Lịch sử của KGB: Tổ chức gián điệp khét tiếng tàn bạo của Liên Xô

30/08/18, 16:26 Trung Quốc

Liên bang Xô Viết nổi tiếng có nhiều tổ chức tình báo khét tiếng hung tàn. Một trong số đó là KGB, tổ chức cảnh sát bí mật đã giúp nhà độc tài Stalin hành quyết hàng triệu người trong những cuộc thanh trừng của ông.

Những thành viên đầu tiên trong đội đặc nhiệm Alpha của KGB Liên Xô năm 1976. (Ảnh qua specnaz.ru)

KGB (Komitet Gosudarstvennoi Bezopasnosti – Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) chính thức được cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev thành lập vào năm 1954. Đây thực chất là một hệ thống cảnh sát chìm dùng để trấn áp những người đối lập và bảo vệ chế độ Xô Viết sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917.

Qua nhiều năm, tổ chức này đã được đổi tên nhiều lần, với những cái tên như OGPU, NKVD, MVD, MGB, KGB, FSB.

Dưới sự lãnh đạo của Lenin, KGB đã bắt bớ những người được cho là kẻ thù của Đảng Cộng sản. Chính sách bắt bớ này dẫn đến một xã hội Liên Xô tàn khốc chưa từng thấy dưới thời Stalin. Trong đó một lãnh đạo nổi tiếng tàn độc của KGB là Lavrenti Beria đã hành quyết hàng triệu kẻ thù có thật và do ông “tưởng tượng”, ngoài ra tổ chức này còn tấn công các đối thủ của Stalin ở nước ngoài như thành viên bộ chính trị Leon Trotsky.

Cảnh sát bí mật dưới thời Sa hoàng

Ivan IV Vasilyevich hay Ivan Bạo Chúa – Nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng năm 1547 – đã thành lập lực lượng cảnh sát bí mật đầu tiên của Nga, còn được gọi là Oprichniki năm 1565 để tăng cường quyền lực của mình bằng cách khủng bố người dân.

Nga hoàng Nicholas I (cai trị từ 1825-1855) cũng thành lập một lực lượng cảnh sát bí mật, gọi là Tiểu đội 3, điều hành một mạng lưới gián điệp và chỉ điểm khổng lồ. Alexander II (cai trị từ 1855-1881) đã thay thế Tiểu đội 3 tàn bạo bằng tổ chức Okhrna kém cỏi. Alexander III (sinh năm 1845, cai trị từ 1881-1894) tăng cường cảnh sát an ninh, tổ chức lại nó thành một cơ quan được gọi là Okhrana, trao cho nó quyền lực phi thường, và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ.

Sự đàn áp ở Nga cũng có một lịch sử lâu dài. Dưới ảnh hưởng của phương Tây và sự phản đối chế độ chuyên chế của Nga ngày càng tăng, chế độ này đã phản ứng lại bằng cách tạo ra lực lượng cảnh sát mật và tăng cường kiểm duyệt nhằm cắt giảm hoạt động của những người ủng hộ cải cách.

Cảnh sát mật dưới thời Lenin và những người Bolshevik

Khi lên nắm quyền vào năm 1917, những người Bolshevik (Cộng sản Nga) đã ban hành một loạt nghị định cách mạng phê chuẩn việc chiếm ruộng đất của nông dân và kiểm soát công nghiệp sau đó thay thế toà án cũ bằng các tòa án cách mạng. Chính phủ mới cũng tạo ra một cơ quan cảnh sát bí mật tên là Cheka – tên gọi khác của KGB – để khủng bố kẻ thù của nhà nước, bao gồm cả những người tư bản tự do và các đảng viên xã hội chủ nghĩa ôn hòa. Cheka được Feliks Dzerzhinsky lãnh đạo đến khi ông qua đời vào năm 1926. Bức tượng của Dzerzhinsky vẫn còn được đặt bên ngoài trụ sở KGB ở Moscow và nhiều thành phố, thị trấn khác ở Nga.

Nhà lãnh đạo Bolshevik Vladimir Lenin khuyến khích sử dụng khủng bố và bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Năm 1918, ông đã đưa ra những chỉ dẫn như thế này cho các nhà lãnh đạo Bolshevik để đối phó với các lãnh đạo nông dân – những người không chấp nhận cuộc cách mạng: “Các đồng chí!… Treo cổ (nhất định phải treo cổ, để người ta trông thấy) để hơn một trăm kẻ phú nông giàu có, những kẻ hút máu sẽ trông thấy … Làm theo cách mà hàng trăm cây số xung quanh, mọi người sẽ thấy, run rẩy, đến khi chúng hét lên: ‘Họ đang bóp cổ và sẽ bóp cổ đến chết những kẻ hút máu …’ Lê Nin của các đồng chí”.

Năm 1918, Lenin phàn nàn rằng cảnh sát mật của ông “quá nhu nhược”. Tháng 9 năm đó, ông lệnh cho các nhà chức trách ở Nizhni Novgorod “hãy gieo rắc nỗi kinh hoàng, hành quyết và trục xuất hàng trăm gái mại dâm, binh lính say rượu, cựu sĩ quan,…”. Vào một dịp khác, ông giải thích việc giết các đối thủ chính trị: “Nếu chúng ta không bắn những kẻ lãnh đạo này, chúng ta có thể bị đặt vào tình huống cần phải bắn 10.000 công nhân ư?”.

Án tử được cho phép áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Để trả thù cho vụ ám sát đã làm Lenin bị thương ở cổ, ông ta ra lệnh hành quyết hơn 800 nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trừng phạt Latvia và Estonia dám tuyên bố độc lập năm 1918, ông nói: “Nếu chúng băng qua biên giới ở đâu, ngay cả chỉ nửa dặm, hãy treo cổ hết bọn chúng”.

Stalin và tổ chức NKVD

Kết quả hình ảnh cho stalin and hitler together
Joseph Stalin được xếp ngang hàng với Adolf Hitler… (Ảnh qua TVN.BG)

Joseph Stalin (cầm quyền từ năm 1924-1953) được xếp ngang hàng với Adolf Hitler, Mao Trạch Đông và Pol Pot, là một trong những nhân vật diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20. Stalin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người Nga, trong đó có phụ nữ, trẻ em và những người bạn thân nhất của ông ta.

Stalin lên nắm quyền vào những năm 1920 cuối cùng đã chấm dứt sự tự do hóa xã hội và nền kinh tế diễn ra trong những năm cuối cùng Lenin cầm quyền, dẫn đến một giai đoạn chính phủ độc tài chưa từng thấy, tạo nên cuộc khủng bố chưa từng có ở Nga và các nước cộng hòa Xô Viết khác. Chế độ của Stalin ngày càng trở nên áp chế hơn vào những năm 1930. Nông nghiệp và công nghiệp trải qua quá trình tập trung cưỡng bức tàn bạo, các hoạt động văn hóa bị hạn chế. Dưới thời Stalin, hàng ngàn người được xem là nguy hiểm đối với nhà nước Liên Xô đã bị thanh trừng. Stalin cho ra đời Hiến pháp mới chính thức công nhận cảnh sát mật kiểm soát lực lượng dân quân, kiểm duyệt và xây dựng hệ thống trại cưỡng bức lao động rộng lớn. [Nguồn: Thư viện Quốc hội, tháng 7/1996]

Trong giai đoạn thanh trừng của Stalin vào những năm 1930, Bộ Dân ủy Nội vụ, viết tắt là NKVD, một cơ quan cảnh sát bí mật thừa kế của Cheka đầu những năm 1920, đã tăng cường giám sát thông qua nhân viên và người chỉ điểm, sau đó tiết lộ những âm mưu chống Liên Xô giữa các đảng viên sáng giá lâu năm. Stalin đã thiết lập lực lượng an ninh NKVD man rợ để thực thi chương trình nghị sự chính trị trong nước. Ông cũng tạo ra lực lượng cảnh sát chính trị, gọi là GPU, tiến hành hoạt động gián điệp ở nước ngoài và có hàng ngàn nhân viên được cài trên toàn thế giới. Đây là tiền thân của lực lượng ở nước ngoài của KGB.

>>> Cuộc đời bi thảm của những người con Stalin

NKVD đã thực hiện việc vây ráp và thẩm vấn; rất nhiều người bị hành quyết hoặc đưa đến các trại lao động cải tạo dưới thời Stalin. NKVD có trụ sở ở một tòa nhà tại Moskva mà sau này được KGB và người kế nhiệm là FSB sử dụng. NKVD lưu giữ những hồ sơ tỉ mỉ, nhiều cái cuối cùng đã được công bố vào đầu những năm 2000.

Sự thanh trừng dưới thời Stalin

Vào giữa thập niên 1930, Stalin tiến hành thanh trừng đảng. Ông đẩy mạnh chiến dịch khủng bố đi đến hành quyết, giam giữ hàng triệu người ở tất cả các giai tầng xã hội. Trong Đại khủng bố năm 1936 đến năm 1938, hơn một triệu người bị hành hình, hàng triệu người bị bắt, lưu đày, trục xuất khỏi nơi làm việc hoặc bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Trong thập niên 1930, Stalin củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội bằng cách tung ra một loạt các cuộc thanh trừng chống lại những người mà ông cáo buộc là “âm mưu chống lại nhà nước”. Những người trong nhóm phản đối Stalin hoặc bị xem là phản đối đã bị bắt, đôi khi bị xét xử tại tòa. Nikolia Yezhov, người tổ chức nhiều cuộc xét xử, được cho là đã phán hơn 20.000 án tử.

Những cuộc thanh trừng phần nhiều do Stalin bị hoang tưởng. Ông ra lệnh cho hành quyết ngay cả đồng đội và bạn thân. Không còn tư sản nào sót lại để thanh trừng, ông đã “tạo ra” tư sản ngay trong đảng Cộng sản. Những năm 1940, Stalin hoang tưởng nặng hơn và căm ghét người Do Thái.

Hàng trăm ngàn cai ngục và cảnh sát Liên Xô đóng vai trò tích cực trong cuộc thanh trừng, tra tấn và hành quyết bạn bè và người nhà các nạn nhân dù họ vô tội. Nhà thơ Osip Mandelshtamm từng viết: “Stalin không phải đi chém đầu/Chúng tự bay đi như bồ công anh”. Người ta đều đặn phản bội bạn bè và người thân. Stalin thường bắt các bà vợ của những người làm việc dưới quyền ông ta và chờ họ xin nài nỉ để có được một số quyền lợi. Ông ta biến những người phụ nữ trong sạch thành người chỉ điểm của KGB.

Lịch sử của thanh trừng Stalin

Stalin hoàn toàn khuất phục được Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng với sự phụ thuộc của ngành công nghiệp và nông nghiệp vào nhà nước. Stalin đã đảm bảo quyền lực độc tôn của mình qua việc trừng trị Bukharin (đồng minh của Stalin, chính trị gia Liên Xô) và “những nhà cánh hữu lệch lạc” vào năm 1929 và 1930. Để đảm bảo quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng sản, Stalin bắt đầu thanh trừng các lãnh đạo và thành viên cao cấp, trung thành mà ông nghi ngờ. [Nguồn: Thư viện Quốc hội, tháng 7/1996]

Cuộc thanh trừng của Stalin bắt đầu vào tháng 12/1934, khi Sergey Kirov bị ám sát. Sergey là người đứng đầu đảng Leningrad nổi tiếng ủng hộ chính sách ôn hòa dành cho nông dân. Mặc dù chưa rõ chi tiết, nhưng nhiều nhà sử học phương Tây tin rằng Stalin xúi giục giết người để loại bỏ đối thủ tiềm năng này. Kết quả, hàng loạt cuộc thanh trừng thành viên đảng Leningrad diễn ra khắp nơi, hàng ngàn người bị trục xuất, đưa đến các trại lao động cưỡng bức ở Siberia.

Có nhiều cuộc xét xử các nhà lãnh đạo đảng được công bố nhưng cũng có các cuộc thanh trừng không được công khai ở cả hàng ngũ lãnh đạo trẻ trong đảng, chính phủ, quản lý công nghiệp và văn hóa. Đảng đặc biệt nghiêm khắc trong cuộc thành trừng các nước cộng hòa không thuộc Nga. Cảnh sát mật cũng khủng bố dân chúng nói chung, với số lượng những người bình thường không kể xiết bị trừng phạt sau những cáo buộc giả tạo. Vào thời điểm các cuộc thanh trừng đã giảm xuống vào năm 1938, hàng triệu lãnh đạo Xô viết, các quan chức, và các công dân khác đã bị xử tử, bị cầm tù, hoặc bị lưu đày.

Ngay cả người dân của các vùng mà bị Hồng quân chiếm đóng, cũng trở thành nạn nhân như người Baltic, Ba Lan, Hungary, Romania, Đức như vụ thảm sát Katyn với sự đồng ý của Stalin trên 20 ngàn tù binh người Ba Lan đã bị hành quyết

Kết quả hình ảnh cho thảm sát rwanda
Thi thể còn lại của các sĩ quan Ba ​​Lan bị hành quyết theo lệnh của Stalin ở Katyn, 1940. (Ảnh: Internet)

Nạn nhân của thanh trừng Stalin

Trong các cuộc thanh trừng của Stalin, việc hành quyết được thực hiện trên “quy mô công nghiệp”. Có những gia đình nguyên cả nhà bị xóa sổ vì một người phạm tội nhỏ. Ở một nơi gần Moscow, có tới 500 người bị giết trong vòng một ngày. Nạn nhân có cả nhiều nông dân, công nhân nhà máy, quan chức chính phủ và thành viên quân đội.

Hơn một triệu thành viên của Đảng Cộng sản bị thanh trừng. Nhiều người từng giúp Stalin giành quyền lực cũng bị giết. Trong số 1.961 người tham dự Đại hội Đảng lần thứ 17 vào năm 1934, đã có 1.108 người bị xử tử, người thuộc Đảng Leningrad đặc biệt bị nặng nhất.

Quân đội Liên Xô cũng bị ảnh hưởng lớn. Hơn 1.000 tướng Liên Xô bị bắn từ năm 1938 – 1940 (ngược lại chỉ có 600 tướng lĩnh Đức Quốc xã chết trong Thế chiến II). Năm 1937-1938, 3 trong 5 thống chế, 13 trong 15 tổng tư lệnh, 110 trong 195 chỉ huy sư đoàn, 220 trong 406 lữ đoàn và vô số cán bộ khác bị xử tử theo lệnh của Stalin. Tàn sát như vậy làm quân đội Nga bị hao tổn nghiêm trọng ngay trước Thế chiến II.

Những người bị bắt trong thời kỳ Đại khủng bố

Nhiều người được đưa đến trại lao động bị xếp loại phản cách mạng hoặc kẻ thù của nhân dân theo luật hình sự của Stalin. Nhiều người bị bắt giam theo quy định “bắt giữ dự phòng” – lý do đơn giản là họ bị tình nghi.

Cao điểm của cuộc thanh trừng năm 1938, hơn 12 triệu người bị bắt, đa số vì những cáo buộc vô căn cứ như bị xem là “Kẻ thù của nhân dân” hay “kẻ thù của nhà nước”. Một học sinh trung học nói với Newsweek: “Họ đến gặp ông tôi vào ban đêm và bà tôi không bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra với ông. Bà không muốn nói về chuyến đó”.

Con gái của nhà tư bản dầu mỏ ở Baku, nói với National Geographic: “Cha tôi không lanh cho lắm. Họ đã bắt ông vì trước kia ông là nhà tư bản. Rồi ông bắt đầu nguyền rủa Stalin. Cha tôi nói: ‘Các ông muốn gì? Stalin là nhà độc tài”. Lời chỉ trích này nhanh chóng khiến ông [bị đày] đến Kazakhstan và bị xử bắn ở đó. Alla B. Shister từng là một người ủng hộ Stalin nhiệt tình. Nhưng sau khi chồng bị giết trong Đại khủng bố, người chồng khác mất tích trong cơn điên và bản thân cô bị đưa đến các trại lao động, cô đã phải thay đổi giọng điệu.

Những người lên tiếng vì dân chủ bị bỏ tù vì tội mưu đồ “lật đổ hệ thống Cộng sản, không tuân theo Hiệp ước Warsaw, phá hoại Liên bang Xô viết và có quan hệ với Hoa Kỳ”. Khách khứa tại bữa tiệc chỉ cần đùa “không hay” về Stalin đều đã bị bắt và đưa đến trại Siberia. Có cả gia đình bị lôi ra khỏi nhà rồi tống đến Bắc Cực vì bị dán nhãn tư sản khi sở hữu 2 con ngựa.

trại cưỡng bức, lien xo, lao dong, gulag,
Phương thức hành quyết nạn nhân tại một trại lao động cải tạo Gulag ở Liên Xô trong thời kỳ Stalin. Hình ảnh từ cuốn sách “Tranh vẽ về Gulag” của Danzig Baldaev.

>>> Tranh minh họa về Gulag – Trại lao động cưỡng bức khét tiếng tàn bạo thời Liên Xô

Sau những màn tra tấn và ép cung, ngay cả những người cộng sản trung thành nhất cũng “thú nhận” phản bội nhà nước và tham gia vào âm mưu khủng bố. Quá trình tư pháp hết sức sơ sài. Nếu có phiên tòa, tòa án cũng hành động theo lệnh của chính quyền Stalin và tuyên án theo ý nhà nước.

KGB Sau thời của Stalin

KGB được Nikita S. Khrushchev thành lập vào năm 1954 để thay thế NKVD. Lên nắm quyền, Khrushchev khiến các lãnh đạo cộng sản tại tại Đại hội Đảng bí mật lần thứ 20 tháng 2/1956 phải kinh ngạc. Ông đã dành 3 giờ lên án “sự tôn sùng chủ nghĩa cá nhân” của Stalin, “bạo lực và đồng bóng”, “tàn ác và quá khích”, lạm dụng quyền lực và xác nhận tội ác của Stalin đối với những người vô tội như bắt giữ hàng loạt, trục xuất và hành quyết.

Leonid Brezhnev – lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1964 đến 1982 – khôi phục những cải cách của Khrushchev và gợi lại Stalin là “người anh hùng và tấm gương sáng”. Brezhnev mở rộng sức mạnh của KGB. Năm 1967, Yuri Andropov được bổ nhiệm làm Chủ tịch KGB, ông đã phát động chiến dịch đè bẹp những người bất đồng chính kiến.

Phong trào bất đồng chính kiến ​​phát triển dưới thời Brezhnev. Đáp trả các nhà bất đồng chính kiến, Brezhnev đưa họ ​​đến các trại lao động, trại tâm thần hoặc khiến họ lưu vong. Nếu không ở tù thì họ cũng bị KGB quấy rối và theo dõi. Andropov đã từng nhận xét, những người bất đồng chính kiến ​​là kết quả của “tư tưởng chính trị sai lầm, cuồng tín vào tôn giáo, giễu cợt chủ nghĩa dân tộc, thất bại cá nhân… và nhiều trường hợp có thể là bất ổn tâm lý cá nhân”. Người tri thức bất đồng chính kiến nổi tiếng là thị trưởng Moscow Yuri Orlov, Gavril Popov, Vladimir Bukosky.

Andropov, thành viên của Bộ Chính trị từ năm 1973, đã được Ủy ban Trung ương chọn làm người kế nhiệm Brezhnev và tiếp quản lãnh đạo Liên Xô tháng 11/1982 sau khi Brezhnev mất. Andropov nắm quyền chỉ trong 15 tháng ngắn ngủi đến khi ông qua đời ngày 9/2/1984. Được xem là “người cuối cùng trong những người tin vào sự thật”, Andropov được giáo dục tốt, sống lành mạnh, tin tưởng vào an ninh và kỷ luật. Ông bảo vệ những hành động ít bạo lực như “thuyết phục chính trị” hơn là trục xuất tra nước ngoài, hành quyết và cưỡng bức lao động.

Nhưng là người đứng đầu KGB, Andropov khuyến khích đàn áp cả trong và ngoài nước, dẫn đầu chiến dịch tàn ác chống lại những người bất đồng chính kiến, không tuân thủ luật lệ quốc gia. Trớ trêu thay Mikhail Gorbachev, đóng vai chính cho sự sụp đổ của Liên Xô, chính là người được Andropov bảo trợ.

Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, KGB bị chia thành nhiều cơ quan. Trong đó có Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cơ quan an ninh nội địa chính và tổng cục Tình báo Nước ngoài (SVR), tương đương với CIA. Người Nga thường vẫn gọi những tổ chức này là KGB, và tồn tại cho đến ngày nay.

Bảo Long, theo FAD

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?