Đắt đỏ thú chơi trà của nhà giàu Trung Quốc
Vào một tối thứ bảy ẩm ướt của tháng Chín, một nhóm từ hai mươi đến ba mươi giáo sư tập trung tại một phòng trà trong một tòa nhà công nghiệp tại khu trưởng giả lân cận Hong Kong.
Những phú ông hiện đại
Họ hít hà và nhâm nhi một loại trà Ô long từ những chiếc cốc sứ nhỏ màu trắng trong khi nhận xét về mùi thơm, hương vị và dư vị của trà và loại thức ăn nào hợp với nó.
Một phần một thế hệ đã từng bỏ qua các lá chè vì các loại đồ uống lattés, espressos và frappucinos được bán bởi các chuỗi cửa hàng quốc tế như Starbucks nhưng những người trẻ tuổi Trung Quốc hiện đang tái khám phá truyền thống uống trà của đất nước.
Và khi làm như vậy, họ đã làm dấy lên một sự bùng nổ vừa là một hiện tượng văn hóa vừa là một hiện tượng kinh doanh.
“Cha mẹ tôi uống trà như thế này mỗi ngày nhưng tôi hiếm khi làm vậy”, Sharon Ho, một người 30 tuổi làm kế toán nói khi cô uống từng ngụm một tách trà Ô long đá đen được trồng trên vùng núi tại tỉnh Phúc Kiến ở miền đông nam Trung Quốc.
Giá của các loại trà hiếm và cao cấp của Trung Quốc, ví dụ như Pu Erh, một loại trà màu đen được ủ có thể 100 năm, hoặc First Flush Longjin, một loại trà tươi – đã tăng vọt trong thập kỷ qua.
Ngành công nghiệp này, được định hình theo nhiều cách song song với sự quyến rũ của các loại rượu vang phương Tây, đã biến trà trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có và đầu tư tiền tiết kiệm.
Ngày nay, trà đã trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có.
Ngày nay, trà đã trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có |
Thu nhập khủng
Ricky Szeto, giám đốc điều hành nhà sản xuất trà thảo mộc Hong Kong Hung Fook Tong là một trong số nhiều người tìm được sự thành công trong ngành công nghiệp này khi làm mới sản phẩm truyền thống bằng những sản phẩm cũng như phong cách phục vụ mới.
Ngày nay, đồ uống đóng chai của Hung Fook Tong bao gồm các thành phần như nhân sâm, hoa cúc, mật ong…được bán tại các siêu thị và cửa hàng tiện ích khắp Hong Kong và Trung Quốc.
Công ty cũng có 93 cửa hàng tại Hong Kong và 32 cửa hàng khác tại khắp Trung Quốc bán đồ uống cũng như thức ăn nhẹ thảo dược tươi mát.
Một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Hung Fook Tong là Tortoise Plastron Jelly, một đồ uống pha chế màu đen, hơi đắng được làm từ bụng rùa, mà theo y học cổ truyền thì rất tốt cho làn da. “Mọi người yêu một thứ gì đó thuộc về truyền thống nhưng theo phong cách khác, một phong cách hiện đại”, ông nói.
Ông Szeto cho biết, nhu cầu hiện rất lớn, doanh thu của công ty tăng 20% mỗi năm. Dự tính năm nay họ sẽ thu về khoảng 700 triệu đô la Hong Kong (90 triệu USD).
Các công ty nước ngoài cũng chứng kiến sự bùng nổ. Cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc cũng bán các loại trà truyền thống của Trung Quốc bên cạnh vô số các sản phẩm Starbucks.
Và Rahul Kale, giám đốc kinh doanh quốc tế tại Typhoo Tea, đã nhìn thấy cơ hội tại Trung Quốc cho sự ổn định của sản phẩm trà trong đó bao gồm các thương hiệu đặc biệt như Heath & Heather Infusions và Ridgways…Khẩu vị cũng được thay đổi, từ 100% trà Trung Quốc sang nhiều hương vị khác.
Tuy nhiên, thị trường rộng lớn của Trung Quốc lại không sở hữu hệ thống chuỗi kinh doanh phòng trà bài bản. Theo Hiệp hội quảng bá chè Trung Quốc, có hơn 60.000 phòng trà nằm rải rác khác đất nước và hầu hết đều hoạt động độc lập.
Khi người giàu uống trà
Trước đây, các phòng trà có thể là nơi mà những người bình thường thư giãn thì giờ đây nhiều phòng trà đã nhắm đến những doanh nhân giàu có muốn tìm kiếm một nơi để gặp gỡ và trao đổi với đối tác. Họ trả phòng theo giờ và kèm theo cả tiền trà.
Xu hướng chuyển dịch sang đối tượng khách hàng giàu có được phản ánh thông qua những mức giá khủng của một số loại trà Trung Quốc. Một bánh trà Pu Erh (từ đầu thế kỷ trước) có trọng lượng khoảng 345 gam giờ đây có thể được bán với giá hơn 25.000 USD.
Thường thì trà được làm từ lá trà của những cây lâu năm, hoang dã hay tại những dãy núi nhất định sẽ được bán với giá cao.
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thôi thúc một doanh nhân tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc trồng một giống trà được bón phân gấu trúc có giá lên đến 3.500 USD cho 50 gam.
Tuy nhiên, những người sành uống trà như bà Mak tại Hong Kong thì cho rằng, nhiều khi giới buôn bán lợi dụng tâm lý khách hàng để đầu tư trục lợi. Không có cách thực nghiệm nào để khẳng định được xuất xứ của trà nên rất có thể nhiều người tiêu dùng dễ dàng bị lừa.
Vivian Mak, một chuyên gia về trà chuyên nếm và pha chế trà theo cách truyền thống sử dụng bộ pha trà bằng sứ nhỏ tinh xảo và một dụng cụ kim loại trên một khay gỗ để bỏ nước dư. Nhưng cô tự hào về việc đưa một phương pháp hoàn toàn mới vào một ngành công nghiệp đã cũ.
Loại đồ uống điển hình của cô là chè xanh ướp hoa nhài mà được phục vụ trong một ly martini. Cô phục vụ thứ đồ uống thơm phức và đẹp mắt này như một lựa chọn thay thế rượu vang tại các sự kiện của công ty cho các khách hàng như Goldman Sachs.
Mak tin rằng các loại trà khác nhau của Trung Quốc có thể hoàn thiện với bất kỳ loại món ăn nào. Có thể là trà xanh Longjin đượm đà với một món ăn hải sản Trung Quốc hay một loại trà Ô long đậm đi kèm với một món món hầm kiểu Pháp. Cô cũng thích dùng các loại trà với các loại sô cô la khác nhau.
“Cũng như rượu vậy, bạn có thể phục vụ một cái gì đó nhẹ nhàng hơn với nhiều mùi vị hơn tùy thuộc vào loại thực ăn. Trà cũng tương tự vậy.”
Nước ngoài quan tâm
Các công ty nước ngoài đã chú ý đến sự phát triển này. Vào năm 2010, Starbucks, cứ bốn ngày lại mở một cửa hàng tại Trung Quốc năm ngoái, đã bán ba loại trà truyền thống của Trung Quốc cùng với vô số các sản phẩm có liên quan đến cà phê của mình.
Và Rahul Kale, giám đốc kinh doanh quốc tế của Typhoo Tea đã nhìn thấy cơ hội tại Trung Quốc cho các loại trà của hãng gồm các thương hiệu đặc sản như Heath& Heather Infusion và Ridgways cũng như dòng sản phẩm trà đen thương hiệu Anh trùng tên của mình.
Ông nói: “Khẩu vị đang thay đổi từ 100% trà Trung Quốc sang cái gì đó rộng lớn hơn. Và người Trung Quốc thích các thương hiệu nước ngoài.” Tuy vậy, hiện tại Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% doanh số bán hàng của Typhoo.
Thị trường rộng lớn của Trung Quốc không sản sinh ra một chuỗi trà trong nước danh tiếng. Theo Hiệp hội quảng bá Trà Trung Quốc, có hơn 60.000 hãng trà nằm rải rác trên khắp đất nước, hầu hết đều hoạt động độc lập.
Khi một nơi để người bình dân có thể nghỉ ngơi thư giãn với việc chơi bài hoặc mạt chược hoặc hầu như không phải trả gì cho loại đồ uống thơm ngon của họ phát triển thì rất nhiều hãng trà hiện
đang hướng các doanh nhân giàu có tìm kiếm một nơi để đàm phán các vụ làm ăn. Họ sẽ trả tiền theo giờ cho một căn phòng cùng với loại trà mà họ uống.
Sự chuyển hướng sang thị trường cao cấp được phản ánh qua các mức giá sốc của một số loại trà Trung Quốc. Một bánh trà nén (khoảng 345g) của Pu Erh khoảng nửa đầu của thế kỷ trước có thể được bán với mức giá lên tới 200.000 đô la Hồng Kông (hơn 25.000 USD).
Người bán có thể tính giá cao cho các lá chè được hái từ các cây lâu năm hoặc từ một vùng núi đặc biệt nào đó. Những người mê trà bàn luận về mức độ ô xy hóa hoặc quá trình lên men, tã lá và ép lá và liệu trà được thu hoạch vào mùa xuân hay mùa hè.
Sự thổi phồng đã thúc đẩy một doanh nhân tại tỉnh tây nam Tứ Xuyên trồng một loại trà được chăm bón bởi phân gấu trúc có giá lên tới 3.500 USD/50g.
Tuy nhiên, những người sành trà như bà Mak tại Hồng Kông lại nghi ngờ việc mua trà cho mục đích đầu tư. Không có cách thực nghiệm để biết xuất xứ của trà vì vậy người mua dễ dàng bị lừa.
Bà nói: “Việc đó quá mang tính suy đoán. Không cần biết nó đắt hay rẻ, bạn phải tập trung vào hương vị.”
THÁI ANH – TUYẾN NGUYỄN (Theo BBC)
(vietnamnet.vn)