Truyền thông Pháp: Tập Cận Bình có vẻ như đang tìm kiếm người kế nhiệm

13/01/20, 16:42 Trung Quốc

Câu hỏi về người kế nhiệm của Tập Cận Bình vẫn thường xuất hiện và thu hút được sự chú ý của dư luận. Mới đây, Tạp chí “Cầu thị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết, chính ông Tập đã nói về việc thay thế “các cấp lãnh đạo quốc gia” của ĐCSTQ. Một số phương tiện truyền thông Pháp nói rằng, Tập Cận Bình dường như đang tìm kiếm một người kế nhiệm.

Truyền thông Pháp: Tập Cận Bình dường như đang tìm kiếm người kế nhiệm (ảnh 1)
Ông Tập từng nói về việc thay thế “các cấp lãnh đạo quốc gia” của ĐCSTQ, truyền thông Pháp nói rằng, dường như ông Tập đang muốn tìm người kế nhiệm. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày đầu tiên của năm 2020, tạp chí “Cầu thị” (Qiushi) của ĐCSTQ đã đăng tải bài phát biểu của Tập Cận Bình tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của ĐCSTQ cách đây không lâu, toàn văn bài phát biểu dài 7.100 chữ. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng, tạp chí “Cầu thị” đã đăng một bài viết quan trọng của Tập Cận Bình.

Báo cáo của Tập Cận Bình đã thu hút sự chú ý của công chúng vì nó liên quan đến trình tự thay đổi của các cấp lãnh đạo ĐCSTQ. Năm 2014, tại đại hội kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ, Tập từng nói rằng: “Để đánh giá hệ thống chính trị của một quốc gia có dân chủ và hiệu quả hay không, chủ yếu phụ thuộc vào việc các cấp lãnh đạo quốc gia có thể được thay thế một cách có trật tự theo luật hay không…”

Để minh họa cho sự thay đổi có trật tự của giới lãnh đạo, Tập Cận Bình đã dẫn chứng bài phát biểu có liên quan của Đặng Tiểu Bình trong cuộc cải cách hệ thống lãnh đạo của ĐCSTQ vào những năm 1980.

Đáp lại điều này, vào ngày 4/1, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) có đăng một bài bình luận với tiêu đề “Tập Cận Bình có vẻ như đang tìm người kế nhiệm”. Bởi trong bài phát biểu có liên quan của Đặng Tiểu Bình đó là xóa bỏ chế độ lãnh đạo trọn đời của lãnh đạo ĐCSTQ và thực hành chế độ cán bộ nghỉ hưu.

Bài viết của RFI chỉ ra, nhiệm kỳ Tổng Bí thư ĐCSTQ là 2 khóa, mỗi khóa 5 năm, ngoại trừ 2 vị Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương thuộc phái cải cách bị ông Đặng Tiểu Bình cách chức là ngoại lệ ra, từ thời ông Giang Trạch Dân cho đến Hồ Cẩm Đào, đều tuân thủ theo chế độ nghỉ hưu này.

Giang Trạch Dân năm xưa sau khi hết 2 khóa nhiệm kỳ, từng có nguyện vọng kéo dài nhiệm kỳ, do nội bộ Đảng đấu đá khốc liệt, Giang chỉ gia hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Hồ Cẩm Đào đã hoàn toàn “nghỉ hưu” sau 10 năm hết nhiệm kỳ. Tập Cận Bình cũng khen ngợi việc Hồ Cẩm Đào nhường đường một cách toàn diện cho mình là “có đức độ”.

Tập Cận Bình muốn chuyển giao quyền lực?

Như vậy, liệu Tập Cận Bình có trao quyền cho người kế vị tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20? Bài báo lập luận rằng, vấn đề này dường như không tồn tại vì Tập không có người kế nhiệm.

Tập Cận Bình đã nắm quyền lực trong 5 năm đầu tiên và luôn nỗ lực hết sức để giành lấy quyền lực. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19, ông đã bãi bỏ các quy tắc nội bộ của người kế nhiệm được chỉ định của ĐCSTQ. Đầu năm 2018, “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được xác định và đưa vào điều lệ Đảng, đề xuất sửa đổi Hiến pháp của ĐCSTQ, xóa bỏ các hạn chế về nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước.

Tại hai phiên họp năm 2018, Tập Cận Bình đã đạt được “sự đồng thuận” về việc bãi bỏ nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và quyền lực của Tập đã đạt đến đỉnh cao, “trải thảm” cho con đường cầm quyền suốt đời của ông.

Tuy nhiên, điều mà Tập Cận Bình không ngờ tới là vào tháng 3 cùng năm, Tổng thống Trump đã phát động cuộc chiến thương mại, tạo một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Mỹ, cuộc chiến thương mại đã khiến nền kinh tế Trung Quốc “đóng băng”.

Sự bùng nổ của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2019 kéo dài cho đến ngày nay, Hoa Kỳ đã đưa ra “Dự luật nhân Quyền và Dân chủ Hồng Kông” vào tháng 11 cùng năm. Sức mạnh tuyệt đối của Tập đã bị đảo ngược, danh tiếng cá nhân của ông bị tổn hại nghiêm trọng.

Truyền thông Pháp: Tập Cận Bình dường như đang tìm kiếm người kế nhiệm (ảnh 2)
Sức mạnh tuyệt đối của Tập đã bị đảo ngược, danh tiếng cá nhân của ông bị tổn hại nghiêm trọng. (Ảnh: Getty Images)

Tập không nằm trong phạm vi “thay đổi có trình tự” của các cấp lãnh đạo?

Theo RFI, vào lúc này, Tập Cận Bình nhắc lại bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, nhấn mạnh việc “thay đổi có trật tự các cấp lãnh đạo quốc gia”, về mặt tích cực một số người nghĩ rằng, Tập trong hai năm trở lại đây đã quá mệt mỏi và “chán ngán”, không chừng đã nảy sinh ý định “nhường quyền”, nhưng hơn hết vẫn đang giữ thái độ hoài nghi.

Nói một cách logic, “các cấp lãnh đạo quốc gia” của ĐCSTQ nên bao gồm chính ông Tập Cận Bình, nhưng vì “Tư tưởng của Tập Cận Bình” đã được ghi vào Hiến pháp của ĐCSTQ, và tất cả các cuộc họp của Đảng và chính phủ phải khẳng định lại việc duy trì “giá trị cốt lõi của Tập”. Trong trường hợp này, tất cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều nằm trong phạm vi “thay thế có trật tự”, mà bản thân ông Tập lại không nằm trong số đó.

Bài viết cho rằng, khi Tập Cận Bình nói câu này vào năm 2014, mọi người tự nhiên nghĩ rằng nhiệm kỳ của lãnh đạo tối cao là hai nhiệm kỳ, nhưng sau khi ông Tập bãi bỏ nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, không nhất định bao hàm ý tứ rằng nhiệm kỳ tối đa là 2 khóa, chỉ cần làm được “có trình tự” là được rồi.

Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, Tôn Chính Tài, người kế nhiệm được chỉ định của phe Giang, kiêm bí thư của Ủy ban thành phố Trùng Khánh, đã bị cách chức. Trần Mẫn Nhĩ và Hồ Xuân Hoa, những người dự kiến ​​sẽ được đề bạt vào Ủy ban Thường vụ của Cục Chính trị của ĐCSTQ, đều không trúng cử Ủy viên Ban Thường vụ Đại hội 19 của ĐCSTQ, cộng thêm việc Tập Cận Bình sửa đổi hiến pháp phá bỏ hạn chế về việc chỉ có thể giữ chức vụ liên tiếp hai khóa, đã khiến cho vấn đề người kế nhiệm của ĐCSTQ dần dần “hạ nhiệt”.

Tuy nhiên, trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2018, do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ của ĐCSTQ ngày càng gia tăng, trong những tin đồn lan truyền ở Bắc Kinh, những tin đồn về người kế nhiệm của Tập đã được xác định hay chính biến Trung Nam Hải… lại xuất hiện. Nhưng sau cuộc họp vẫn chưa đi đến kết luận gì.

Vào tháng 10/2019, trước khi Phiên họp toàn thể lần thứ 4 được tổ chức, chủ đề về người kế nhiệm của Tập Cận Bình lại được làm nóng lên. Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông và Đài Loan nói rằng, ĐCSTQ sẽ bổ sung hai thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị làm ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo tiếp theo của ĐCSTQ, tuy nhiên sau đó đề tài này không được nhắc đến nữa.

Truyền thông Pháp: Tập Cận Bình dường như đang tìm kiếm người kế nhiệm (ảnh 3)
Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh mừng ngày Quốc khánh 1/10/2019. (Ảnh: DW)

Tập không có người kế nhiệm, nội bộ ĐCSTQ không yên lòng

Vào cuối tháng 10/2019, RFI có đăng một bài viết nói rằng, vấn đề người kế nhiệm của Tập Cận Bình sẽ luôn xuất hiện vào một thời điểm nhất định và thu hút sự chú ý. Bởi vì một ngày không có người kế vị, là một ngày nội bộ ĐCSTQ “ăn không ngon ngủ không yên”.

Bài báo trích dẫn phân tích của các học giả. Nhiều người thảo luận về vấn đề người kế nhiệm của ĐCSTQ không phải vì quan tâm đến ĐCSTQ hay Tập, mà là bởi tâm trạng lo lắng, vì Trung Quốc là do người lãnh đạo cai trị, người kế nhiệm tiếp theo sẽ quyết định mức độ đen tối của Trung Quốc, hoặc là mọi chuyện sẽ vẫn tiếp diễn như cũ.

Đàm Tiếu Phi, bình luận viên chính trị của Thời báo Epoch Times nói rằng, người kế vị của ĐCSTQ rất “khó xuất hiện”, đó cũng là tiền thân cho sự sụp đổ của hệ thống ĐCSTQ. Nguyên nhân sâu xa của việc “khó xuất hiện” là do chính bản thân của thể chế ĐCSTQ. Cho dù là tập tục nhường ngôi cha truyền con nối của Trung Quốc cổ đại, hay là bầu cử ở phương Tây, việc chuyển giao quyền lực đều được hoàn tất dễ dàng trong lễ quốc khánh. Một việc đơn giản như vậy, nhưng đối với ĐCSTQ lại có một “nút thắt chết chóc” không thể nào gỡ bỏ cho dù là dùng dao cắt kiếm chém, hô mưa gọi gió, hay thậm chí là giành giật một sống một còn.

Phải ngậm ngùi mà nói rằng, hệ thống ĐCSTQ thực sự rất thê thảm. Tất nhiên, ĐCSTQ cũng chẳng thể quan tâm quá nhiều, chuyện của 2 hay 3 năm sau là quá “xa vời”, sống được ngày nào hay ngày ấy mới là việc cấp bách trước mắt.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL