâm. Khi đạo đức suy tàn thì sẽ thực hiện nhân từ, nếu nhân từ vẫn không được, thì sẽ dùng đến nghĩa, nghĩa vẫn không xử lý được thì sẽ dùng đến lễ, lễ ở đây tương tự như pháp luật của phương Tây, xây dựng các quy tắc ứng xử xã hội để mọi người tuân theo.

Ở phương Tây cũng có những lý thuyết tương tự. Ở Hy Lạp cổ đại, Palato nhấn mạnh đến quy tắc đạo đức, còn đệ tử của ông là Aristotle nhấn mạnh đến pháp quyền trị thế. Có vẻ như hai sư đồ này có ý kiến ​​khác xa nhau, nhưng quan điểm hoàn chỉnh của Palato là: Quốc gia tốt nhất nên được một người có đạo đức dùng trí tuệ để quản lý, nhưng nếu đạo đức của người đó không tốt, thì phải dùng đến pháp luật. Đây là “câu trả lời không đạt được lợi ích cao nhất ban đầu, thì cũng phải đạt được lợi ích tương đối”.

Điều này cho thấy, triết học cổ đại Trung Quốc và phương Tây thực sự có quan điểm khá giống nhau về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Hạn chế khi pháp luật tồn tại

Khi xã hội chủ yếu dựa vào pháp luật, có thể có một điểm tai hại. Thực ra các bậc cha ông Hoa Kỳ cũng nhận ra điều này, họ đưa ra một nguyên tắc: Pháp luật không nên quá phức tạp, phải đơn giản, dễ hiểu, tương đối bất biến, không thể thay đổi thất thường “sớm nắng chiều mưa”. Họ tin rằng nếu pháp luật quá phức tạp khiến mọi người không thể lĩnh hội hoặc không thể hiểu rõ, thì nó sẽ không có tác dụng gì.

Bây giờ luật pháp ở Hoa Kỳ quá phức tạp, nên tồn tại một vấn đề đó là phải đơn giản hóa nó. Giáo sư Skousen cho rằng, có thể một ngày nào đó Hoa Kỳ sẽ bài trừ, đơn giản hóa luật, thực hiện House Cleaning – xóa bỏ lề lối quan chức bàn giấy, ban hành lại luật rõ ràng, đơn giản và ít thay đổi.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?