NÚI PHỔ ĐÀ

02/08/11, 21:12 Chuyện lạ

Núi Phổ Đà là một trong bốn ngọn núi Phật nổi tiếng Trung Hoa.

Núi Phổ Đà nổi tiếng ở lục địa và cả hải ngoại, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Nơi đây trở thành địa điểm tôn nghiêm trong triều đại nhà Nguyên và đời Đường gọi là núi Phổ Đà của vùng biển phía nam. Ngọn núi đơn độc mọc phía trên biển Hoa Đông. Tại phần đỉnh chính, Thượng Phật Đỉnh, cách mực nước biển 300 mét. Ngọn núi này được gọi là nơi cách xa thiên đàng nhất, góc xa nhất của biển, Shangri-La, Bồng Lai tiên cảnh và là vương quốc Phật giáo trên biển.      

Nằm ở phía đông quần đảo Chu Sơn và có đủ các hang động huyền bí, thung lũng yên tĩnh, những vách đá nhô và bãi biển vàng, ngọn núi được biết đến với địa hình gồ ghề và cảnh sắc tinh tế giữa những hòn đảo và nổi tiếng với nền văn hóa tôn giáo lâu đời.

Vẻ đẹp mê hoặc có thể được tóm gọn trong câu “biển cả quyến rũ, núi non huyền bí và Phật quang tốt lành.” Ngọn núi thường được so sánh với Hồ Tây ở Hàng Châu, “Không nơi nào vượt qua được nét đẹp hòa quyện sơn hồ của Hồ Tây; tương tự, không nơi nào vượt qua được nét đẹp hòa quyện sơn hải của ngọn Phổ Đà.”

Ngọn núi không chỉ là thánh địa Phật giáo mà còn là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng vào mùa hè. Khí trời ôn hòa, môi trường xung quanh hấp dẫn và phong cảnh độc đáo. Khoác trên mình màu lá xanh tươi trông rất hoang dã. Ngọn núi cũng có những hang đá nổi tiếng, trong đó động Triều Âm và Phạm Âm là nổi tiếng nhất. Khi biển dâng, nước tuôn vào động Triều Âm vỗ vào đá tạo âm thanh như tiếng sấm. … khiến nó trông như con rồng đang điên cuồng xoay tròn. Động Phạm Ãm (Động Âm thanh của Phật), uốn lượn hướng về phía biển, kẹp giữa hai vách đá dựng đứng cao 100 mét. Khi mực nước dâng lên, nước đổ vào hang tạo nên tiếng sấm.

 

          Tượng Quan Âm Bồ Tát

Hầu hết khách du lịch đến đây để xem ba miếu tự nổi tiếng – Phổ Tể, Pháp Tự và Tuệ Tể, đây là ba ngôi miếu lớn nhất trong số hai mươi ngôi miếu còn tồn tại được bảo quản tốt trên toàn quốc. Phổ Đà là phiên âm tiếng Trung của “Potala” (trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “tiểu bạch hoa xinh đẹp”), đó là nơi ở của Quan Âm Bồ Tát (vị Thần Từ Bi). Nơi này đặc biệt đông đúc vào ba ngày cung thỉnh Bà: ngày Bà ra đời là 29 tháng 2 âm lịch, ngày Bà gia nhập đạo Phật là 19 tháng giêng âm lịch, và ngày Bà trở thành ni cô là tháng chín âm lịch. Vào những ngày này, tất cả buổi tối đều tiến hành nghi lễ và tụng kinh,  những ngôi miếu khác đều đồng loạt làm.

Theo Kan Zhong Guo

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà