Những bức ảnh màu hiếm hoi của xứ An Nam đầu thế kỉ 20

Đầu thế kỉ 20, khi công nghệ chụp ảnh màu còn thô sơ và phải qua nhiều công đoạn phức tạp, thì tại Việt Nam đã có những bức ảnh màu chân thực, sống động được tạo ra.

Hình ảnh cụ đồ ngồi viết chữ để bán tại Hà Nội, năm 1915
 

Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú – cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Tại Việt Nam, người được giao nhiệm vụ cầm máy là Leon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương.

Ông Busy đã đi khắp vùng Bắc Kỳ, chụp khoảng 1700 bức ảnh về Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến 1920.

“Cái đáng phục nhất ở Albert Kahn là sự say mê và… chịu chơi. Bởi, kĩ thuật rửa ảnh màu hồi đó rất phức tạp, đòi hỏi cần được xử lý ngay bằng công nghệ tiên tiến nhất trước khi gửi về Pháp”, KTS Đoàn Bắc, vốn được dư luận biết tới như một trong những nhà sưu tập ảnh Hà Nội cổ, nhận xét. “Và, chúng ta càng xúc động hơn khi biết Albert phải chịu cảnh phá sản vào năm 1932 và mất trong đói nghèo, còn bộ sưu tập ảnh thì bị sung công và trở thành cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Albert Kahn tại Pháp bây giờ”.

Ngoài ảnh màu của trung úy Leon Busy, còn có ảnh màu về đất nước, con người Việt Nam của ông W. Robert More những năm 1915 được lưu giữ tại Bảo tàng Albert Kahn thuộc ngoại ô Hauts-de-Seine, Paris. 

Một viên quan đại thần triều Nguyễn tại Hà Nội – 1920.
Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông và gia đình, năm 1915.
Các hương chức gần Hà Nội, khoảng năm 1920.
Quan huyện đọc chiếu chỉ của Hoàng đế, năm 1916.
Người phụ nữ bán đồ đạc chạm khắc bằng gỗ, năm 1931.
Cô Nguyễn Thị Cẩm Hà – sau này thường gọi là Mệ Bông, ái nữ của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương (chị vua Thành Thái), ảnh chụp ở Huế năm 1931.
Hình ảnh một lớp học được đăng trên Tạp chí Địa lý Quốc gia.
Một ngôi chùa trên đường lên Tam Đảo, năm 1916.
“Nàng tiên nâu” trong một tiệm hút thuốc phiện tại Hà Nội, năm 1915.
Hai cô gái mặc áo yếm, đội nón Ba Tầm (tức nón quai thao).
Bà vãi và hai chú tiểu, khoảng năm 1916.
Phụ nữ Việt Nam ăn trầu cho môi đỏ, răng đen, năm 1921.

 Dương Xuân Nhạn (s/t)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?