Nhật Bản: 50.000 người đi xem lễ thắp đuốc Olympic bất chấp nguy cơ lây nhiễm virus Vũ Hán

23/03/20, 16:28 Chưa phân loại

Hơn 50.000 khán giả đã đổ xô tới xem buổi lễ thắp đuốc Olympic tại Nhật Bản dù chính quyền nước này đã đưa ra cảnh báo không tụ tập nơi đông người, do tình hình dịch bệnh Vũ Hán (COVID-19) đang bùng phát toàn cầu và mất kiểm soát. 

Hơn 50.000 người xếp hàng tại ga Sendai để xem lễ thắp đuốc Olympic Nhật Bản 2020. (Ảnh qua AFP)

Vào ngày 21/3, hơn 50.000 khán giả đã đến nhà ga Sendai, quận Miyagi để thưởng thức lễ thắp đuốc Olympic. Sự kiện được thực hiện tại đây nhằm chứng tỏ sự phục hồi của khu vực này sau trận động đất, sóng thần, rò rỉ nhà máy hạt nhân vào năm 2011.

Được biết, buổi lễ thắp đuốc Olympic (Thế vận hội) tại Nhật Bản đã được tổ chức từ hôm 20/3 với quy mô nhỏ hơn dự kiến. Hiện đang có nhiều nghi vấn trước việc liệu Thế vận hội mùa hè 2020 có được tổ chức như dự định ban đầu hay không, sau khi virus corona chủng mới gây dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát và gây ra sự hỗn loạn toàn cầu. 

Tương tự ở Nhật Bản, đại dịch Vũ Hán cũng đã gây ảnh hưởng tới lịch trình của nhiều sự kiện thi đấu thể thao toàn cầu, hàng loạt các giải đấu thể thao hàng đầu và các giải đấu lớn đều bị tạm hoãn. 

Các nguồn tin từ địa phương cho biết, những người tham gia đã phải xếp hàng dài đến 500m và chờ đợi trong nhiều giờ đồng hồ. Một cụ bà 70 tuổi chia sẻ với đài truyền hình NHK: “Dù phải xếp hàng đợi trong 3 giờ đồng hồ nhưng bù lại tôi vô cùng thỏa mãn khi được chứng kiến khoảnh khắc ngọn đuốc Olympic được thắp sáng”. 

Đuốc Olympic Tokyo 2020 được hiển thị bên ngoài ga xe lửa Miyako, quận Iwate vào ngày 22/3/2020. (Ảnh qua Economic Times)

Ban tổ chức cũng đã lo ngại đến tình hình lượng người đến xem sự kiện vượt quá mức dự tính và đưa ra thông báo rằng sự kiện có thể bị hoãn nếu lượng người tham dự “quá đông”. 

Lễ rước đuốc toàn quốc ở Nhật Bản sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 26/3, từ khu liên hợp thể thao J-Village tại thành phố Fukushima, nơi từng được sử dụng làm nơi trú ẩn cho các công nhân trong thảm họa hạt nhân năm 2011.

Tuy nhiên, ban tổ chức đã buộc phải thu hẹp quy mô sự kiện, hoãn các buổi lễ công khai thường ngày và kêu gọi khán giả “tránh tụ tập đông người” dọc tuyến đường diễn ra sự kiện. Theo nhiều nguồn tin tiết lộ, ban tổ chức Thế vận hội mùa hè 2020 tại Tokyo hiện đã bàn bạc các phương án dự phòng nhằm giúp sự kiện diễn ra theo đúng dự kiến. 

Hiện có hai phương án được ban tổ chức xem xét: thu nhỏ lại quy mô sự kiện hoặc tổ chức nhưng không có sự tham gia của khán giả. Các phương án đề xuất sẽ được ban tổ chức quyết định vào cuối tháng 3. 

Trước đó hôm 18/3, một phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo chưa có ý định trì hoãn sự kiện Thế vận hội. Trong khi đó, lịch trình sự kiện thể thao vào mùa hè năm 2021 đã dày đặc. Còn năm 2022, thế giới sẽ chứng kiến hai sự kiện thể thao lớn là Giải vô địch bóng đá World Cup và Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh. 

Thủ tướng đương nhiệm lâu nhất Nhật Bản, ông Shinzo Abe sẽ đảm nhận vai trò nhà tổ chức Thế vận hội. Ông Abe dự kiến sự kiện này sẽ tạo nên một sự bùng nổ trong chi tiêu du lịch và tiêu dùng. Con số chi tiêu dự kiến trước mắt là 3 tỷ USD từ các khoản tài trợ trong nước, một con số kỷ lục từng được ghi nhận trong lịch sử Thế vận hội, và 12 tỷ USD cho khâu chuẩn bị. 

Phát biểu trước Quốc hội hôm 23/3, Thủ tướng Abe nói Nhật Bản vẫn cam kết tổ chức thế vận hội một cách trọn vẹn. Nhưng nếu virus corona khiến việc tổ chức sự kiện thể thao trở nên thiếu an toàn thì trước tiên phải cân nhắc đến các vận động viên, do đó có thể không tránh khỏi khả năng hoãn lại Olympic Tokyo.

Tính tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã ghi nhận 1.086 ca lây nhiễm dịch Vũ Hán, trong đó số ca tử vong là 36 ca. Nhà nước và chính phủ Nhật Bản vẫn đang nỗ lực thực hiện mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh trước thềm Thế vận hội mùa hè 2020. 

Huy Hoàng (Theo Daily Mail)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?