Đâu là nguyên nhân đằng sau sự tự tôn của người Pháp?

10/07/19, 08:16 Chưa phân loại
Nguyên nhân đằng sau sự tự tôn mãnh liệt của người Pháp, chính là sự tự ti về ngôn ngữ.
Nguyên nhân đằng sau sự tự tôn mãnh liệt của người Pháp, chính là sự tự ti về ngôn ngữ. (Ảnh: Xuehua) 

Sự tự tôn của người Pháp biểu hiện rất rõ ràng, đặc biệt đối với ngôn ngữ thì họ lại càng nhạy cảm. Mà đằng sau điều này cũng có nguyên nhân rất kỳ lạ.

Nguyên nhân đằng sau sự tự tôn mãnh liệt của người Pháp, chính là sự tự ti về ngôn ngữ.
Nguyên nhân đằng sau sự tự tôn mãnh liệt của người Pháp liên quan đến sự tự ti về ngôn ngữ. (Ảnh: Xuehua)

Người Pháp vô cùng tự hào về ngôn ngữ của nước mình. Rất nhiều người đi du lịch qua nước Pháp đã có trải nghiệm này: Nếu như dùng tiếng Anh để hỏi đường hay chào hỏi, không ít người sẽ quay mặt đi hướng khác, tỏ ra hờ hững.

Tình huống này thường xuyên gặp phải, nên rất dễ làm người ta nghĩ rằng: Chắc hẳn tiếng Pháp là một ngôn ngữ có truyền thống lịch sử lâu đời? 

Trên thực tế, tiếng Pháp là một ngôn ngữ tương đối mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao khoa học Pháp không quá phát triển. 

Vào thế kỷ thứ 5, các nơi trên thế giới đều sử dụng ngôn ngữ địa phương khác nhau. Mà ngay ở nước Pháp lúc đó cũng là sử dụng mấy ngôn ngữ. Ví dụ như ở phía Bắc nước Pháp và nơi hiện nay là Paris thì sử dụng ngôn ngữ Oïl, mà vùng Provence ở Đông Nam nước Pháp thì sử dụng ngôn ngữ Oc. 

Cho đến thế kỷ 12, tình trạng này vẫn không có gì thay đổi. Tại trường đại học Paris lúc đó, người ở Normandie và người ở Marseille, tuy đều cùng là một quốc gia, nhưng lúc bọn họ gặp nhau ở trường đại học, lại không có cách nào nói chuyện với nhau được.

Rất nhiều người Pháp, tuy đều cùng là một quốc gia, nhưng lúc bọn họ gặp nhau ở trường đại học, lại không có cách nào nói chuyện với nhau được.
Rất nhiều người Pháp gặp nhau, nhưng lại không có cách nào nói chuyện với nhau được. (Ảnh: ELLE)

Như vậy trong giới học thuật có ngôn ngữ chung hay không? Nói đến đây, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thời đó đương nhiên là tiếng Latin. Nhưng vì tiếng Latin là một ngôn ngữ cổ đại, ngữ pháp của nó tương đối khó. 

Bởi vì lúc đó sách chuyên về khoa học hay y học đều sử dụng tiếng Latin, các học sinh để có thể đọc được những sách vở đó, không còn cách nào khác là phải dồn sức để học tiếng Latin. 

Một tiểu  thuyết của nước Pháp thời đó tên là “Cự nhân truyện” (Truyện người khổng lồ) đã có ý mỉa mai việc này. Người cha của tác giả cuốn tiểu thuyết này muốn con trai mình được tiếp thu trình độ giáo dục cao nhất, nên ông đã mời một vị giáo sư đến dạy cho con trai. 

5 năm đầu người con trai phải học bảng chữ cái của chữ Latin, vài chục năm sau thì học ngữ pháp tiếng Latin. Cuối cùng phải mất 34 năm để học tiếng Latin. Trong thời gian này, người con trai chỉ học được mỗi một quyển sách giáo khoa bằng tiếng Latin mà thôi. 

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, vào năm 1539, dưới sự quyết đoán của vua Francis I, nước Pháp đã dựa vào ngôn ngữ Oïl để đưa ra tiếng Pháp, đồng thời vua Francis I cũng ra đạo lệnh Villers-Cotterêts tuyên bố tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Pháp. 

Vào năm 1634, Hồng y Richelieu thành lập Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) để thống nhất và bảo vệ tiếng Pháp. Tiếng Pháp hiện đại chính là được xây dựng trên ngôn ngữ này. 

Có thể do phải trải qua một chặng đường dài mới có thể thống nhất được ngôn ngữ, nên người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của mình.
Có thể do phải trải qua một chặng đường dài mới có thể thống nhất được ngôn ngữ, nên người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của mình. (Ảnh: Pinterest)

Mặc dù như thế, các quốc gia khác ở Châu Âu đã nhanh chóng tìm được ngôn ngữ chung của họ, nên họ đều có thể dùng ngôn ngữ của chính mình để nghiên cứu sách vở, bởi vậy học thuật của họ đều phát triển nhanh hơn nước Pháp, nói cách khác, nước Pháp đã bị bỏ lại phía sau.

Có thể do phải trải qua một chặng đường dài mới có thể thống nhất được ngôn ngữ, nên người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của mình. Nhưng không hẳn mọi người Pháp đều nghĩ như vậy, đặc biệt là đối với những người Pháp trẻ tuổi. 

Một bạn trẻ người Pháp đã phản hồi lại ý kiến khi cho rằng người Pháp không thích nói tiếng Anh như sau: 

“Tôi đồng ý rằng hầu hết người Pháp đều không thích nói tiếng Anh. Nhưng tôi nghĩ họ không muốn nói tiếng Anh vì không muốn phải xấu hổ. Họ không tự tin khi nói tiếng Anh, bởi vì họ biết họ sẽ mắc rất nhiều lỗi, và với niềm kiêu hãnh của mình họ sẽ không bắt chuyện nếu họ cảm thấy không thoải mái.

Sự thật là không có nhiều người Pháp có thể nói tiếng Anh chuẩn, họ cảm thấy bối rối khi không hiểu cái gì đó, và không thể diễn đạt mọi thứ họ muốn. Điều này có thể tạo ra ấn tượng là người Pháp không lịch sự và không muốn nói tiếng Anh”.

Chân Chân biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi