Ba dạng tham nhũng đang gây họa loạn cho xã hội Trung Quốc
Nhà kinh tế Hồng Kông Larry Lang trên bìa quyển sách mới nhất của ông “Liệu ‘Chế Độ Mới’ Có Thể Thay Đổi Trung Quốc?” trong đó ông nhìn vào hình thức và quy mô đáng báo động của hiện trạng tham nhũng ở Trung Quốc. (dangling.com)
Bài viết này là một trích đoạn đã được dịch từ quyển sách mới đây của Larry Lang, một nhà kinh tế Hồng Kông, với tựa đề “Liệu Một ‘Chế Độ Mới’ Có Thể Thay Đổi Trung Quốc?”. Quyển sách được xuất bản vào tháng tư vừa qua.
Chủ đề tham nhũng được đề cập đến ở Trung Quốc hàng ngày. Ở đây tôi sẽ tiếp cận chủ đề này từ một góc độ mới.
Ba vụ tham nhũng đình đám này thể hiện một quy mô tham nhũng đáng báo động ở Trung Quốc. Một là khoản tiền chi trả tăng vọt cho chi phí thăm dò và khai thác dầu khí của Công Ty Cổ Phần Trách Nhiệm Hữu Hạn Dầu Khí Trung Quốc Petro China, từ 162,154 tỉ NDT (26,3 tỷ đôla Mỹ) vào năm 2011 lên đến 240 tỷ NDT (38,93 tỷ đôla Mỹ) vào năm 2013, khi mà mạng lưới tham nhũng của nó bị phanh phui.
Trường hợp khác là của Bộ Đường Sắt dưới thời Lưu Chí Quân, khi mà số lượng các chức vị quản lý chung chung đã tăng lên 400% vào lúc ông ta rút lui.
Ví dụ thứ ba là La Ấm Quốc, Bí Thư Thành Phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, người mà đã công khai rao bán các loại chức vụ khác nhau.
Số Lượng Lớn Các Viên Chức Chính Phủ
Tất cả mọi người đều biết rằng trong thập kỷ vừa qua, số lượng các ứng viên cho các vị trí viên chức chính phủ ở Trung Quốc đã tăng lên gấp 11 lần. Vào năm 2003, số lượng các ứng viên vượt qua bài kiểm tra cuối cùng là 1,25 triệu người; tỷ lệ đỗ là 1 trên 23. Vào năm 2013 có 1,52 triệu ứng viên vượt qua bài kiểm tra, và tỷ lệ đỗ là 1 trên 80. Những vị trí được tranh giành nhiều nhất, theo nhân viên điều tra tại Cục Thống Kê Quốc Gia, chi nhánh Nam Xuyên, thì có tỷ lệ đỗ là 1 trên 9.470 người. Thành phần ứng viên chủ yếu là các sinh viên mới ra trường.
Ở Singapore, chỉ có 2% sinh viên ra trường muốn trở thành viên chức chính phủ. Con số này là 3% ở Mỹ, và 5% ở Pháp. Ở Nhật Bản, một công việc chính phủ đứng ở vị trí thứ 53 trong biều đồ tìm kiếm việc làm. Ở Anh, nó nằm trong tốp những công việc tệ nhất. Tuy vậy, ở Trung Quốc, lại có đến 76,4 % sinh viên ra trường muốn trở thành một viên chức chính phủ. Điều này có bình thường không?
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã từng phát biểu rằng: “Hiện tượng các bạn trẻ muốn trở thành công chức là rất đáng lo ngại đối với tôi. Khi một người trẻ tuổi kiên quyết chọn con đường của một công chức, chúng ta phải đặt ra một số câu hỏi. Đây có phải là một công việc danh giá không? Không có vẻ là như vậy. Nó có thù lao lớn không? Điều đó cũng không đúng. Vậy, tại sao họ lại chọn một công việc như thế này? Đó là vì đây chính là con đường nhanh chóng để làm giàu. Do đó, các công việc chính phủ là rất phổ biến ở Nga. Nó chỉ ra rằng nước Nga đang tồn tại một vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.”
Một cuộc khảo sát năm 2011 đã chỉ ra rằng hơn một nửa số người độ tuổi từ 18 đến 30 cho rằng việc trở thành một công chức nhà nước là tốt hơn so với trở thành một doanh nhân. Có vẻ như các bạn trẻ ở Nga và Trung Quốc rất muốn trở thành một viên chức chính phủ. Tại sao vậy? Đó là bởi vì hai nước này có tồn tại các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.
Vậy chúng ta nên hiểu và phân tích vấn đề tham nhũng ở Trung Quốc như thế nào? Tôi sẽ đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới, trích trong cuốn sách Chế Độ Cũ và Cuộc Cách Mạng, được duyệt bởi Vương Chí Sơn, tổng thư ký của Ủy Ban Giám Sát Kỷ Luật Trung Ương Đảng.
Theo cuốn sách, tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Pháp trước cuộc bùng nổ Cách Mạng Pháp năm 1789. Tham nhũng ở đó có thể chia ra làm ba loại: kinh phí, cấp phép, và mua quan bán tước. Ba loại tham nhũng này là rất khác so với cái mà chúng ta thường nghĩ tới; chúng phức tạp hơn rất nhiều. Tôi sẽ giải thích chúng một cách chi tiết sau đây.
Tham Nhũng Kinh Phí
Ở loại hình tham nhũng kinh phí, các quan chức trực tiếp quản lý các dự án xây dựng và từ đó tiến hành việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Để tôi đưa ra một ví dụ. Vào năm 1789, nợ công của chính phủ Pháp là vào khoảng 4,5 tỷ livres. Các khoản chi trả lãi suất hàng năm là 300 triệu livres. Nhưng thu nhập hàng năm của chính phủ Pháp là bao nhiêu? Nó chỉ có 500 triệu livres. Liệu có thật cần thiết khi vay quá nhiều tiền để xây dựng đường xá và bến tàu vào lúc đó? Không, chính phủ mượn nhiều tiền như vậy bởi vì các quan chức sẽ có thể bỏ túi các khoản tiền hậu thuẫn và chi trả bất hợp pháp từ những dự án này. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của riêng họ, chứ không hề cân nhắc đến việc liệu khoản đầu tư của chính phủ có hợp lý hay không.
Điều này có quen thuộc không? Đúng vậy, một số quan chức chính phủ Trung Quốc đã triệt để khai thác loại hình tham nhũng chi phí này. Tôi chia tham nhũng chi phí của các quan chức Trung Quốc ra làm hai loại.
Loại đầu tiên là dựa vào một người trung gian để bỏ túi các khoản tiền. Ví dụ, trong nhiệm kỳ tám năm của cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân, ông này đã cho thi công hơn 7.000 km đường sắt cao tốc với tổng vốn đầu tư 3 nghìn tỷ NDT (486,6 tỷ đôla Mỹ). Ông đã làm điều đó như thế nào? Từ năm 2007 đến năm 2010, 23 tập đoàn quốc doanh tầm cỡ, thông qua một doanh nhân trung gian, bà Đinh Thư Miêu, đã thu được hơn 50 dự án từ tay ông Lưu. Chính phủ Trung Quốc đã chi tổng cộng 178,8 tỷ NDT (29 tỷ đô la Mỹ) cho những dự án này. Bà Đinh đã kiếm chác 2 tỷ đô la lợi nhuận từ đó, trong đó bà đưa 49 triệu đô là cho ông Lưu. Trong phiên tỏa xét xử ông Lưu vào tháng chín năm 2013, bà giải thích rằng số tiền đó là tiền hối lộ ông Lưu.
Nhóm tham nhũng chi phí loại thứ hai vận hành bằng cách gài tay chân vào những tập đoàn quốc doanh để trực tiếp nhận hối lộ. Ví dụ, khi cựu giám đốc của Ủy Ban Quản lý và Giám sát Tài Sản Quốc Gia , Tưởng Khiết Mẫn, trở thành chủ tịch của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Trung Quốc (TDQTQ), ông đã giao tất cả những vị trí béo bở trong tập đoàn, như là bộ phận thăm dò dầu khí, bộ phận đầu tư nước ngoài và thu mua sáp nhập doanh nghiệp, và bộ phận mua nguyên vật liệu, cho các vây cánh của ông.
Theo các báo cáo truyền thông đưa tin, chi phí đầu tư cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí vào năm 2011 của TDQTQ là 162,154 tỷ NDT (26,3 tỷ đô la Mỹ). Vào năm 2012 con số này tăng lên đến 227,2 tỷ NDT (36,85 tỷ đôla Mỹ). và cuối cùng đạt mức 240 tỷ NDT (38,93 tỷ đôla Mỹ) vào năm 2013, khi hệ thống tham những của nó bị phanh phui.
Liệu sự gia tăng chi phí hàng năm có thật sự cần thiết? Bao nhiêu phần trong số chi phí này được sử dụng như là mồi câu cho các hành vi lạm dụng quyền lực?
Tham Nhũng Kiểu Phê Duyệt
Giờ hãy cùng nhìn vào loại thứ hai, loại tham nhũng kiểu cấp phép. Trước sự bùng nổ của Cuộc Cách Mạng Pháp, nhà vua đã gửi 30 thống đốc và tùy tùng của họ đi khắp đất nước để trở thành các nhà quản lý chủ chốt ở địa phương. Điều này có nghĩa là họ đã có được sự phê duyệt của chính quyền. Chính phủ trung ương Pháp đã điều hành mọi mặt của chính quyền địa phương 30 đến 40 năm trước Cuộc Cách Mạng; mọi thứ đều phải đi qua quá trình phê duyệt. Ví dụ, nếu một thành phố tự trị muốn xây dựng nhà thờ, đường xá hay thậm chí là nhà ở tạm, nó phải có được sự phê duyệt của thống đốc, người mà sẽ lợi dụng quyền hành của mình để kiếm tiền hoặc đòi hối lộ cho bản thân. Bây giờ hãy nhìn vào kiểu tham nhũng phê duyệt trong thời kỳ hiện nay tại Trung Quốc. Hãy lấy phó chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Và Cải Cách Quốc Gia Trung Quốc (UPCQTQ), Lưu Thiết Nam, làm một ví dụ.
Vào năm 2003, Thành phố Thường Đức thuộc tỉnh Hồ Nam muốn xây dựng một nhà máy điện, nhưng nó không nhận được sự phê duyệt từ phía UPCQTQ, hay nói chính xác hơn, sự phê duyệt của Lưu Thiết Nam. Vào năm 2012 đã không hề có chút hy vọng nào để cho dự án có thể được phê duyệt. Phó chủ tịch tỉnh Hồ Nam đã trực tiếp đứng ra xin dùm mà cũng phí công vô ích. Khi ông Lưu đến thăm tỉnh Hồ Nam cuối năm đó, chủ tịch tỉnh thứ nhất và thứ hai đã đi xin phép, và cuối cùng đã có được sự phê duyệt từ ông Lưu. Sau đó, người ta cần triển khai một nghiên cứu để xem xét tính khả thi của dự án, bao gồm việc lựa chọn dụng cụ, kế hoạch của các kỹ sư, kế hoạch thi công, và kế hoạch kỹ thuật. Bên cạnh đó nó cũng cần đảm bảo sự bảo vệ môi trường và đất đai cần thiết, sự bảo vệ đất và nguồn nước, sự tiếp cận với cây cối, và một nghiên cứu về khoản vay ngân hàng, cũng như các giấy tờ hỗ trợ từ Bộ Tài nguyên và Tài Nguyên, Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên Nước, Tập Đoàn Ngân Hàng và Đường Dây Điện Quốc Gia. Cả quá trình này sẽ tốn khoảng 20 triệu NDT tiền đút lót cho các quan chức lớn nhỏ để hoàn thành dự án nhà máy điện này.
Mua quan bán tước
Loại tham nhũng thứ ba là việc rao bán các chức vụ trong chính phủ. Lấy Lưu Chí Quân như một ví dụ. Hà Hồng Đạt đã hối lộ Lưu Chí Quân vào năm 1997 để lấy được vị trí thư ký Cục Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân. Nhờ vào việc tiếp tục hối lộ mà ông Hà đã ngồi lên chiếc ghế của cục trưởng Cục Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân. Vào năm 2004, ông Hà đã được thuyên chuyển đến Cục Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân để trở thành giám đốc Khoa Chính Trị. Ông đã hối lộ ông Lưu một khoản tiền tổng cộng là 100.000 đôla Mỹ, và cuối cùng trở thành thân tín của Lưu.
Đó chưa phải hết. Sau khi có chút ảnh hưởng chính trị, Hà Hồng Đạt bắt đầu rao bán các chức vị trong chính phủ để kiếm lời. Từ năm 1997 đến năm 2004, ông Hà đã thăng chức cho sáu nhân viên cấp thấp và cấp trung trong Cục Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân. Có một số chức vụ đem lại những khoản tiền béo bở cho ông, như là giám đốc văn phòng Quản Lý Ô tô, cùng các chức vụ khác. Những chức vụ này đã được mua bán vài lần. Ông đã nhận được tổng cộng 14,5 triệu NDT (2,3 triệu đôla Mỹ). Nếu khoản tiền 100.000 đôla Mỹ mà ông Hà hối lộ cho ông Lưu được coi như là “vốn đầu tư ban đầu,” thì ông Hà đã thu lại được 150% khoản vốn hàng năm từ việc mua bán chức vị này.
Để tôi đưa cho bạn vài thông số đáng kinh ngạc khác. Trước khi Lưu Chí Quân giành lấy quyền kiểm soát tại Cục Đường Sắt, thì chỉ có khoảng 500 đơn vị cấp cục. Khi ông Lưu bước xuống, đã có đến tận 2000 đơn vị.
La Ấm Quốc, Bí Thư thành phố Mậu Danh, đã rất lộ liễu khi rao bán các chức vị trong chính phủ với các mức giá khác nhau; 200.000 NDT (32.440 đôla Mỹ) cho chức vụ kỹ thuật; 2 triệu NDT (324.400 đôla Mỹ) cho chức vụ cấp phòng ban; 10 triệu NDT (1,6 triệu đôla Mỹ) cho chức vụ phó bí thư, cùng với các chức vụ khác. Ông La thậm chí còn đặt giá cho chức vị của chính mình: 100 triệu NDT (16,2 triệu đôla Mỹ). Sau sự sụp đổ của La Ấm Quốc, 303 quan chức chính phủ khác đã bị liên can. Một báo cáo đã nói rằng ông La đã nhận được tiền hối lộ lên đến con số 70 triệu NDT (11,3 triệu đôla Mỹ). Tôi tin rằng con số thực tế là lớn hơn, lớn hơn rất nhiều.
Việc rao bán chức vị chính phủ để kiếm tiến nên được đối phó một cách nghiêm túc ở Trung Quốc. Một khi loại hình tham nhũng này trở thành một chuỗi dây chuyền công nghiệp, nó sẽ trở thành một mô thức của cả hệ thống. Các quan chức tham nhũng vì thế sẽ có mặt trong tất cả các chức vụ và phòng ban, với lượng thu chi và kiểm tra đều sẽ bị bóp méo bởi nạn tham nhũng. Còn hậu quả gì nữa, nạn tham nhũng của việc rao bán các chức vị trong chính phủ sẽ gây hại cho sự phát triển của toàn thể đất nước.
Larry Hsin Ping Lang là một nhà kinh tế, một nhà bình luận, tác giả và người dẫn chương trình nổi tiếng ở Hồng Kông.
Dịch bởi John Wang và Frank Fang. Hiệu chỉnh bởi Gisela Sommer.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến chủ quan của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Báo Đại Kỷ Nguyên.