Các ca cấy ghép tử cung ở Thụy Điển làm dấy lên những quan ngại về đạo đức

21/01/14, 14:00 Trung Quốc

STOCKHOLM – Chín phụ nữ ở Thụy Điển vừa tiếp nhận thành công các tử cung được hiến tặng từ người thân trong một quy trình thí nghiệm vốn làm dấy lên những quan ngại về đạo đức. Những người phụ nữ này sẽ sớm thử mang thai với tử cung mới của họ, vị bác sĩ phụ trách dự án tiên phong này đã tiết lộ.

(AP Photo/University of Goteborg, Johan Wingborg)

Những người phụ nữ này được sinh ra thiếu tử cung hoặc đã cắt bỏ nó do ung thư đốt sống cổ. Hầu hết những người này ở độ tuổi 30 và là một phần của một thí nghiệm chủ đạo đầu tiên để kiểm tra xem liệu có thể cấy ghép tử cung cho phụ nữ để họ có thể mang thai con của mình hay không.

Ở nhiều quốc gia Châu Ấu bao gồm Thụy Điển, việc dùng người mang thai hộ là không được phép.

Các ca phẫu thuất cấy ghép nội tạng giúp cứu người như là cấy ghép tim, gan và thận đã được làm trong hàng thập kỷ và các bác sĩ đang gia tăng việc cấy ghép tay, mặt và các bộ phận thân thể khác để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. VIệc cấy ghép tử cung – những ca đầu tiên có dự định cấy ghép tạm thời để cho phép mang thai – đẩy ranh giới đó lên xa hơn nữa và đã làm dấy lên một số quan ngại mới.

Đã có hai nỗ lực cấy ghép tử cung trước đó – ở Thỗ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út – nhưng cả hai đều thất bại trong việc sinh con. Các nhà khoa học ở Anh, Hungary và nơi nào đó cũng đang lên kế hoạch thực hiện các ca phẫu thuật tương tự nhưng nỗ lực ở Thụy Điển là tiến bộ nhất.

Đây là một loại phẫu thuật mới”, bác sĩ Mats Brannstrom nói trước Liên Đoàn Báo Chí trong một cuộc phỏng vấn ở Goteborg. “Chúng tôi không có sách giáo khoa để xem”. 

Brannstrom, trưởng khoa sản và phụ khoa của Đại Học Gothenburg, đang đi tiên phong. Vào tháng tới, ông và các đồng nghiệp sẽ tổ chức buổi hội thảo đầu tiên về cách cấy ghép tử cung và họ có kế hoạch sớm cho xuất bản một báo cáo khoa học về nỗ lực của họ.

Một số các chuyên gia đã nêu lên quan ngại rằng liệu việc này có phù hợp với đạo đức khi sử dụng những người hiến tạng còn sống cho một quy trình thí nghiệm không cứu mạng người. Nhưng John Haris, một chuyên gia luân lý học sinh vật tại Đại Học Manchester, không nhận thấy có vấn đề với việc đó chừng nào những người hiến tạng được cung cấp đầy đủ thông tin. Ông nói rằng việc hiến thận không nhất thiết là cứu mạng người nhưng nó vẫn được thúc đẩy rộng rãi.

Lọc máu là có thể làm được, nhưng chúng ta phải chấp nhận và thậm chí khuyến khích người khác chịu rủi ro để hiến một quả thận”, ông nói.

Brannstrom nói rằng chín người nhận tử cung đang sống tốt. Nhiều người đã có kinh nguyệt sau ca cấy ghép sáu tuần, một dấu hiệu sớm về việc các tử cung là khỏe mạnh và đang hoạt động. Một phụ nữ bị nhiễm trùng ở tử cung mới nhận của mình và những người khác có một số triệu chứng đào thải nhỏ, nhưng không người tiếp nhận hay hiến tạng nào cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt sau phẫu thuật, Brannstrom cho biết. Tất cả đều rời khỏi bệnh viện trong vài ngày.

Không một người phụ nữ hiến tặng hay nhận tử cung nào đã được xá
c nhận danh tính. Các ca cấy ghép bắt đầu vào tháng 9 năm 2012 và những người hiến tạng bao gồm mẹ và những người họ hàng khác của người nhận. Nhóm phẫu thuật ban đầu có kế hoạch thực hiện 10 ca cấy ghép nhưng một phụ nữ không tiến hành được do các nguyên nhân y khoa, người phát ngôn Krister Svahn của trường đại học cho biết.


Các ca phẫu thuật cấy ghép không kết nối tử cung của những người phụ nữ với ống dẫn trứng của họ, do đó họ không thể có thai một cách tự nhiên. Nhưng những người tiếp nhận tử cung có buồng trứng của mình và có thể sản sinh trứng. Trước ca phẫu thuật, họ đã lấy ra một số trứng để tạo các phôi thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm. Các phôi thai sau đó được đông lạnh lại và các bác sĩ dự định cấy chúng vào các tử cung mới, cho phép những người phụ nữ này mang thai con ruột của mình.

Các ca cấy ghép đã làm nhen nhóm hy vọng của những người phụ nữ không thể có con vì họ mất tử cung do ung thư hoặc sinh ra bị thiếu tử cung. Khoảng 1 trong 4,500 bé gái được sinh với triệu chứng này, được biết đến là MRKH, khiến họ không có tử cung.

Lise Gimre, 35 tuổi, người được sinh ra thiếu tử cung nói rằng cô nghĩ nhiều phụ nữ mắc chứng MRKH sẽ quan tâm nếu ca phẫu thuật chứng tỏ được sự an toàn và hiệu quả của mình. Gimre đang điều hành một tổ chức dành cho phụ nữ với triệu chứng này ở Na Uy.

Nếu điều này là có thể khi tôi còn trẻ thì chắc chắn rằng tôi sẽ quan tâm đến nó”, Gimre, người có hai con nuôi cho biết. Cô nói rằng lựa chọn duy nhất của những người phụ nữ giống như cô là nhờ người mang thai hộ, một hành động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia Châu Âu, gồm cả Na Uy và Thụy Điển.

Các chuyên gia sinh sản đã tán thành dự án là rất có ý nghĩa nhưng nhấn mạnh chưa thể biết liệu các ca cấy ghép có cho ra các bé khỏe mạnh hay không.

Kỹ thuật sử dụng ở Thụy Điển dùng những người hiến tạng còn sống là một điều đáng tranh cãi. Ở Anh, các bác sĩ cũng đang có kế hoạch tiến hành cấy ghép tử cung nhưng chỉ sử dụng tử cung từ những người sắp chết hoặc đã qua đời. Đó cũng là trường hợp ở Thỗ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng bệnh nhân của họ đã có thai nhưng việc mang thai đã thất bại sau hai tháng.

Mats đã làm một điều đáng ngạc nhiên và chúng tôi hoàn toàn hiểu được vì sao ông ta chọn con đường này, nhưng chúng tôi cũng thận trọng với cách tiếp cận đó”, bác sĩ Richard Smith, người đứng đầu tổ chức từ thiện Womb Transplant UK – một tổ chức đang cố gắng gây quỹ 500,000 bảng ($823,000) để thực hiện năm ca cấy ghép ở Anh – cho biết

Ông nói rằng việc cắt bỏ tử cung để hiến tặng cũng giống như thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung nhưng nó yêu cầu lấy đi một khối lớn hơn các mạch máu xung quanh để đảm bảo đủ tuần hoàn máu, điều làm tăng sự rủi ro về biến chứng cho người hiến tặng. Smith nói rằng các quan chức Anh không xem đó là có đạo đức khi để những người hiến tạng chịu những rủi ro như vậy mà không được xem là cứu mạng người.

Smith nói rằng câu hỏi lớn nhất là làm thế nào việc mang thai có thể bắt đầu được.

Điều quan tâm cốt yếu của tôi là liệu đứa bé có đủ chất dinh dưỡng từ nhau thai không nếu tuần hoàn máu không đủ tốt”, ông cho biết. 

Tất cả những người phụ nữ được cấy ghép tử cung sẽ cần uống thuốc chống đào thải, nhưng Smith nói rằng dữ liệu từ các phụ nữ được cấy ghép thận không cho thấy con của họ chịu rủi ro tăng lên nào từ các loại thuốc đó.

Brannstrom nói rằng việc sử dụng những người hiến tạng còn sống cho phép họ đảm bào rằng các tử cung được hiến tặng hoạt động tốt và không có bất kỳ vấn đề nào, ví dụ như bị phơi nhiễm HPV.
Các bác sĩ ở Ả Rập Xê-út đã thực hiện ca cấy ghép tử cung đầu tiên vào năm 2000, sử dụng một người hiến tạng còn sống. Nhưng nó đã phải bị cắt bỏ sau ba tháng vì một khối máu đông.

Brannstrom nói rằng ông và các đồng sự của mình hy vọng sẽ sớm bắt đầu cấy phôi thai vào một số bệnh nhân của họ, có thể là trong vài tháng. Các nhà nghiên cứu người Thụy Điển và những cá nhân khác trước đó đã tường trình về việc cấy ghép tử cung thành công ở các động vật như là chuột, cừu và khỉ đầu chó, nhưng không có động vật linh trưởng nào sinh ra con nhỏ được.

Sau tối đa là hai lần có thai, các tử cung sẽ được cắt bỏ để những phụ nữ này ngưng sử dụng thuốc chống đào thải, thứ thuốc có thể gây cao huyết áp, phù nề và tiểu đường và cũng làm tăng khả năng mắc một số bệnh ung thư khác.

Những chuyên gia khác nói rằng nếu các ca phẫu thuật thành công thì cấy ghép tử cung có thể là một hình thức thay thế cho những phụ nữ không có nhiều lựa chọn.

Điều còn lại cần được xem xét là liệu đó có phải là một lựa chọn khả thi hoặc nó sẽ chỉ giới hạn để nghiên cứu và các thí nghiệm hạn chế”, bác sĩ Yacoub Khalaf, giám đốc của bộ phận trợ giúp thụ thai tại bệnh viện Guy’s and St.Thomas ở Luân Đôn, người không thuộc dự án cấy ghép tử cung, cho biết.

Brannstrom cảnh báo rằng các ca cấy ghép có thể không sinh ra được em bé nhưng vẫn lạc quan.

Đây là một nghiên cứu” ông nói. “Nó có thể làm những phụ nữ này có con, nhưng không có sự đảm bảo … liệu chắc chắn là họ đang cống hiến cho khoa học”.

Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n3/449501-womb-transplants-in-sweden-raise-ethical-concerns/

Theo Theepochtimes

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL