Những gì khoa học không chứng thực được, không nhất định không tồn tại

16/05/18, 12:08 Tri thức

Có người cho rằng những gì khoa học chứng thực được mới thực sự tồn tại. Tuy nhiên, bản thân khoa học lại có tính hạn chế, những thứ khoa học có thể chứng minh là có giới hạn. Nếu đều phủ định những thứ khoa học không thể chứng minh được, thì chẳng phải cũng không cần nghiên cứu nữa sao…

Kết quả hình ảnh cho hình hệ mặt trời
Khoa học dù hiện đại nhưng cũng không thể giải thích được vô số bí ẩn trong vũ trụ bao la. (Ảnh: Every-holiday.Ru)

Sáng 10/6/2017, Zhu Qingshi – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cựu hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc đã thực hiện một bài diễn thuyết tại Đại học Y học Cổ Truyền Bắc Kinh với chuyên đề: ”Dùng cơ thể để quan sát chân khí và khí mạch”. Bài diễn thuyết đã gây ra nhiều tranh cãi cũng như nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo nguồn tin ngày 4/11/2017 của Báo Bắc Kinh, ông Zhu nhận lời phỏng vấn của các phóng viên và cho biết những thứ khoa học không thể chứng minh được thì cũng không thể hoàn toàn phủ định. Ông hy vọng có thể dùng phương pháp khoa học để chứng minh tất cả những cái gọi là ”mê tín dị đoan”.

Ông nói: “Nhiều tư tưởng trong Phật giáo truyền thống không được khoa học công nhận, không phải vì mọi lập luận của Phật giáo đều mâu thuẫn với khoa học, mà là khoa học không cần những tư tưởng Phật giáo ấy. Vì khoa học không có cách nào chứng minh những lập luận của Phật giáo , nên mới không cần đến chúng”.

“Ví dụ con người vì sao lại lương thiện, từ bi, biết sẻ chia? Khoa học không có cách nào chứng minh những điều này. Mà bản thân khoa học là có hạn chế, những thứ khoa học có thể chứng minh là rất hạn chế. Nếu đều phủ định những thứ khoa học không thể chứng minh được, thì đó không phải là khoa học”.

ZQ nói rằng Phật giáo không được công nhận bởi khoa học, không phải vì Phật giáo tranh luận khoa học và mâu thuẫn, nhưng vì khoa học không thể chứng minh Phật giáo. Hình ảnh cho thấy một quầng trên một bức tượng Vũ Hán Guanyin. (Getty Images)
Hình ảnh cho thấy vầng hào quang bao quanh một bức tượng Quan Âm ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Ông nói rằng, bản thân ông luôn suy nghĩ về một vấn đề, đó chính là con người bây giờ bước đi quá nhanh, bỏ lại linh hồn ở phía sau. Phải làm thế nào đây? Ông giải thích rằng hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng, mọi người đều bận rộn bắt kịp xu hướng, không có thời gian tĩnh tâm lại để suy nghĩ bản chất của con người là gì?

Ông nhớ lại lúc còn nhỏ, người nào đó làm việc xấu, cha mẹ hoặc bậc trưởng bối sẽ nói người đó “tạo nghiệt”. Đây chính là quan điểm của xã hội tại thời điểm đó: Con người không được làm việc xấu, làm điều xấu ắt sẽ bị nghiệp báo. Khi xã hội còn tồn tại quan niệm như vậy, mỗi người đều có một nền tảng để tự kỷ luật. Trong dân gian, nền tảng này đã trải dài qua 2000 năm. Sau này con người không còn loại tự giác này, vấn đề xã hội từ đó cũng ngày một nhiều hơn.

Ông Zhu cho biết, các khái niệm cơ bản của Phật giáo không được khoa học thừa nhận như khoa học thực nghiệm hiện đại cho rằng hệ tư tưởng nghiệp lực, nghiệp báo của Phật giáo là mê tín dị đoan, từ đó mọi người không còn tin vào tư tưởng Phật giáo nữa. “Tôi liên tục suy nghĩ: Nếu mỗi người đều ích kỷ, không có quan niệm nghiệp báo, không có giới hạn, xã hội sẽ có những vấn đề xuất hiện, thì làm sao đây?”

Dùng khoa học để phá hủy tín ngưỡng và đạo đức con người

Bác sĩ nổi tiếng người Đài Loan Hu Naiwen nói: ”Đạo đức con người càng lúc càng xấu đi, đó là vì hiện nay trái tim của chúng ta bị khoa học và các vật chất khoa học hiện có lấy đi mất, đưa đến nơi không tốt. Ở Trung Quốc Đại Lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc ủng hộ thuyết vô thần luận, lợi dụng khoa học vật chất đả kích tín ngưỡng, tạo sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và tinh thần. Thực ra tinh thần và vật chất là nhất tính, không hề có quan hệ đối lập.

Bác sĩ Hu dùng thuyết Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích, bệnh của con người là phát sinh trên thân thể vật chất. Theo Trung y, thân thể con người có những yếu tố vật lý khác nhau như gió, lửa, ẩm ướt, lạnh,… mà con người lại có các cảm xúc hỷ ngộ ái ố, chính tinh thần và cảm xúc của con người ảnh hưởng đến thân thể vật chất và gây ra bệnh tật. Còn giới tu luyện hoặc tôn giáo tin rằng nghiệp là nguyên nhân chính của bệnh tật.

Ông nói: “Tất nhiên không chỉ thân thể có bệnh, con người còn phải chịu rất nhiều khổ đau khác, rất nhiều nỗi khổ mà khoa học hiện đại không thể giải thích hoàn toàn được, nếu chúng ta dùng nghiệp để giải thích, thì vấn đề này mới có thể thật sự được giải quyết”.

Các nhà khoa học vĩ đại tin rằng khoa học và tín ngưỡng không có quan hệ đối lập

Hình ảnh có liên quan
Thiền định có thể sản sinh năng lượng siêu thường. (Ảnh: Meditation)

Đối với thiền định, ông Zhu Qingshi cho biết trong trạng thái “nhất niệm bất sinh” (một niệm không sinh), toàn tâm “trống rỗng”, thì có thể cảm thấy sự tồn tại của chân khí, kinh lạc. Bác sĩ Hu nói, trong lịch sử quá khứ có rất nhiều danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc,… Họ chính là kiểu “Nhất niệm bất sinh” chân chính, đó là loại trạng thái tu luyện thật sự, nói cách khác trong tâm thực sự đã “trống rỗng” tựa như Phật giáo nói ”như như bất động”. Ông nói lúc này những thứ không tốt đẹp đã mất đi, những thứ tốt đẹp đều tiến nhập vào.

Bác sĩ Hu giải thích trong thời cổ đại, y học cổ truyền Trung Quốc không đề cập đến chân khí, mà chỉ nói về kinh lạc. Con người trong lúc tu luyện, có thể quan sát bên trong cơ thể của mình, giống như trong cuốn “Kỳ kinh bát mạch khảo” của Lý Thời Trân có nhắc đến những chuyện tương tự, chính là quan sát bên trong cơ thể của mình, có thể tìm thấy tất cả 12 kinh lạc, tất cả kỳ kinh bát mạch trong cơ thể vận hành như thế nào.

Ông nói, đa số các y học gia nổi tiếng trong thời cổ đại đều là người tu luyện, ví như Cát Tiên Ông ở triều Tấn, ông vì bước vào con đường tu luyện, mới tìm ra được phương pháp trị bệnh chó dại. Khoảng hơn 1000 năm sau, Pasteur, một tín đồ thành kính của đạo Cơ-đốc, thật ra cũng là người tu đạo, trong lúc tu luyện cũng phát hiện ra phương pháp chữa bệnh chó dại giống hệt với Cát Tiên Ông lúc đó.

Thực ra, khoa học và tín ngưỡng thần thánh không phải là quan hệ đối lập, trên thực tế, trong lịch sử có rất nhiều nhà khoa học vĩ đại được ghi vào sổ sách đều là những người “hữu thần luận“, có tín ngưỡng tôn giáo. Trong một cuốn sách thống kê những giải thưởng Nobel từ năm 1901 đến nay, Hoa Kỳ có tới 286 nhà khoa học đạt giải thưởng này, trong đó 92% người đạt giải là tin vào Chúa.

Albert Einstein là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất được ghi nhận trong lịch sử. Ông thấy rằng câu trả lời tối thượng cho câu hỏi về nguồn gốc của vũ trụ, chỉ có thể là Thượng Đế. Ông nói: ”Tôi chỉ là một người nghiên cứu khoa học, tôi hiểu sâu sắc rằng, khoa học ngày nay có thể chứng minh một thứ gì đó tồn tại, nhưng nó không thể xác định một thứ gì đó không tồn tại.

Kết quả hình ảnh cho albert einstein propone la teoria general de la relatividad
Albert Einstein thấy rằng câu trả lời tối thượng cho câu hỏi về nguồn gốc của vũ trụ chỉ có thể là Thượng Đế. (Ảnh: amnesys.org)

Ví dụ bao nhiêu năm trước, khi khoa học vẫn chưa phát hiện ra hạt nhân nguyên tử, nếu vào thời điểm đó chúng ta xác nhận hạt nhân nguyên tử không tồn tại, thì ngày nay, không phải đã phạm một sai lầm lớn rồi sao? Khoa học ngày nay không trực tiếp chứng minh sự tồn tại của Thần, chỉ là do khoa học vẫn chưa phát triển tới mức đó, chứ không phải Đức Chúa Trời không tồn tại”.

Einstein sau khi nghiên cứu kinh Phật, càng chân thành cảm động nói: ”Sau này nếu có thứ có thể thay thế khoa học, thì nhất định chỉ có Phật pháp mà thôi”.

Văn hóa truyền thống là văn hóa Thần truyền

Bác sĩ Hu Naiwen cho rằng muốn phục hồi văn hóa truyền thống trước tiên phải khôi phục tín ngưỡng vào Thần, bởi vì ”văn hóa truyền thống của Trung Quốc là do Sáng Thế Chủ tạo ra, tất cả người Trung Quốc đều biết, cội nguồn văn hóa của chúng ta đến từ núi Côn Lôn, núi Côn Lôn tương đối cao, thông thường có rất nhiều người tu đạo. Người tu đạo là ở cùng thần linh.

Văn hóa thần truyền mới là văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chúng ta muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống của Trung Quốc thì phải tìm hiểu từ văn hóa thần truyền, như thế văn hóa truyền thống của chúng ta mới có gốc, nếu không văn hóa truyền thống này không có gốc”.

Đối với  bài giảng “chân khí” của mình dẫn đến những tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc, gần đây, Zhu Qingshi bày tỏ, mọi người nhất định phải nhận thức từ góc độ của khoa học, việc này có cái lý của nó, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể khôi phục lại văn hóa truyền thống của mình.

Tiểu Minh biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?