Hoa hậu Tây Tạng – Cuộc thi gây tranh cãi vì tiêu chuẩn “da trắng, mũi cao”

21/06/17, 09:49 Trung Quốc

Đây không phải là cuộc thi nhan sắc bình thường. Cuộc thi gần như không có nhà tài trợ, giám khảo lẫn thí sinh tham gia đều ít ỏi, nhưng lại gây rất nhiều tranh cãi.

hoa hau Tay Tang

Miss Tibet là cuộc thi nhan sắc được tổ chức trong cộng đồng người Tây Tạng lưu vong, đã kết thúc hôm Chủ Nhật (4/6) tại thị trấn Dharamsala, miền Tây Bắc Ấn Độ, nơi khai sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma, và cũng là nơi đặt trụ sở của chính quyền Tây Tạng lưu vong.

Cuộc thi năm nay lập kỷ lục khi có … 9 người tham gia. Không có thí sinh nào từng ở Tây Tạng, mà họ lớn lên ở một khu vực thuộc Ấn Độ và trở thành nơi lưu trú cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong được xác lập vào năm 1960, sau khi dức Đạt Lai Lạt ma vượt biên.

Tenzin Paldon, 21 tuổi, đạt vương miện hoa hậu đêm chung kết xếp hạng, với kết quả bình chọn từ hơn 3.000 người, theo thông tin từ ban tổ chức

“Với danh hiệu này, tôi sẽ cố hết sức để vươn lên tầm quốc tế, để cất lên tiếng nói cho dân tộc tôi, cho chính nghĩa và văn hóa Tây Tạng trong khả năng của mình”, cô nói với CNN.

Hoa hau Tay Tang 1
Hoa hậu Tây Tạng Tenzin Paldon chụp hình sau lễ đăng quang hôm 4/6. (Ảnh: CNN)

Xóa bỏ văn hóa truyền thống

Cuộc thi đã đối mặt với tranh cãi gay gắt từ nhiều phía: những bảo vệ văn hóa truyền thống trong cộng đồng Tây Tạng và các nhà nữ quyền, họ bàn luận về nền tảng đạo đức, mối quan hệ với Trung Quốc, quốc gia vẫn nhìn nhận Tây Tạng là lãnh thổ không thể thiếu của họ, và phần thưởng tham gia các cuộc thi quốc tế dành cho người chiến thắng.

Cuộc thi do Lobsang Wangyal tổ chức từ năm 2002 với khẩu hiệu “Ngợi ca phụ nữ Tây Tạng”.

Ông ta bỏ tiền túi khoảng 10.000 USD và thu hút thêm từ mạnh thường quân khoảng 1.300 USD thông qua Generosity.com

Wangyal nói với CNN, phụ nữ Tây Tạng muốn tham gia nhưng văn hóa Tây Tạng không cho phép họ làm điều đó.

“[Phụ nữ Tây Tạng] nghĩ không biết người ta nói gì mình? Người ta có gọi mình bằng cái tên khác? Họ có nói xấu sau lưng mình? Họ sợ hãi nên khóa mình trong nỗi sợ đó”, ông Wangyal nói.

Trưởng lão Tây Tạng dĩ nhiên không vui với cuộc thi này. Họ xem đó là sự phản bội đối với văn hóa Tây Tạng, và cũng không phù hợp với tín ngưỡng Phật giáo. Theo truyền thống, người phụ nữ Tây Tạng ăn mặc giản dị, với đầm dài chấm gót.

Trong khi đó, cuộc thi kéo dài 3 ngày này có cả phần thi áo tắm.

“Vâng, đây là xã hội dân chủ, nhưng thế hệ trẻ nên nhớ rằng chúng ta không có đất nước, chúng ta không có nhà, chúng ta là những di dân, điều duy nhất chúng ta có là tín ngưỡng và văn hóa. Bọn trẻ nên tập trung vào việc bảo tồn và nuôi dưỡng điều đó”, một người bán hàng người Tây Tạng, 67 tuổi ở Dharamsala, cho biết.

“Và cũng nên nhớ rằng, Phật giáo chú trọng vào vẻ đẹp nội tâm chứ không phải làn da và hình thể”, ông nói thêm.

Paldon cho rằng thế hệ lớn tuổi này không được giáo dục tốt.

“Họ thậm chí còn mơ hồ về việc khoe làn da. Tôi tin rằng nếu bạn nhân hậu thì mọi thứ khác không còn quan trọng nữa. Nếu bạn mặc quần áo truyền thống mà bên trong xấu xa, thì cũng có tốt đâu”, Paldon nói.

hoa hau Tay Tang 3
9 thí sinh Tây Tạng chụp hình chung tại vòng thi áo tắm ở Resort Asia Health, Asia Health, Ấn Độ, 2/6/2017. (Ảnh: CNN)

Tenzin Lungtok, Thư ký Văn hóa Tín ngưỡng thuộc văn phòng chính phủ Tây Tạng lưu vong, từ chối trả lời khi phóng viên hỏi ông có ủng hộ cuộc thi này không.

Tenzing Sangnyi, hoa hậu đăng quang năm 2016 đối mặt với nhiều sự phản đối vì không hiểu tiếng Tây Tạng. Cô nói với CNN rằng đó là những lời góp ý có tính xây dựng.

“Tôi không thể trách họ. Họ lo ngại cho nền văn hóa của chúng tôi. Là người nhập cư, chúng tôi phải bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ. Vì tôi đang đại diện cho người phụ nữ Tây Tạng hiện đại, nên tôi phải thông thạo ngôn ngữ của mình”, Sangnyi nói.

Áp lực từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng là một đối tượng bàn tán khác.

Wangyal nói rằng chính phủ Trung Quốc không trực tiếp can thiệp vào sự kiện này, nhưng thường thì người thắng cuộc sẽ gặp một số áp lực khi tham gia vào các cuộc thi quốc tế.

Ví dụ, Hoa hậu Tây Tạng 2004 là Tashi Yangchen nói với CNN rằng cô đã phải rút khỏi cuộc thi Người đẹp Du lịch tổ chức tại Zimbabwe sau khi bị tạo áp lực để buộc phải đeo dải băng “Hoa hậu Tây Tạng – Trung Quốc”.

“Ban tổ chức bị tạo áp lực từ quan chức Trung Quốc, nên họ cho tôi hai lựa chọn: một là tham gia với tư cách khách mời, hai là với tư cách “Hoa hậu Tây Tạng – Trung Quốc”, Yangchen nói.

Ban tổ chức cuộc thi Người đẹp Du lịch không đưa ra phản hồi khi được hỏi về vấn đề này.

Sự kiện này cũng tương tự việc Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin bị chính quyền Trung Quốc cấm nhập cảnh vào quần đảo Hải Nam của nước này, để tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2016.

>>> Hoa hậu Anastasia Lin: Biểu tượng tự hào của người dân Canada

Tôn vinh vẻ đẹp gầy gò với làn da trắng và mũi cao?

Hiệp hội Nữ quyền Tây tạng, có trụ sở tại New York, đã bài bác tiêu chí đặt ra của sự kiện này, và cho rằng nó đang quảng bá và lan truyền chuẩn mực vẻ đẹp phương Tây.

“Đề cao người phụ nữ gầy gò, da trắng, mũi cao, sẽ chỉ tôn vinh một số ít người trong cộng đồng chúng tôi, mặc dù không giới hạn người tham gia. Những người Tây Tạng chúng tôi có đặc tính cơ thể khác biệt rất nhiều so với những quy chuẩn được đặt ra và chấp nhận”, hiệp hội này cho biết.

Wangyal cho biết ông được giao nhiệm vụ thiết lập nên điều mà ông gọi là cộng đồng Tây Tạng tự do hơn, và ông tin rằng cuộc thi nhan sắc sẽ cổ vũ những  phụ nữ Tây Tạng thiếu tự tin. Đó là điều mà người chiến thắng năm nay cũng tán thành.

“Đó là một thành tựu lớn lao và cũng là một mô hình kiểu mẫu cho tất cả phụ nữ Tây Tạng, nếu bạn tin tưởng vào một điều gì đó, bạn có thể đạt được nó”, Paldon nói. “Với danh hiệu này, tôi có thể giúp người phụ nữ khác đạt được mục tiêu”.

Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp