Có một loại giàu có gọi là “chia sẻ”
Chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ không cầu báo đáp, là một loại thái độ, càng là một loại cảnh giới, thể hiện ra sự ôn hòa và khoan hậu rất riêng.
Kết thúc một ngày công tác, thân thể mệt mỏi, lộc cộc bụng đói trở về nhà. Vừa mở cửa, đã nghe mùi bánh mì truyền ra từ trong bếp, rất đúng lúc có thể ăn một một mạch, giải quyết cơn đói đang cồn cào. Tôi vừa nhai quả hạch, thưởng thức mùi lúa mạch, vừa trêu ghẹo hỏi mẹ: Hôm nay “Chia sẻ trong ngõ giàu có” còn gì tốt không mẹ? Mẹ cười đáp: “Có! Thứ tốt khá nhiều loại!” Sau đó, mẹ một năm một mười, từ đầu chí cuối liệt kê ra…
Quả chuối tiêu căng tròn, là bác gái bên cạnh mang sang đấy, bác ấy nói trời nóng chuối nhanh chín, nói chúng ta nhanh chóng “giải quyết” giùm; bữa tối sắp bưng lên bàn còn có đậu đũa, là anh họ nhà mình trồng đấy, xanh biếc tươi non, cũng đảm bảo an toàn không phun thuốc; hơn nữa, bánh mì quả hạch con đang ăn trong miệng, là quý bà S làm đấy, vật thật liệu thật, tuyệt không có thêm thành phần hóa học, vừa nãy đem qua, mùi hương còn bốc hơi nóng đó!
Có người mẹ hiền hòa, lễ nghĩa, cùng bà con hàng xóm hào phóng, biếu tặng nhiệt tình, thân bằng hảo hữu, hàng xóm trái phải thường xuyên vui vẻ chia sẻ đồ ăn, vật dụng. Phàm là rau quả đúng mùa, bánh ngọt lễ hội, còn có đồ dùng gia đình, rực rỡ đủ loại, đẹp hết chỗ nói, vì vậy, cảnh tượng trong nhà thường là sản vật “phì nhiêu”, “giàu có” đầy đủ. Đương nhiên, chúng tôi đều hiểu đây là kết quả của chia sẻ; bởi vì, chia sẻ có một lực lượng thần kỳ, xuyên thấu qua nó, tất cả các đồ vật, sẽ càng trở nên phong phú hơn, tráng lệ hơn!
Mà chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ không cầu báo đáp, là một loại thái độ, càng là một loại cảnh giới, thể hiện ra sự ôn hòa và khoan hậu rất riêng. Lão Tử trong <Đạo Đức Kinh – Bất Tích Chương> ngôn từ tinh tế sâu xa, nói rất rõ ràng: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vi nhân, kỷ dũ hữu; ký dĩ dữ nhân, kỷ dũ đa” (Bậc thánh nhân không tích của riêng, của mình như của người, càng có; chia sẻ cho mọi người dùng chung, bản thân lại có càng nhiều”. Giữa “vi nhân”, “dữ nhân” không phải vì chiếm được địa vị, tiền tài hoặc thanh danh mà “dũ hữu”(càng có), “dũ đa”(càng nhiều); mà là một loại chân thành và lương thiện phát ra từ sâu trong nội tâm, mà sự giàu có của nội tâm chính là hồi báo.
“Kinh Thánh” đã nói: “Ban phước hơn nhận lãnh”, đây là một bí quyết để có được sự giàu có. Mà loại giàu có được nói đến đó, không phân biệt cao quý bần tiện, người có trí huệ đều có thể đạt được nó, chỉ cần sẵn lòng mở rộng cửa lòng, vui lòng chia sẻ. Như những bà con hàng xóm quê nhà, những người vợ người chồng bình thường mà tôi biết kia, họ không nói lời vàng, không giảng đạo lý lớn, chỉ là cố gắng lao động, thật tâm chia sẻ, cũng đều là những người giàu có.