Học giả Mỹ: “Sơn hải kinh” có ghi chép về các dãy núi ở châu Mỹ

13/07/20, 13:06 Tri thức

Gần đây, lũ lụt lan tràn khắp miền Nam Trung Quốc đã khiến nhiều thành phố trong lưu vực sông Dương Tử chìm trong biển nước mênh mông. Thảm họa lũ lụt chưa từng có khiến người ta liên tưởng đến điển cố “Đại Vũ trị thủy” thời xa xưa. Điều thú vị là các học giả Mỹ đã phát hiện ra rằng, Đại Vũ không chỉ trị thủy ở Trung Quốc, mà còn đến Hoa Kỳ xa xôi vạn dặm, câu chuyện này được ghi chép tỉ mỉ trong “Sơn hải kinh”.

Học giả Mỹ cho rằng, “Sơn hải kinh” là một tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử cổ đại của Hoa Kỳ. (Ảnh: NTDTV)

Trong cuốn “Luận hành” của Vương Sung thời Đông Hán có ghi lại rằng: Vũ – Ích (Đại Vũ và Bá Ích) cùng nhau trị hồng thủy, Vũ trị thủy, Ích ghi chép dị vật, biểu đồ núi ở nước ngoài, nơi đâu cũng đặt chân đến, chi tiết có thể xem lại trong tác phẩm nổi tiếng “Sơn hải kinh”.

“Sơn hải kinh” có tổng cộng 18 tập, bao gồm năm cuốn “Ngũ tàng sơn kinh” và 13 cuốn “Hải kinh”. Mặc dù toàn bộ cuốn sách “Sơn hải kinh” chỉ có hơn 31.000 từ, nhưng nội dung của nó liên quan đến nhiều khía cạnh như thiên văn học và địa lý, thần thoại tôn giáo, dân tộc, tài nguyên khoáng sản, động vật và thực vật… Đây là một tài liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử cổ đại, có thể được gọi là tinh hoa cổ tịch Trung Quốc.

Cố học giả người Mỹ, Tiến sĩ Henriette Mertz, khi nghiên cứu “Đông sơn kinh” trong “Sơn hải kinh”, bà đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng một số ngọn núi được mô tả trong cuốn sách này giống với những ngọn núi ở Hoa Kỳ. 

Do đó, Mertz quyết định thực hiện một cuộc khảo sát thực địa theo các vị trí mà “Sơn hải kinh” đã đánh dấu. Mertz quyết tâm xách balo lên đường. Bà muốn khảo sát những ngọn núi bằng chính đôi chân của mình như một du khách ở Trung Quốc cổ đại.

Cuốn “Đông sơn kinh” trong “Sơn hải kinh” giống như một bộ báo cáo khảo sát thám hiểm, nó mô tả liên tiếp tuần tự những thứ bắt gặp trên đường đi, ví dụ trong sách ghi như sau: Ba trăm dặm (1 dặm = 0,5 km) về phía Nam, có núi Bột Lũy, không có thảm thực vật, không có nước.

Ba trăm dặm về phía Nam, có núi Phiên Điều, không có thảm thực vật, nhiều cát. Khi sông Giảm Thủy chảy qua nơi đây, dòng chảy phía Bắc đổ ra biển, trong đó có nhiều cá.

Mertz nói “Sơn Hải KInh” không phải là một Thần thoại, mà là một bản ghi chép chân thực. (Ảnh: NTDTV)

Bốn trăm dặm về phía Nam, là núi Cô Nhi, trên núi có nhiều cây sơn, dưới chân núi mọc nhiều cây dâu tằm. Khi sông Cô Nhi chảy qua nơi đây, dòng chảy phía Bắc đổ ra biển, trong đó có nhiều cá.

Bốn trăm dặm về phía Nam, là núi Cao Thị, trên núi có nhiều ngọc, dưới chân núi có nhiều đá, khi sông Chư Thằng chảy qua nơi đây, dòng chảy phía Đông đổ ra sông, trong đó có nhiều vàng ngọc.

Ba trăm dặm về phía Nam, là núi Nhạc Sơn, trên núi có nhiều dâu tằm, dưới chân núi có nhiều cây thầu dầu, khi dòng Lạc Thủy chảy qua nơi đây, dòng chảy phía Đông đổ vào sông, trong đó có nhiều vàng ngọc…

Mertz dựa theo các ghi chép trong sách chuyển đổi sang dặm Anh (3 dặm tương đương với 1 dặm Anh) để tính toán khoảng cách, phương pháp của bà là: Người Trung Quốc cổ đại trong “Sơn hải kinh” nói đi về phía Nam, thì cứ đi về phía Nam, nói đi ba trăm dặm, thì cứ đi ba trăm dặm, để xem sẽ thấy những gì.

Mertz cứ thế đi khắp nẻo đường, lội suối trèo đèo. Do đó, bà đã khảo sát dãy núi Rocky ở miền trung và miền Tây Hoa Kỳ, dãy núi Sierra Nevada, dãy núi Cascade và dãy núi Coast ở bờ biển Thái Bình Dương. Hướng núi, đỉnh núi, hướng sông, động thực vật, khoảng cách giữa các núi… của 4 dãy núi trên hoàn toàn trùng khớp với những ghi chép trong “Đông sơn kinh”.

Dãy núi đầu tiên, bắt nguồn từ bang Wyoming đến sông Rio Grande ở Texas, có tổng cộng 12 ngọn núi. Nếu chuyển đổi “dặm” của người Trung Hoa cổ đại sang dặm Anh, thì hoàn toàn trùng khớp với khoảng cách của dãy núi đầu tiên trong “Đông sơn kinh”.

Theo ghi chép trong “Sơn hải kinh'”, Mertz đã tìm thấy bằng chứng cho rằng người Trung Quốc đã đến châu Mỹ để thăm dò vào hơn 2.000 năm TCN. (Ảnh: NTDTV)

Dãy núi thứ hai, bắt đầu từ Winnipeg, Manitoba, Canada và kéo dài đến Mazatlan, Mexico, có tổng cộng 17 ngọn núi. Cũng tương ứng với dãy núi thứ hai trong “Đông sơn kinh”.

Dãy núi thứ ba là dãy núi Coast ven biển Thái Bình Dương, chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, bắt đầu từ Núi Wildward ở Alaska đến Santa Barbara ở California, tổng cộng có 9 ngọn núi. Và cũng trùng khớp với dãy núi thứ ba được liệt kê trong “Đông sơn kinh”.

Dãy núi thứ tư, bắt đầu từ Núi Rainier ở Tiểu bang Washington, đi qua Oregon đến phía Bắc Nevada, tổng cộng có 8 ngọn núi và cũng tương ứng với dãy núi thứ tư được viết trong “Đông sơn kinh”.

Trong “Đông sơn kinh”, không chỉ mô tả địa hình của châu Mỹ, mà còn mô tả cảnh quan địa phương, mô tả sinh động và chính xác những viên đá đen, thỏi vàng ở Nevada; hải cẩu, thú có túi châu Mỹ biết giả chết ở vịnh San Francisco…

Như “quang hoa chi hậu” (ánh sáng rực rỡ), “hà thủy lưu tiến vô thâm uyên” (nước sông chảy xuống vực sâu), “nhật sinh như thử” (mặt trời lên)… được mô tả trong Chương 14 “Đại Hoang đông kinh”, bất cứ ai đã đi du lịch và ngắm mặt trời mọc ở Grand Canyon, Colorado, Bắc Mỹ sẽ thấy rõ rằng đoạn văn này trong “Sơn hải kinh” chính là chỉ nơi đây.

Mertz tin rằng: “‘Sơn hải kinh’ được người Trung Quốc coi là Thần thoại trong 2.000 năm qua, tác phẩm này không phải là một Thần thoại, mà là một bản ghi chép chân thực. Văn kiện quý giá được lưu trữ trong thư viện này, cung cấp đủ bằng chứng cho thấy người Trung Quốc đã đến châu Mỹ để thăm dò vào hơn 2.000 năm trước Công nguyên, và những tài liệu tương tự như ‘Sơn hải kinh’ cho đến nay vẫn còn rất khan hiếm”.

Vào tháng 7/1993, Nhà xuất bản Hải Dương đã xuất bản phiên bản tiếng Trung “Ghi chép gần như bị phai mờ – Hai tài liệu cổ về các cuộc thám hiểm của Trung Quốc đến châu Mỹ” của Mertz. Trong sách trình bày và phân tích, cách đây 4.200 năm, Đại Vũ đã cử người đi khảo sát núi sông cảnh vật của đại lục châu Mỹ, những gì “mắt thấy tai nghe” được chủ yếu ghi chép trong “Sơn hải kinh”, đặc biệt là ba chương của “Đông sơn kinh”, “Hải ngoại đông kinh” và “Đại hoang đông kinh”.

Mertz xúc động viết trong cuốn sách: “Đối với những người Trung Quốc cương nghị gan dạ, không ngại gian khổ vẽ bản đồ các đỉnh núi tuyết phủ 4.000 năm trước, chúng tôi chỉ biết cúi đầu, quỳ bái ngưỡng mộ.”

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?