Lao động nô lệ Trung Quốc cất giấu thư cầu cứu trong vật phẩm Halloween

18/11/13, 01:35 Trung Quốc

Phát biểu dưới bí danh là ông Trương, người tự nhận mình là tác giả bức thư đã được phóng thích từ trại Mã Tam Gia, kể với CNN: “Điều đầu tiên họ làm là chà đạp nhân phẩm và làm nhục bạn”.

hlw

Đồ trang trí Halloween của bạn có thể được làm bởi các nô lệ Trung Quốc. Oregonian Julie Keith biết được điều này từ một bức thư kinh hoàng mà một lao động nô lệ Trung Quốc đã kẹp giữa hai tấm bìa bằng xốp chống cháy trong một bộ đồ trang trí ngày lễ “Totally Ghoul” mà cô mua ở Kmart. Care2 Causes đã thuật lại câu chuyện của cô vào Tháng 12 năm ngoái trong bài viết “Tù nhân trại lao động Trung Quốc vận chuyển lén thư cầu cứu trong sản phẩm Kmart”. Kể từ đó, tác giả của bức thư có vẻ đã được tìm thấy.

Bức thư mô tả tình cảnh của trại lao động Mã Tam Gia. Hàng ngàn tù nhân làm việc 15 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, trong sự đau đớn vì bị đánh đập và tra tấn, người tố giác viết. Họ không phải là tội phạm mà họ gán tội, thường vì các nguyên nhân chính trị hay theo một tôn giáo bị cấm, và bị cầm tù mà không qua xét xử.   

Lá thư được kẹp giữa hai tấm bìa bằng xốp chống cháy miêu tả tình trạng của trại lao động Mã Tam Gia ở Đông bắc Trung Quốc

Keith đã tìm kiếm sự trợ giúp. Các tổ chức nhân quyền không đáp lại, quan chức hải quan Mỹ thì cho biết, họ không thể làm gì ngoài việc đưa báo cáo của cô vào một tập tài liệu. Bị các nhà chức trách lờ đi, Keith đã đăng lá thư lên Facebook. Hãng thông tấn CNN đã mở một cuộc tìm kiếm tác giả của lá thư, và đáng ngạc nhiên là dường như họ đã tìm thấy người này.

Phát biểu dưới bí danh là ông Trương, người tự nhận là tác giả bức thư được thả từ trại Mã Tam Gia, kể với CNN: “Điều đầu tiên họ làm là chà đạp nhân phẩm và làm nhục bạn”. Trương nói rằng nhà tù sử dụng việc đánh đập, cấm ngủ và tra tấn để kiểm soát tù nhân. Một người cựu tù khác là Lưu Hoa cho biết, trại giam này là “địa ngục trần gian”. Cô mô tả việc lính gác ra lệnh cho các tù nhân đánh cô và cô bị bất tỉnh trong một vụ hành hung như vậy; khi tỉnh lại, cô bị ép quay trở lại làm việc.

Một trong những hình thức tra tấn sự dụng ở trại lao động Mã Tam Gia – kéo căng bằng gường đôi.

Một cựu tù thứ ba cho biết, các lính canh xích tù nhân lại và lạm dụng tình dục họ. Trần Thẩm Xuân, người nhận án hai năm tù do kiên trì khiếu nại nhằm lấy lại tiền lương chưa được thanh toán từ một nhà máy quốc doanh, kể rằng da cô bị roi điện dí vào lâu đến nỗi cô ngửi thấy mùi thịt cháy và bị túm tóc kéo đi.

Trung Quốc bắt giữ ông Trương vài tháng trước Olympic Bắc Kinh 2008, có lẽ vì ông là một học viên Pháp Luân Công. Một báo cáo từ Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ phát hiện, Pháp Luân Công đối mặt với việc bắt giữ tùy tiện, giam giữ và tra tấn lâu dài, dẫn đến 3,500 cái chết. Họ chiếm hai phần ba số nạn nhân bị tra tấn. Các tù nhân khác bị chuyển đến trại lao động vì chỉ trích chính phủ hay vì tội danh nhỏ nhặt.

Trương đã viết 20 lá thư trong hai năm về hoản cảnh tuyệt vọng của các tù nhân trong trại lao động và gói chúng trong các hộp trang trí Halloween, một kỳ tích không nhỏ. Ông phải kiếm được giấy bút, thứ mà tù nhân không được phép có. Thời điểm duy nhất ông có thể viết là thời gian ngủ ít ỏi,dù lính gác vẫn theo dõi nhất cử nhất động. Ông Trương phải nằm quay lưng về phía họ và dựa mảnh giấy lên gối để viết với vốn từ tiếng Anh được học ở đại học, rồi lén đặt các lá thư vào trong những hộp quà có khả năng sẽ được chuyển đến các nước nói tiếng Anh.

Việc làm dũng cảm và khó khăn của Trương cùng quyết tâm giúp đỡ của Keith đã làm sáng tỏ bộ mặt của “Các Trường Giáo Dục Tư Tưởng” tại Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc khẳng định, họ sẽ chấm dứt sử dụng lao động cưỡng bức vào cuối năm 2013. Mã Tam Gia đã bị đóng cửa, nhưng đó chỉ là một trong hơn 300 trại lao động Trung Quốc, theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc thuộc tổ chức này là Corinna-Barbara Francis cho biết, rất khó để đóng cửa các trại lao động vì chúng hái ra tiền, không chỉ nhờ sức lao động của các tù nhân mà còn nhờ vào khoản hối lộ cho các “cán bộ” từ tù nhân để được đối xử nhẹ tayhoặc thả ra sớm. “Căn cứ vào số tiền khổng lồ kiếm được từ những nơi này, sự hấp dẫn về kinh tế đã khiến nhu cầu giữ lại hệ thống này trở nên rất mạnh mẽ”, Francis nhận định.

Trong khi Trương được tự do, hàng ngàn người khác tiếp tục chịu đựng trong các trải cải tạo đối xử với tù nhân như nô lệ.

Theo care2causes

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời