Thủy Đáo Cừ Thành – Nước Chảy Thành Sông

17/12/13, 00:03 Đọc & Suy ngẫm

Như dòng suối tự nhiên khởi nguồn từ nơi nước chảy, lo lắng là vô ích, bởi điều gì đến sẽ đến. Nỗ lực bỏ ra tự sẽ thu được kết quả. (Igor Karon/Photos.com)

“Thủy đáo cừ thành” là câu thành ngữ Trung Quốc ý nói rằng thành công sẽ tự nhiên đến khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết mà không cần phải nhất mực truy cầu.

Câu thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện vào thời nhà Tống (960-1279).

Câu chuyện dựa trên một lá thư của người đàn ông tên Tô Đông Pha gửi cho bạn mình là Tần Thái Hư, trong thư Tô Đông Pha kể với bạn cách ông đã vượt qua khó khăn khi không có tiền nhưng lại phải nuôi gia đình đông người.

Trong thư Tô Đông Pha viết rằng ban đầu ông rất lo lắng nhưng sau đó đã quyết tâm thay đổi tình trạng khó khăn của mình và đối mặt với việc cần phải kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.

Ông quyết định làm theo tấm gương của người bạn cũ là Gia Vận. Vào ngày đầu tiên hàng tháng, ông lấy 4.500 tệ từ tiền tiết kiệm và chia thành 30 phần, mỗi phần 150 tệ. Sau đó, ông treo 30 phần đó lên xà nhà. Mỗi sáng, ông dùng chiếc gậy lấy một phần tiền xuống rồi bảo người nhà giấu chiếc gậy đi.

Phần tiền này là định mức chi tiêu cho ngày hôm đó. Nếu còn thừa tiền, ông cất trong một ống tre dày và dùng số tiền này để tiếp đãi khi khách đến nhà.

“Số tiền hiện có từ tiết kiệm tôi đủ dùng để chi tiêu trong hơn một năm. Vì vậy tôi sẽ lập kế hoạch cho những việc khác”, Tô Đông Pha viết trong thư.

“Thủy đáo cừ thành (nước chảy thành sông), vì vậy, từ đó về sau tôi không cần phải lo lắng về chuyện tiền bạc, và đó là lý do tại sao tôi không còn lo lắng về bất kỳ điều gì nữa”, Tô Đông Pha kể với bạn.

Người đời sau sử dụng câu nói trong bức thư của Tô Đông Pha, “Thủy đáo cừ thành” (nước chảy thành sông) để khuyên rằng khi các điều kiện chín muồi thì thành công sẽ đến một cách tự nhiên.

Câu thành ngữ này cũng mang ý nghĩa là không cần phải lo lắng, không cần phải cố đạt được thành công bằng mọi giá hay đặt nặng tâm vào việc theo đuổi thành công, bởi việc gì đến sẽ đến, khi tới thời điểm chín muồi, nỗ lực bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng. 

(Theo Epochtimes) 

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà