Sau va chạm mẫu thực vật triệu năm tuổi được lưu giữ trong các khối đá thủy tinh
Cái nóng thiêu đốt gây ra bởi những va chạm của tiểu hành tinh hay sao chổi có thể làm tan chảy hàng tấn đất đá,sau khi những tấn đất đá này nguội, một số trong đó tạo thành thủy tinh. Một số thủy tinh đó bảo tồn nhứng chất liệu thực vật cổ đại. (Đại học Brown)
Một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những mảnh lá và các hợp chất hữu cơ được bảo tồn bên trong khối đá thủy tinh. Các khối thủy tinh này được tạo ra bởi một vài lực va chạm thời cổ đại ở Argentina.
Vật liệu được tìm thấy có thể tiết lộ hiện trạng điều kiện môi trường tại thời điểm xảy ra những va chạm đó. Phát hiện này cũng nói lên rằng những khối đá thủy tinh sau va chạm có thể là nguồn khả quan để tìm kiếm dấu hiệu của cuộc sống cổ đại trên sao Hỏa.
Thông tin được công bố trên số mới nhất của Tạp chí Địa chất (Geology Magazine).
Nhà địa chất Đại học Brown, Pete Schultz, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: Cái nóng thiêu đốt gây ra bởi những va chạm của tiểu hành tinh hay sao chổi có thể làm tan chảy hàng tấn đất đá, sau khi lớp đất đá này nguội, một số sẽ tạo thành thủy tinh. Vùng đất phía đông Argentina, phía nam Buenos Aires xuất hiện nhiều khối thủy tinh sau tác động của ít nhất bảy sự va chạm khác nhau, đã xảy ra từ 6 nghìn đến 9 triệu năm trước đây.
Cách đây mấy năm, theo báo cáo trên tạp chí Khoa học: Một trong những vụ va chạm vào khoảng 3 triệu năm trước, trùng hợp với sự biến mất của 35 chi động vật,
“Chúng tôi biết đây là những vụ va chạm khủng khiếp vì các khối thủy tinh phân tán xa và kích thước của chúng cũng rất lớn ,” Schultz nói. “Những khối đá này có mặt trong các lớp trầm tích khác nhau trên toàn bộ vùng rộng lớn tương đương với Texas.”
Vĩ mô đến vi mô
Bên trong khối thủy tinh liên quan với hai trong số những vụ va chạm – một va chạm xảy ra từ 3 triệu năm trước và cái còn lại cách đây 9 triệu năm, Schultz và các đồng nghiệp phát hiện thấy vật chất thực vật được bảo tồn một cách tinh vi. Schultz nói “Những khối thủy tinh này lưu giữ hình thái thực vật từ các đặc điểm vĩ mô xuống đến vi mô,”. “Điều này thực sự ấn tượng.”
Các mẫu thủy tinh chứa các mảnh lá kích thước xentimet , bao gồm cấu trúc nguyên vẹn như gai, những cái bướu nhỏ tạo ngấn trên bề mặt lá. Bộ cấu trúc giống như gân lá được tìm thấy trong một số mẫu rất giống với cỏ Pampas hiện đại, một loài phổ biến ở Argentina.
Phân tích hóa học của các mẫu cũng tiết lộ sự hiện diện của hydrocarbon hữu cơ, dấu hiệu hóa học của vật chất sống
Để hiểu các cấu trúc và các hợp chất này có thể bảo quản như thế nào, Schultz và các đồng nghiệp của ông đã cố gắng lặp lại hình thức bảo quản này trong phòng thí nghiệm. Họ trộn thủy tinh chịu lực đã nghiền với những mảnh lá cỏ Pampas, sau đó làm nóng hỗn hợp ở nhiệt độ khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Các thí nghiệm cho thấy chất liệu thực vật được bảo quản khi mẫu thí nghiệm nóng đến trên 1.500 độ C
Schultz nói rằng: nước ở lớp ngoài của lá cách ly các lớp bên trong, điều này cho phép chúng được giữ nguyên vẹn. “Lớp bên ngoài hy sinh để bảo vệ lớp bên trong lá,” ông nói thêm: “Có một chút giống như việc chiên thức ăn. Phần bên ngoài được chiên nhanh nhưng phải mất nhiều thời gian hơn để nấu chín phần bên trong.”
Tác động đối với sao Hỏa
Schultz cho biết: Nếu khối thủy tinh sau tác động có thể bảo tồn những dấu hiệu của sự sống trên Trái Đất, thì điều tương tự cũng có thể xảy ra trên sao Hỏa. Hơn nữa, điều kiện đất đai ở Argentina đã góp phần vào việc bảo tồn các mẫu vật trong nghiên cứu không phải là không giống với loại đất được tìm thấy trên sao Hỏa.
Vùng Pampas của Argentina được bao phủ bởi lớp trầm tích dày do gió (windblown sediment ) được gọi là hoàng thổ. Schultz tin rằng khi một vật thể tác động đến trầm tích này, khối vật chất tan chảy từ rìa khu vực bị tác động tựa như những quả bóng tuyết tan chảy. Khi chúng lăn tròn, chúng thu thập chất liệu từ mặt đất rồi hạ nhiệt nhanh chóng – các thí nghiệm đựơc thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy động lực chuyển động có tầm quan trọng đối với sự bảo quản.
Sau va chạm, bụi tiếp tục tích tụ và bao phủ hoàn toàn những khối thủy tinh này, điều này giúp bảo tồn cả khối đá và những gì ở bên trong trường tồn theo năm tháng, cụ thể là hàng triệu năm ở Argentina.
Phần lớn bề mặt sao Hỏa được bao phủ trong một lớp bụi hoàng thổ, và cơ chế bảo tồn này cũng có thể được thực hiện trên sao Hỏa .
“Khối thủy tinh sau va chạm có thể là nguồn ẩn dấu sự sống 4 tỷ năm tuổi”, Schultz nói. “Trên sao Hỏa, có lẽ chúng sẽ không tồn tại ở dạng thực vật, nhưng biết đâu chúng tôi có thể tìm thấy vết tích của các hợp chất hữu cơ, điều đó thực sự thú vị.”
Nguồn: Đại học Brown . Tái xuất bản từ Futurity.org, Creative Commons License 3.0.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên