Những con chó canh cửa địa ngục trong các nền văn hóa

Chó thường được xem là người bạn thân nhất của con người và cũng là loài canh giữ nhà cửa, đất đai, vật nuôi cho chúng ta. Do đó, không có gì là lạ khi chúng cũng được xem là con vật canh giữ cổng địa ngục.

Trong thần thoại Hy Lạp. Cerberus là con chó săn ba đầu của thần địa ngục Hades. (Ảnh: Internet)

Nhiệm vụ của chúng thường là canh giữ lối vào địa ngục và hộ tống các linh hồn từ trần gian đến địa ngục khi họ hết thọ mệnh. Những con chó này nổi tiếng rất hung hăng nhưng lại trung thành và cũng rất dũng cảm.

Chó ba đầu Cerberus trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp. Cerberus là con chó săn ba đầu của thần địa ngục Hades. Đây là con vật canh giữ ở cổng địa ngục. Ngoài ra, cũng có con vật canh cửa địa ngục khác như Orthus, người cha hai đầu của nó.

Cerberus làm nhiệm vụ giữ cổng cho Hades và đảm bảo chỉ có linh hồn người đã chết mới được vào, và ngăn không cho bất kỳ ai thoát ra. Trong lòng địa ngục, Cerberus vẫn luôn ao ước có được một cái đầu người.

Theo thần thoại Hy Lạp, sở dĩ Cerberus có 3 đầu là vì mỗi chiếc đầu tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Chó ba đầu Cerberus còn khiến mọi người khiếp sợ bởi chiếc đuôi rắn đáng sợ. Nhiệm vụ của chúng là canh gác cổng địa ngục ở Tanaerum và ngăn không cho những kẻ có ý định đào tẩu khỏi địa ngục bằng cách bơi qua sông Styx.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Cerberus không hoàn thành nhiệm vụ canh giữ cổng địa ngục. Nguyên nhân là vì chúng dễ bị dụ dỗ bằng thịt tươi nên một số người có thể đánh lừa Cerberus để có thể ra vào chốn địa ngục.

Cerberus được cho là xuất hiện khá nhiều lần, thường là trong các truyện về giải cứu thần linh hay siêu anh hùng.

Chó săn Garmr trong thần thoại Bắc Âu

Chó săn Garmr (trong tiếng Bắc Âu cổ là “giẻ rách”) là con vật canh giữ Nilfheim – Địa ngục trong văn hóa Bắc Âu. Đó là tầng thấp nhất trong chín tầng trời theo thuyết vũ trụ học của Bắc Âu. (Ảnh: Internet)

Chó săn Garmr (trong tiếng Bắc Âu cổ là “giẻ rách”) là con vật canh giữ Nilfheim – Địa ngục trong văn hóa Bắc Âu. Đó là tầng thấp nhất trong chín tầng trời theo thuyết vũ trụ học của Bắc Âu.

Mặc dù chó săn Garmr ít được nhắc đến với vai trò là người bảo vệ cho Hel (người cai trị Nilfheim), nhưng nó lại đóng một vai trò lớn trong cuộc chiến với thần Tyr.

Đôi khi Garmr được cho là chó sói lớn Fenrir, nhưng sự thật thì chúng là hai con vật hoàn toàn khác nhau. Bởi lẽ Garmr là người canh gác chỗ ở của thần Hel, còn chó sói Fenrir lại bị các vị thần xiềng xích lại.

Garm được nhắc đến nhiều trong thần thoại Bắc Âu như tác phẩm Poetic Edda và Prose Edda. Chúng là một trong những bộ sưu tập thơ văn của người Bắc Âu cổ đại. Các tác phẩm này tập trung mô tả những vị thần của Bắc Âu và những người anh hùng trong truyền thuyết của người Đức.

Bài thơ Grímnismál là cái chứng minh tốt nhất cho những điều mà chúng ta vừa nói ở trên, bao gồm cả việc cho rằng Garm chính là con chó săn tốt nhất trong tất cả các con chó săn.

Chó săn Cŵn Annwn trong thần thoại xứ Wales

Trong các truyền thuyết của xứ Wales, Cŵn Annwn là những con chó săn của Arawn, người cai trị cõi âm Annwn. (Ảnh: Internet)

Trong các truyền thuyết của xứ Wales, Cŵn Annwn là những con chó săn của Arawn, người cai trị cõi âm Annwn.

Cŵn Annwn có bộ lông màu trắng và đôi tai đỏ. Đối với người Celt, màu đỏ là màu của sự chết chóc, trong khi màu trắng lại là màu tượng trưng cho các thế lực siêu nhiên.

Chúng được tìm thấy trong nhánh đầu tiên của tập truyện Mabinogion. Tập truyện này nằm trong phần đầu của bộ sưu tập những câu chuyện thần thoại xứ Wales. Đây đồng thời cũng là áng văn xuôi đầu tiên của Anh.

Chúng chính là người đã giúp chủ nhân của mình gặp gỡ Pwyll, hoàng tử xứ Wales. Đây là phần trọng tâm của nhánh đầu tiên trong Mabinogion.

Ở nhánh thứ 4 của tập truyện, Cŵn Annwn cũng được nhắc đến khá nhiều, mặc dù nó không được gọi tên cụ thể. Trong phần này, nhân vật Gwyn ap Nudd, vua của Tylwyth Teg cũng được xuất hiện.

Truyện dân gian về chó săn Cŵn Annwn vẫn được tìm thấy trong thời hiện đại, chúng được cho là thường đi săn quanh khu vực núi Cadair Idris, nơi tiếng hú của chúng sẽ tiên đoán cái chết cho những ai nghe thấy. Nhiều người cho biết khi tiếng hú của chó săn Annwn càng to thì chúng ở càng xa và tiếng hú sẽ nhỏ dần khi chúng đến gần con mồi của mình.

Một giống chó săn khác có mối liên hệ mật thiết với người Celt là Scotland Cù-Sìth (loài chó săn khổng lồ). Nó chính là người báo hiệu cái chết và dẫn lối cho linh hồn con người đến Âm phủ.

Hồng Liên, theo owlcation

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?