Tổng biên tập tờ “Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc qua đời ở tuổi 56

08/11/19, 16:09 Thế giới
Đường Ninh - Chủ tịch hội đồng giám sát Website báo Nhân dân đã qua đời tại Bắc Kinh.
Đường Ninh - Chủ tịch hội đồng giám sát Website báo Nhân dân đã qua đời tại Bắc Kinh. (Ảnh: Sina)

Đường Ninh, tổng biên tập tờ “Nhân dân Nhật báo” (People’s Daily) của Trung Quốc phiên bản dành cho người nước ngoài, đã qua đời tại Bắc Kinh vào lúc 5 giờ sáng ngày 30/10/2019, nguyên nhân được cho là có bệnh không qua khỏi.

Đường Ninh - Chủ tịch hội đồng giám sát Website báo Nhân dân đã qua đời tại Bắc Kinh.
Đường Ninh – Chủ tịch hội đồng giám sát Website báo Nhân dân đã qua đời tại Bắc Kinh. (Ảnh: Sina)

Sơ yếu lý lịch công khai cho thấy Đường Ninh 56 tuổi, sinh vào tháng 7/1963, trình độ đại học chính quy. Từ tháng 8/1985 đến tháng 6/1995, ông là biên tập viên của tờ “Nhân dân Nhật báo” hải ngoại. Từ tháng 11/1999 đến tháng 6/2005, Đường Ninh lần lượt giữ chức phó Chủ nhiệm và Chủ nhiệm của phòng “Nhân dân Nhật báo” phiên bản dành cho người nước ngoài.

Sau tháng 6/2005, Đường Ninh đảm nhận vị trí chủ nhiệm ban xã hội của “Nhân dân Nhật báo”, và đảm nhiệm gần 11 năm. Tháng 1/2016, Đường Ninh đảm nhận chức vụ Chủ tịch hội đồng giám sát Website báo Nhân dân, kiêm Phó thư ký Đảng ủy của Website báo Nhân dân.

Trong những năm gần đây, những người nội bộ của cơ quan ngôn luận “Nhân dân Nhật báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên gặp xui xẻo.

Vào tháng 11/2018, Hồ Hân – cựu tổng biên tập Tạp chí “Tin tức mặt trận” thuộc “Nhân dân Nhật báo”, đã nhảy lầu tự sát từ tầng 19 của tòa soạn số 36. Hồ Hân bị trầm cảm trước khi chết.

Vào ngày 22/8/2012, Từ Hoài Khiêm – tổng biên tập mảng đất đai của “Nhân dân Nhật báo”, cũng đã nhảy lầu tự sát vì bị trầm cảm.

Từ Hoài Khiêm từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Khó khăn của tôi là dám nghĩ mà không dám nói, dám nói mà không dám viết, dám viết mà không có chỗ nào để đăng. Tôi rất ngưỡng mộ những nhà văn tự do viết tiểu luận để kiếm sống, nhưng tôi không thể thoát ly khỏi thể chế, nếu như vậy thì cả nhà bạn phải húp cháo rồi”.

Hồ Hân – Tổng biên tập Tạp chí “Chiến tuyên tin tức” thuộc Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nhảy lầu tự tự hôm 6/11/2018, nguyên nhân ban đầu được cho là do mắc chứng trầm cảm.
Hồ Hân – Tổng biên tập Tạp chí “Tin tức mặt trận” thuộc Nhân dân Nhật báo đã nhảy lầu tự tự hôm 6/11/2018, nguyên nhân ban đầu được cho là do mắc chứng trầm cảm. (Ảnh: Twitter)

Tuyên truyền dối trá

Từ năm 1949, tờ “Nhân dân Nhật báo” đã là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, lấy trung tâm là tuyên truyền lý luận, phương châm, lộ trình và chính sách của ĐCSTQ.

Nhìn lại lịch sử, “Nhân dân Nhật báo”, với tư cách là cơ quan ngôn luận chính của ĐCSTQ, luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành chiến dịch “tổng động viên” và “hiệu lệnh chiến đấu” trong các phong trào quét sạch phản động, trấn áp phản cách mạng, kế hoạch Đại Nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, sự kiện Pháp Luân Công, đàn áp Thiên An Môn (4/6/1989)…, đã dẫn dắt dư luận Trung Quốc trong một thời gian dài.

Một cựu biên tập viên của tờ báo đã từng nói rằng, “Nhân dân Nhật báo” chỉ có thời gian xuất bản trên tiêu đề báo là thật, còn lại đều là giả dối.

Khâu Minh Vĩ – cựu phó biên tập “Diễn đàn nhân dân” thuộc “Nhân dân Nhật báo” từng nói rằng, các nhà báo, phóng viên, biên tập thường bị ép làm giả. Bởi vì, theo lời của một phóng viên “không làm giả thì không có cơm ăn”. Phóng viên cũng chỉ có thể là công cụ văn bản “Đảng kêu làm gì thì làm nấy”.

“Truyền thông giết người”

Bình luận viên chính trị đương thời Trọng Thạch Tài đã từng nói trong một loạt bài viết về “Nhân dân Nhật báo” rằng, khi nói đến giết chóc, mọi người sẽ nghĩ đến chiến tranh, xâm lược, nhưng ĐCSTQ lợi dụng “truyền thông giết người” vừa kín đáo và lại có thể lừa dối, cũng không dễ nhận thức được nó.

Vào ngày 23/7/1999, "Nhân dân Nhật báo" dùng phương thức viết bài xã luận, bình luận, báo cáo phỏng vấn.... tung ra hàng loạt vụ án giết người vu oan Pháp Luân Công.
Vào ngày 23/7/1999, “Nhân dân Nhật báo” dùng phương thức viết bài xã luận, bình luận, báo cáo phỏng vấn…. tung ra hàng loạt vụ án giết người vu oan Pháp Luân Công. (Ảnh: TH)

Vào ngày 23/7/1999, “Nhân dân Nhật báo” trực tiếp mở một chuyên mục đặc biệt về Pháp Luân Công, dùng phương thức viết bài xã luận, bình luận, báo cáo phỏng vấn…. tung ra hàng loạt vụ án giết người vu oan Pháp Luân Công, án tự sát, án đầu độc, thậm chí là trường hợp tử vong vì bệnh để lừa gạt nhân dân Trung Quốc.

Trong vòng 30 ngày từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1999, “Nhân dân Nhật báo” đã xuất bản 347 bài viết chỉ trích Pháp Luân Công. Để bôi nhọ nhóm người tập luyện Pháp Luân Công và tuyên truyền phá hoại, trong những ngày đầu, tờ “Nhân dân Nhật báo” thậm chí đã xuất bản tờ báo bịa đặt “vụ án 1400 trường hợp tử vong”.

Vào ngày 23/1/2001, ĐCSTQ cũng đã tạo ra một vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn, sau hai giờ xảy ra vụ việc thì Tân Hoa Xã đã công bố tin tức tiếng Anh với toàn thế giới. Tương tự, “Nhân dân Nhật báo” cũng đi đầu trong việc đưa tin tức về vụ tự thiêu.

Vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn do ĐCSTQ đạo diễn có trăm ngàn chỗ hở, truyền thông và xã hội quốc tế đều cho rằng đó là âm mưu hãm hại Pháp Luân Công.

Ấn bản “Nhân dân Nhật báo” dành cho người nước ngoài do Đường Ninh dẫn dắt, cũng đã xuất bản một số lượng lớn các bài báo bêu xấu Pháp Luân Đại Pháp, dùng thủ đoạn cắt câu lấy nghĩa tạo ra sự thật, trắng trợn vu hãm Pháp Luân Công và người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Trong ấn bản “Nhân dân Nhật báo” dành cho người nước ngoài, Đường Ninh đã từng nhiều lần sử dụng tên của mình để xuất bản các bài viết bêu xấu Pháp Luân Công, gieo rắc hận thù và dối trá.

Dưới sự đầu độc bởi những lời tuyên truyền bịa đặt của truyền thông ĐCSTQ, các cấp công an – viện kiểm sát – tòa án hãm hại các học viên Pháp Luân Công không chút kiêng kỵ. Trang Minghui.org thống kê, trong 20 năm qua, ít nhất 4.363 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, vô số người tập Pháp Luân Công đã bị kết án bất hợp pháp, bị tra tấn và thậm chí bị mổ cắp nội tạng.

Khâu Minh Vĩ – cựu phó chủ biên của “Diễn đàn Nhân dân”, đã từng nói rằng trong nghiên cứu trước đây, ông biết được Pháp Luân Công chủ trương “chân, thiện, nhẫn”, là một đoàn thể không có bạo lực, tu luyện ôn hòa, “cái này thì có gì là không ổn?”.

Ông nhấn mạnh rằng mỗi người nên có thể được hưởng quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo. Khi bảo vệ quyền lợi của mình, các học viên Pháp Luân Công cũng đang bảo vệ quyền lợi không thể xâm phạm của mỗi người dân.

Nhật Hạ (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?