Muốn sống thảnh thơi, đừng ôm giữ chuyện quá khứ, đừng đọ sức với tiểu nhân

17/01/22, 14:13 Đọc & Suy ngẫm

Có người từng hỏi một vị cao nhân đang tu hành rằng phải làm thế nào để sống vô tư vui vẻ? Làm thế nào để giữ được thái độ ôn hoà?. Ông ấy chỉ đơn giản đáp: “Không vướng mắc chuyện đã qua, không so đo với kẻ có lòng dạ hẹp hòi”. Điều này quả thực rất chính xác.

Muốn sống thảnh thơi, đừng ôm giữ chuyện quá khứ, đừng đọ sức với tiểu nhân. (Ảnh: Pinterest)

Không vướng mắc chuyện đã qua

Trong “Hậu Hán thư” có một câu chuyện về chiếc bình vỡ vô cùng ý nghĩa như sau: Một người tên Mạnh Mẫn đang đi trên đường, không cẩn thận làm vỡ chiếc bình, nhưng anh ta chẳng buồn nhìn mà đi tiếp. Quách Thái lấy làm kì lạ, liền hỏi anh ta tại sao lại không buồn liếc mắt một cái.

Mạnh Mẫn nói: “Đằng nào chẳng vỡ rồi, nhìn thì có tác dụng gì, lẽ nào còn dán lại được sao? Trên thế gian này có nhiều việc xảy ra thì cũng xảy ra rồi, chán nản buồn bã cũng không mang lại kết quả gì, so với việc khổ sở giày vò, chi bằng nên biết buông tay”.

Tô Thức bị đày xuống Hoàng Châu, vốn dĩ là bị đồng liêu dàn xếp hãm hại, đẩy ông vào đường cùng. Nếu như ông cứ một mực để bụng, thì có lẽ chỉ có nước tức khí mà chết. Nhưng ông lại nói: “Gậy trúc, giày rơm hơn vó ngựa. Ai sợ! Áo tơi mưa khói mặc bình sinh” (Định phong ba – Tô Thức)

Ông rời bỏ chốn quan trường tranh quyền đoạt lợi, tận hưởng cảnh vật của Hoàng Châu, dốc bầu nhiệt huyết dạy học, trồng người, vì Hoàng Châu, vì bản thân mà mở ra một vùng đất mới.

Cổ nhân nói: “Người kiên định thì vô cảm, không dễ bị chi phối, còn người quá mẫn cảm thì dễ chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, không kiên định”. Chỉ có những người không vướng mắc chuyện cũ mới có thể giữ được tâm ổn định. Sinh lực trong mỗi chúng ta đều có hạn, so với việc vương vấn hối hận, chi bằng tập trung sức lực làm tốt việc của mình.

Trong “Hậu Hán thư” có một câu chuyện về chiếc bình vỡ. (Ảnh: kknews)

Những người thành công, thường nhẫn nhịn chuyện nhỏ, chuyện gì nhịn được sẽ nhịn, nhường được sẽ nhường, không phải bọn họ nhu nhược bất tài, chỉ là họ cảm thấy cuộc sống này nên dành cho những thứ tốt đẹp hơn.

Không so đo với tiểu nhân

Murakami Haruki nói: “Không phải mọi con cá đều sống ở cùng một đại dương”. Cổ nhân cũng từng dạy: “Chẳng thể bàn chuyện băng tuyết với đám côn trùng mùa hè”. Tiểu nhân không giống với người bình thường, họ không từ thủ đoạn để đạt được mục đích, không có nguyên tắc, bụng dạ hẹp hòi. Bọn họ không có cốt cách, càng không có khí phách, cách tốt nhất chính là không nên so đo với họ.

Tô Thức hết lần này đến lần khác bị Chương Đôn hãm hại, lần lượt bị đày đến Hoàng Châu, Huệ Châu, Đam Châu, cả đời phiêu bạt bốn bể. Thậm chí trước lúc đến Đam Châu ông đã chuẩn bị xong quan tài. Nhưng sau đó Tô Thức được đại xá, hoàng đế triệu ông về kinh.

Chương Đôn sợ ông sẽ trả thù, liền sai con trai viết một bức thư, hy vọng Tô Thức có thể cho ông ta một con đường sống. Tô Thức chỉ nói một câu: “Nói thêm cũng chẳng ích gì. Chuyện đã qua rồi, đừng nhắc nữa”.

Friedrich Nietzsche, một nhà triết học người Phổ nói: “Chiến đấu với rồng dữ lâu ngày, thì bản thân mình sẽ bị biến thành rồng dữ; khi bạn cứ nhìn chằm chằm vào vực thẳm, vực thẳm sẽ nhìn lại bạn”. Quá so đo với tiểu nhân, thì bản thân mình sẽ bị biến thành tiểu nhân.

Trái tim con người vốn nhỏ hẹp, khi được lấp đầy bởi thù hận rồi, thì làm gì còn chỗ cho tình yêu. Tô Thức không muốn tính toán với Chương Đôn, vì còn bao chuyện tốt đẹp khác đang chờ ông. Không so đo tính toán với tiểu nhân, thực ra cũng là tự giải thoát cho mình.

Cổ nhân đã nhắc nhở chúng ta phải gần gũi người hiền, tránh xa tiểu nhân. Trong cuộc sống, chúng ta cố gắng tránh giao thiệp với tiểu nhân, nếu tránh không được, thì nhất định phải cẩn trọng.

Quách Tử Nghi danh tướng đời Đường một lần bị bệnh nằm nhà, Ngự sử Lô Kỷ đến thăm, Quách Tử Nghi liền bảo nữ quyến tránh mặt đi hết, để một mình ông tiếp đón Lô Kỷ. Sau khi Lô Kỷ về, mọi người đều thắc mắc, sao lại để họ phải tránh mặt đi.

Quách Tử Nghi nói: “Lô Kỷ diện mạo xấu xí, mọi người nhìn thấy ắt sẽ to nhỏ chế nhạo, ông ta lòng dạ hẹp hòi, tính toán chi ly, sau này nhỡ ông ta có quyền thế, gia đình chúng ta nhất định sẽ bị báo thù. Vì vậy tốt nhất không nên chọc vào tổ kiến lửa”.

Về sau quả nhiên khi Lô Kỷ được thăng chức, ông ta đã trả thù hết những đại thần mà trước đó đã đắc tội với mình. Chỉ có gia đình của quách Tử Nghi là may mắn thoát nạn.

Có thể đắc tội với quân tử, nhưng không thể đắc tội với tiểu nhân. Đối với tiểu nhân, cách tốt nhất là không đắc tội, không thân thiết, và tránh càng xa càng tốt.

Tuệ Tâm (Theo Secret China)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi