Người dân Trung Quốc và những tháng ngày đen tối
Tôi sinh ra trong thời kỳ nội chiến Trung Quốc (chiến tranh giữa Quốc Dân đảng và Cộng sản Trung Quốc), và đã trải qua nhiều phong trào đấu tranh giai cấp khác nhau do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng sau khi lên nắm chính quyền thông qua bạo lực. Hiện tôi đang ở trong độ tuổi xế chiều. Tôi có những cảm xúc lẫn lộn mỗi khi hồi tưởng lại những khoảnh khắc của đời mình trong những phong trào chính trị khác nhau, những cảm xúc và trải nghiệm đã khắc sâu vào tâm hồn tôi.
Tôi vào trung học cơ sở trong thời kỳ “Đại nhảy vọt.” Tôi gia nhập vào đội quân của các công nhân ngành thép cùng với những giáo viên và học sinh khác. Chúng tôi đã cắt những tay vịn bằng sắt có những chạm khắc cổ dọc theo các hành lang và lối đi trong trường học, sau đó làm tan chảy chúng trong một cái lò lớn mà chúng tôi đã xây bằng đất trong sân thể thao. Tôi hỏi giáo viên: “Thật đáng tiếc khi chúng ta cưa đi những thứ tốt thế này. Chúng ta có thể thật sự làm ra thép bằng cách nấu chảy chúng trong cái lò này không?” Giáo viên nhìn chằm chằm vào tôi và nói: “Em muốn lười biếng phải không? Em sẽ không sai khi đáp lại lời kêu gọi của đảng.”
Một cá nhân đang bị cải tạo dưới sự giám sát trong nhóm làm việc của chúng tôi. Tôi nghe nói ông ấy từng là người đứng đầu giảng dạy và nghiên cứu. Vì tin vào lời gợi ý của ĐCSTQ là “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận,” ông đã đưa ra một lời chỉ trích trung thực cho đảng. Kết quả là, ông bị dán nhãn là “cánh hữu,” và không được phép giảng dạy nữa. Ông bị chuyển đi lau sàn hoặc làm những công việc tầm thường khác. Ông không bao giờ nói chuyện khi có mặt tôi; tuy nhiên, có lần ông đã thì thầm với tôi trong khi tôi đang cưa một tay vịn sắt, và nói với tôi rằng đừng cưa như vậy vì nó sẽ gây ra một khoảng trống lớn giữa những tay vịn, vì thế có thể xảy ra tai nạn trong tương lai. Ngạc nhiên thay, có ai đó đã tố giác điều này. Giáo viên đã đến và hỏi tôi những gì ông ấy nói, và tôi đã kể sự thật. Tôi không mong đợi rằng một “cuộc họp chỉ trích” sẽ được tổ chức vì việc này. Tôi bị yêu cầu vạch trần “tội ác” mà “phe cánh hữu” đã ngấm ngầm phá hoại những gì mà đảng kêu gọi, vốn được xem như là một xu hướng mới trong đấu tranh giai cấp. Đầu tôi cúi xuống và mặt tôi đỏ lên. Tôi nói ngập ngừng và lặp lại những gì mà ông ấy đã nói với tôi. Tôi trông giống như người đang bị chỉ trích.
Một tai nạn thương tâm đã xảy ra sau đó. Vì những tay vịn cầu thang trở nên thưa thớt, một người bạn cùng lớp của tôi đã bị xảy chân và rơi xuống từ tầng ba. Bạn tôi bị thương rất nặng và sau đó bị tàn tật. Thương tật của người bạn đã làm tăng thêm tội lỗi của tôi đối với người “phe cánh hữu” đang bị trỉ chích, với một cái bóng trong tâm mà tôi không thể xóa đi trong suốt phần đời còn lại. Trước khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tôi đi bộ quanh trường và không muốn rời đi. Tôi tìm thấy một phòng sinh hoạt chất đầy hệ quả công việc siêng năng của chúng tôi – một đống sắt gỉ. Một số biểu ngữ rải rác xung quanh, với dấu vết của các từ “Vượt qua Anh quốc trong 15 năm.” Tôi nhớ lại lời nói của giáo viên: “Em sẽ không sai khi đáp lại lời kêu gọi của đảng.” Tôi nhớ người “cánh hữu” mà tôi cảm thấy có tội. Tôi nhớ lại người bạn cùng lớp bị tàn tật đã bị liệt giường trong suốt phần còn đời còn lại. Một chuỗi những câu hỏi làm tôi bối rối trong suốt thời thanh niên của mình.
Tôi vào phổ thông trung học trong thời kỳ “Nạn đói lớn” kéo dài ba năm, từ 1958 đến 1961. Tôi sống trong trường và chỉ được phép có 15.5 kg ngũ cốc mỗi tháng. Tôi đang ở độ tuổi phát triển nhanh, nên số ngũ cốc đó là không đủ cho tôi (chúng tôi không có bất kỳ thức ăn nào khác hay thịt vào thời điểm đó). Tuy nhiên, tôi vẫn phải tiết kiệm 03 kg lương thực cho các anh chị em ở nhà. Tôi thường xuyên cảm thấy đói và không dám tập thể dục. Khi cậu tôi đến, ông ấy ganh tị với chúng tôi, những người sống trong thành phố. Cậu tôi nói với chúng tôi rằng có vài người trong những vùng lân cận đã bị bỏ đói đến chết, và thậm chí còn nghe về một bi kịch rằng người ta đổi con của họ cho nhau và ăn thịt chúng. Cậu mang theo một ít bánh mì được làm bằng thứ gì đó mà tôi không nhận ra. Tôi rất đói, nên đã cắn một miếng, nhưng tôi không thể nuốt dù tôi liên tục nhai. Tôi không dám nhổ ra vì sợ bị mẹ mắng. Tôi đã giữ nó trong miệng, đi ra ngoài và nhổ vào một cái cống. Tuy nhiên, những gì tôi đọc trên báo lúc bấy giờ là những bài viết “rất quan trọng” kể về việc địa phương chúng tôi đã cung cấp nhiều ngũ cốc và viện trợ kinh tế cho Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh như thế nào. Cha mẹ là trụ cột trong gia đình người Trung Quốc. Họ thà chết đói còn hơn là bỏ đói con cái mình. Là lãnh đạo đất nước, ĐCSTQ hào phóng cho đi ngũ cốc của chúng tôi cho người khác, trong khi không chăm sóc gì cho những người Trung Quốc đang chết đói. Tại sao? Tôi không thể hiểu được. Tôi chỉ có một cảm giác – chính phủ của nhân dân, người luôn tuyên bố rằng nó “phục vụ nhân dân,” là một chính phủ treo đầu dê bán thịt chó. Từ đó, mỗi khi tôi đi ngang qua những tòa nhà của chính phủ các cấp, tôi cảm thấy tội lỗi và thậm chí muốn lấy một túi phân và ném nó vào các biển hiệu.
Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu không lâu sau khi tôi vào đại học. Sinh viên ngừng tham dự các lớp học để tham gia các hoạt động cách mạng. Họ hà hiếp những người bị đánh giá là “tư bản” và những chuyên gia học thuật “phản động”, và liên kết với những đơn vị thành lập để hỗ trợ phong trào cánh tả. Khi còn ở trung học cơ sở, một vết thương còn hằn sâu trong tâm tôi về “giới hữu khuynh” bị chỉ trích. Vì thế, ở đại học, tôi thường tự cảnh báo bản thân xem mọi việc đơn giản. Tôi phát triển một thói quen là xem xét các tuyên truyền của nhà nước từ quan điểm đối lập hoặc từ một phía. Ví dụ, khi truyền thông nhà nước hô hào về “đoàn kết chặt chẽ,” tôi hiểu rằng cục diện thật sự là sự xâu xé “tứ phân ngũ liệt”; khi nó hô hào rằng có bạn bè ở khắp mọi nơi, chính phủ thực ra đã bị thế giới cô lập và tối đa có hai hay ba “bạn bè” vốn là những chính quyền độc tài chuyên chế. Khi nó chủ trương tương lai là tươi sáng dù con đường phía trước quanh co, sự thật là nó đang đứng trước sự sụp đổ. Và tôi đã thấy rằng những người bị họ gọi là ảnh hưởng tiêu cực có thể là những người tốt. Với cách nhìn này, tôi đã tránh bị gạt bởi những lời dối trá hay mù quáng đi theo các xu hướng. Tôi bảo vệ sự thanh khiết của mình như “hoa sen mọc trong bùn và vẫn giữ được sự tinh khiết.”
Sau ngày 13 tháng 09 năm 1971, cuối cùng chúng tôi biết rằng “lãnh tụ vĩ đại” của chúng tôi và “chiến hữu thân mật” của ông ta đột nhiên trở thành thù địch (đề cập đến cuộc xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lâm Bưu). Một quan điểm phổ biến dần dần được hình thành giữa mọi người rằng Hồng vệ binh và quần chúng đã bị đánh lừa, và đang được sử dụng như là đạo cụ trong cuộc vận động. Hào quang bao quanh “lãnh tụ vĩ đại” dần dần mờ nhạt. Địa vị “Thần” của Mao Trạch Đông suy giảm và ông ta rơi từ trên bệ thờ xuống và trở thành người thường. Tai họa mười năm che lấp dòng chữ “vĩ [đại], quang [minh], chính [trực]” đã dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế gây ra sự chán ghét trong mắt người dân.
“Bè lũ bốn tên” (bè phái ĐCSTQ cấp tiến gồm có người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông, Giang Thanh, và những trợ lý thân cận của bà ta là Trương Xuân Kiều, Diệu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn) đã mất đi quyền lực vào năm 1976. Trung Quốc bước vào giai đoạn cải cách và cởi mở. Tâm tôi nảy sinh một số hy vọng. Tuy nhiên, những gì xảy ra là quan liêu đầu cơ trục lợi và tham nhũng, giá cả leo thang chóng mặt, đã tạo thành một thời kỳ khó khăn cho người dân. Tình hình này tiếp diễn và cuộc biểu tình cuối cùng đã nổ ra ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Tôi nhớ một ngày đi đến đường Nam Kinh, nơi đầy kín người. Lần đầu tiên, tôi cảm nhận sâu sắc rằng con người giống như nước có thể nâng một chiếc thuyền, nhưng cũng có thể nuốt chửng nó. Một nhóm sinh viên tiến đến tôi với một thùng quyên góp. Tôi nhanh chóng lấy ví ra và đổ hết tiền của mình vào thùng. Các sinh viên cúi đầu chào tôi và nói: “Cảm ơn, tiên sinh.” Tôi nhanh chóng đáp lại: “Cám ơn các sinh viên vì đã cứu đất nước và nhân dân chúng ta.” Sau đó khi tôi quyết định về nhà, tôi nhận ra rằng tôi không còn tiền để mua vé, nên đành phải đi bộ về. Tôi nghe nhiều người nói chuyện trên đường: “Thật kỳ lạ. Rất nhiều người đến và đi trong những ngày này, nhưng chúng tôi không gặp một tên trộm nào.” Có người thở dài cảm xúc, và nói rằng đây là do chính nghĩa và bầu không khí như vậy đã khuấy động và truyền cảm xúc cho mọi người. Tôi mất hai giờ để đi bộ về nhà và tràn đầy cảm xúc. Tôi rất thích thú và bước đi nhẹ nhàng. Tuy nhiên, sự đàn áp sau đó khiến tôi rất tức giận và rất buồn. Xe tăng ở Quảng trường Thiên An Môn đã nghiền nát thân thể của những sinh viên. Điều đó cũng nghiền nát hy vọng chân thành của tôi rằng Trung Quốc sẽ đi theo đường lối dân chủ và tự do. Cùng với dấu vết của xe tăng, dấu vết sự ảo tưởng cuối cùng của tôi về ĐCSTQ cuối cùng đã trở thành tro bụi. Chế độ đảng độc tài đã huy động quân đội mà lẽ ra bảo vệ đất nước và những gia đình, để tàn sát những công dân không phòng bị trong sự thỉnh nguyện ôn hòa của họ. Họ đã khiến chính mình trở thành kẻ thù của nhân dân và chọn lấy con đường chết, và số phận của nó sẽ bị lịch sử phán xét.
Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm cho tôi nhận ra bản chất tàn bạo, khát máu của ĐCSTQ. Một sự kiện cá nhân đã cho tôi thấy được sự tà ác và vô liêm sỉ của ĐCSTQ. Sự kiện này liên quan đến các quá trình pháp lý mà tôi nộp thay cho những chủ hộ trong một khu dân cư để bảo vệ quyền lợi của họ.
Một diện tích đất xanh tươi rộng hàng ngàn mét vuông nằm giáp ở phía nam của khu dân cư; đã có một kế hoạch bảo tồn cho nó, nhưng chưa được xây dựng. Hợp đồng giữa những nhà phát triển và chủ sở hữu đất nêu rõ là vùng đất tốt sẽ được phát triển như một khu bảo tồn thiên nhiên, và việc phát triển sẽ bắt dầu ngay khi các chủ sở hữu đất di dời đi. Các chủ sở hữu đất đều trông đợi môi trường xanh này. Cuối cùng, các nhà phát triển đã bắt đầu công việc bảo tồn môi trường. Tuy nhiên, họ đột nhiên ngưng lại sau vài tháng. Có nguồn tin rằng một tòa nhà thương mại sẽ được xây dựng thay vì khu bảo tồn. Sau đó, một cuộc xung đột đã xảy ra giữa những chủ sở hữu đất muốn quyền lợi của mình được tôn trọng, nhưng các quan chức và nhà phát triển theo đuổi lợi nhuận. Nhận ủy thác của các chủ sỡ hữu đất, tôi đã nghiên cứu các hồ sơ quy hoạch đất đai. Tôi thu được một số lượng lớn các chứng cứ và quy định của pháp luật có liên quan, và đã chứng minh rằng các nhà phát triển và các quan chức chính phủ đã vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền của các chủ sở hữu đất. Tôi đã chứng minh rằng các nhà phát triển hợp tác với các quan chức chính phủ để đơn phương thay đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên, mà còn vi phạm các lợi ích công cộng. Tôi cũng đã chứng minh rằng họ đã đánh cắp một số tiền rất lớn của ngân sách nhà nước thông qua hành động của họ.
Tuy nhiên, trong một xã hội không có công bằng hay pháp lý, và dưới một hệ thống bị quản lý bởi những kẻ tham lam thay vì pháp luật, quyền lợi của những chủ sở hữu đất đã bị tước bỏ, cho dù là họ kêu gọi theo từng cá nhân, hoặc là sau đó đã hợp tác với nhau để theo đuổi một vụ kiện. Tòa án đã bác bỏ kháng cáo, nói rằng việc chuyển đổi diện tích đất xanh công cộng để xây dựng thương mại “không ảnh hưởng đến môi trường xanh”. Bất chấp các chứng cứ thuyết phục được đưa ra, nó không có nghĩa gì trước các thế lực hắc ám có thể gọi một con hươu là một con ngựa, và cấm người dân kiện tụng họ. Cuối cùng, các nhà phát triển, vốn đã thông đồng với các quan chức chính phủ, đã được phê duyệt và xây dựng một tòa nhà thương mại trên khu đất xanh đó.
Việc đấu tranh của tôi cho quyền lợi của những công dân đã kéo dài nhiều năm. Tôi đã chứng kiến chính quyền vô liêm sỉ giả mạo tài liệu như thế nào, và cách mà tòa án bẻ cong luật pháp và các quan chức chính phủ tham nhũng bỏ mặc trách nhiệm của họ ra sao. Hiểu biết của tôi về ĐCSTQ đã giảm xuống một cấp độ mới: Tôi đã từng thấy sự xấu hổ và tà ác trước đây, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một tổ chức nào lại vô liêm sỉ và tà ác như ĐCSTQ.
Trong mắt tôi, ĐCSTQ là một xác chết di động; nó đang được kéo dài và sẽ chết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một cái tên mới, Pháp Luân Công, đã dần dần thu hút sự chú ý của tôi.
Tôi đã nghe về Pháp Luân Công lần đầu vào giữa thập niên 90. Một người bạn mà tập quyền thuật Trung Quốc với tôi đã đề cập đến nó. Tôi không chú ý nhiều, và nghĩ rằng nó chỉ là một loại khí công. Tôi cũng tập khí công. Tôi đã nghĩ về việc thảo luận Pháp Luân Công với ai đó và nghiên cứu nó khi có cơ hội trong tương lai. Tôi không mong đợi rằng một thời gian sau, tivi, đài phát thanh và báo chí bắt đầu đưa thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sử dụng kinh nghiệm và thói quen hình thành trong những năm qua khi quan sát các vấn đề, tôi nhận ra rằng ĐCSTQ đã phát động một phong trào đàn áp khổng lồ, và mục tiêu là một nhóm người tốt. Tôi không có nhiều thông tin hơn và không thể tìm thấy sự thật ở bất kỳ đâu. Vào lúc đó, tôi không thể xác định vì sao ĐCSTQ bắt đầu một cuộc chiến chống lại một nhóm người tập khí công. Tôi chỉ có thể đoán từ một đầu mối của báo cáo chính thức về các học viên Pháp Luân Công bị cáo buộc “bao vây Trung Nam Hải” (Trung Nam Hải là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ĐCSTQ). Tôi đoán rằng Pháp Luân Công phải đạt đến một tầm cỡ nhất định, và ĐCSTQ cảm thấy rằng quyền lực của nó bị đe dọa vì điều đó.
Tôi đã mua một căn hộ mới vào đầu những năm 2000, và biết thêm một số hàng xóm mới. Một trong số họ tập luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi sống cùng tầng với nhau. Cô ấy tốt bụng, đạo đức và có những ý kiến hay. Cô ấy trầm tính và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Cô ấy tu luyện, chăm sóc gia đình, và thân thiện với hàng xóm. Cô ấy kể với tôi rằng cô ấy từng bị nhiều chứng bệnh và rất chán đời. Tuy nhiên, cô ấy đã hồi phục sức khỏe sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Tôi nhìn khuôn mặt hồng hào và rạng rỡ của cô ấy và tin cô. Chế độ độc tài của Giang Trạch Dân đã vận hành tối đa bộ máy tuyên truyền để phỉ báng Pháp Luân Công nhằm kích động lòng hận thù của người dân. Nó phỉ báng các học viên là một nhóm người điên ngoan cố, thậm chí là cả gia đình của họ. Thực tế chứng minh những người điên thật sự chính là các thành viên khát máu của ĐCSTQ, những kẻ đã mất hết lý trí, đàn áp tàn bạo các học viên tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Họ phá hoại văn hóa Trung Quốc truyền thống, kéo toàn bộ chính phủ vào vực sâu tham nhũng, phá hủy đạo đức và làm ô uế toàn xã hội. Người học viên Pháp Luân Công trước mặt tôi là một ví dụ sống động cho việc tu luyện của cô ấy. Bản tính tốt đẹp của cô ấy đã cho tôi biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt!
Sau đó, người học viên này đã đưa cho tôi phần mềm đột phá phong tỏa Internet của ĐCSTQ. Phần mềm này do các học viên Pháp Luân Công thiết kế, làm phá sản âm mưu phong tỏa Internet của ĐCSTQ (để người dân không tiếp xúc được những thông tin và tin tức không phù hợp với đường lối của đảng). Nhiều bạn bè của tôi dùng Internet sau đó đã có thể tiếp cận những nguồn tin tức trung thực và đáng tin cậy, và hiểu biết của tôi về Pháp Luân Công và ĐCSTQ trở nên sâu sắc và thấu đáo hơn. Một loạt những tài năng tồn tại trong các học viên Pháp Luân Công và niềm tin của họ vào Pháp Luân Công là một bông hoa rực rỡ trong nền văn hóa Trung Hoa. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Pháp Luân Công.
Tôi tin chắc rằng dân chủ và tự do là một xu hướng lịch sử cho toàn thế giới. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Thiên lý sẽ sáng tỏ. Tất cả những người quyết định trở thành kẻ thù của nhân loại sẽ không có sự lựa chọn nào ngoài việc sẽ bị đưa ra xét xử trong lịch sử. Biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn sẽ được sửa sai. Pháp Luân Công nhất định sẽ thành công.