Dấu tích ‘con đường muối’ bên dòng A Vương

18/07/11, 18:00 Tri thức

Đầu năm 2010, cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin (VH – TT) huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát hiện được một tảng đá có khắc những ký hiệu với hình thù rất lạ tại làng Achia, xã Lăng. Đây có thể là minh chứng về “con đường muối” giữa người Cơ Tu và người Chăm khi xưa.

 

Đầu năm 2010 cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin (VH – TT) huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát hiện được một tảng đá có khắc những ký hiệu với hình thù rất lạ tại làng Achia, xã Lăng. Từ đó đến nay, dù đã có nhiều cuộc nghiên cứu được triển khai nhưng ý nghĩa trên vách đá kia thì vẫn còn là bí mật.

Cận cảnh những ký tự trên vách đá.

Văn bản cổ trên đá

Sau khi có tin về vách đá có khắc chữ kỳ lạ trên, tháng 7/2010, đoàn khảo sát của tỉnh Quảng Nam đã mang theo đồ dập, dập gồm giấy dó, mực và một số phụ kiện khác về Tây Giang khảo sát. Khi đến nơi, đoàn khảo sát phát hiện trên vách đá vôi, có một ít địa y sống bám, trên cao là những tán cây lớn, che chở các dòng chữ còn lộ rõ. Nhiều cán bộ khảo sát phải dầm mình trong dòng nước đục và đứng khập khiễng trên các thanh gỗ để dập bản. Vách đá nằm chênh vênh bên dòng A Vương nên rất khó khăn trong việc tiếp cận, cả đoàn phải thay nhau dập đến ba bản khắc trên bề mặt đá tự nhiên.

Theo tài liệu mà nhà dân tộc học Nguyễn Thượng Hỷ có được thì  trước khi cán bộ Phòng VH – TT huyện Tây Giang phát hiện ra tấm đá chứa “ẩn ngữ” này thì nó đã được phát hiện trước đó vào năm 1938. Tài liệu Văn khắc trên đá ở Samo: Một đoán định giải mã diễn dịch và định ngày tháng của tác giả Daoruang Wittayarat – Tiến sĩ Trường Thực hành cao cấp Pháp cho biết, khoảng tháng 3 – 4 năm 1938, ông Le Pichon, vị quan ba của Pháp lập đồn ở huyện Hiên và Giằng cũ, đã biết về vách đá này, khi đó nó nằm gần đồn Samo. Sau đó, ông cho người phát quang dọn dẹp, với diện tích 5 x 12m và làm giàn giáo tre để thuận tiện trong việc dùng vôi tô vết lõm vào, làm rõ nét các bản văn khắc trên đá để chụp ảnh. Công việc này được hoàn thành trong hai ngày.

Có ý kiến cho rằng đây là những ký tự Chăm cổ vào thế kỷ 8-9.

“Con đường muối”?

 

“Việc tri ân, ghi nhớ  công ơn các vị thần theo hình thức thần sông, thần núi, thần đá… là tính đặc trưng của tín ngưỡng bái vật giáo mà các tộc người vùng Trường Sơn và Tây Nguyên đã hướng tới”.

Nhiều giả thuyết đã  được đưa ra về các ký tự trên vách đá được phát hiện. Ông Nguyễn Thượng Hỷ cho rằng đây là di tích Chăm cổ. “Ở độ cao hơn 600m, gần biên giới Việt – Lào mà xuất hiện di tích Chăm cổ là điều đáng để những nhà nghiên cứu quan tâm”. Có thể các ký tự trên vách đá là ngôn ngữ của người Chăm cổ vào khoảng từ thế kỷ thứ 8-9.

Cũng có ý kiến cho rằng, người Cơ Tu xưa có thể là “láng giềng thân thiện” với người Chăm. Những ký tự trên vách đá có thể là minh chứng cho câu chuyện về “con đường muối” mà những năm gần đây các nhà nghiên cứu trong nước đang tìm hiểu. Sự xuất hiện và tồn tại đến hôm nay của các ký tự trên vách đá bên dòng A Vương là minh chứng cho việc giao thương trên sông mà chủ yếu là con đường muối.

Cùng với các nhà khảo cổ  học và dân tộc học, ông Nguyễn Chí Toàn, trưởng phòng VH – TT huyện Tây Giang, cũng có những nhận định ban đầu về các ký tự trên vách đá này. Theo ông Toàn, việc khắc những ký hiệu trên vách đá bên dòng A Vương là không dễ dàng gì, đặc biệt với ngày trước, khi phương tiện và công cụ khắc còn thô sơ. Vì vậy, ông Toàn nhận định nhiều khả năng ngày xưa có đoàn vua chúa đi ngang qua đây, khi lưu lại một thời gian đã khắc những “ẩn ngữ” này để làm kỷ niệm.

Một giả thuyết khác cũng được ông Toàn đưa ra là có thể  có người đi tìm cuộc sống riêng, lên khu vực này ở ẩn rồi khắc lên đá ghi dấu mình đã ở đó. “Tất cả các ý kiến đưa ra xoay quanh những ký tự trên tảng đá đến nay cũng chỉ là giả thuyết. Bí mật sẽ được giải mã cho đến khi nào chúng ta hiểu về ý nghĩa của các ký tự đó”, ông Toàn nhấn mạnh.

Toàn cảnh vách đá có ký tự cổ nhìn từ bờ bên này sông A Vương.

Bảo tồn

Dù đã có sự vào cuộc của nhiều nhà khoa học, thậm chí bản copy các ký tự trên vách đá bên dòng A Vương đã  được gửi sang Nhật nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có  kết quả. Vì vậy, lúc này việc bảo tồn và giữ  gìn nguyên vẹn vách đá là nhiệm vụ quan trọng. “Chúng tôi đã và đang phối hợp với chính quyền xã Lăng bảo vệ tảng đá, bảo vệ không gian xung quanh tảng đá để hạn chế đến mức thấp nhất những hư hại có thể xảy ra với tảng đá này”, ông Toàn cho biết.

Cũng theo ông Toàn, ban đầu cơ quan chức năng có ý định thuê thợ lên đục lấy tảng đá mang về. Tuy nhiên, do tảng đá lớn và sợ bị vỡ nên thôi. Sắp tới Phòng VH – TT huyện sẽ đề nghị lãnh đạo huyện Tây Giang mời một số nghệ nhân lên chỗ tảng đá làm một phiên bản mang về.

“Nếu được, chúng tôi sẽ gắn phiên bản các ký tự vào một tảng đá khác và tạo thành một quảng trường hay làng cổ. Khi có nhà truyền thống thì sẽ mang phiên bản hòa chung vào không gian truyền thống”, ông Toàn chia sẻ ý tưởng của mình.

Theo bee.net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?