Bùi Huyền Tĩnh hiếu đạo tĩnh tu, bạch nhật phi thăng hiển thần tích

07/10/16, 09:23 Khám phá sinh mệnh

Tĩnh tâm tu Đạo, đắc Đạo và bạch nhật phi thăng trong khung cảnh tiên nhạc phiêu diêu rồng phượng múa. Đã có không ít câu chuyện chân thực như vậy trong lịch sử, cuối cùng để nhắn nhủ cho con người về một thế giới Thần Tiên tuyệt đẹp.

20160720052444578
Bạch nhật phi thăng cũng được gọi là “vũ hóa”, điều triển hiện ra là cảnh giới của người tu luyện. (Ảnh: Internet)

Khi rất nhiều người tu luyện trong Đạo gia đắc đạo thăng thiên, phần lớn đều sẽ lựa chọn cách mất đi, rất ít người lựa chọn bạch nhật phi thăng. Nguyên nhân suy cho cùng thì bởi vì cõi người là mê, một khi bạch nhật phi thăng thì sẽ phá mê, mọi người đều sẽ đi tin Thần, cũng chính là rất khó nhìn thấy tốt xấu của một người từ bản tính.

Theo ghi chép trong “Tục Tiên truyện”, Bùi Tĩnh Huyền là con gái của Bùi Thăng huyện lệnh Câu Thị – vợ của Lý Ngôn, quan úy huyện Hộ  (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Huyền Tĩnh từ nhỏ đã rất thông minh lanh lợi, mẹ dạy bà thi thư, bà đều có thể đọc thuộc lòng không sót chữ nào. Đến khi được 15 tuổi, liền lấy tiêu chuẩn công dung của người phụ nữ mà yêu cầu bản thân.

Bà đặc biệt thích Đạo, liền thỉnh cầu cha mẹ, xây một gian tĩnh thất cho bà tu Đạo. Cha mẹ của bà cũng rất thích tu Đạo, bèn đồng ý với yêu cầu của bà. Thế là bà mỗi ngày thắp hương lễ bái đạo tượng. Bà một mình ở trong căn phòng, có một người bạn nữ khác cùng bà trò chuyện nói cười. Cha mẹ đến xem người bạn của bà là ai, nhưng lại không nhìn thấy người đâu, hỏi bà, bà lại không nói. Bà tư tưởng thuần tịnh, thanh thản không màng danh lợi, tuy tình thân cốt nhục bình thường như mọi người, nhưng vẫn là nghiêm thủ lễ tiết, cũng không dám có biểu thị khinh mạn chút nào.

Năm 20 tuổi, cha mẹ muốn gả nàng cho Lý Ngôn. Bà nghe nói chuyện này, kiên quyết không đồng ý, chỉ nguyện ý tu đạo để độ thế. Cha mẹ khuyên giải nàng nói: “Con gái sinh ra thì là cần phải gả chồng, đây là đạo lý đơn giản nhất. Thời gian xuất giá có thể bỏ lỡ, nhưng lễ tiết không thể làm trái được. Huống hồ con nhập đạo nếu không đắc được chính quả, thì cũng không có nơi quy về. Nam Nhạc Ngụy phu nhân cũng đã từng gả chồng sinh con, về sau cũng đã trở thành Thượng Tiên đấy thôi”.

Huyền Tĩnh nghe lời khuyên của cha mẹ, liền đồng ý gả cho Lý Ngôn, tuân thủ phụ lễ rất chu đáo. Nhưng chưa đầy một tháng, bà bèn nói với Lý Ngôn rằng: “Bởi thiếp một lòng hướng đạo, Thần nhân không cho phép thiếp làm vợ của chàng, xin hãy kết thúc mối quan hệ này”. Lý Ngôn cũng là người mộ đạo, nghe bà nói xong liền nhận lời.

Huyền Tĩnh một mình ở trong tĩnh thất thắp nhang tu hành. Nửa đêm nghe thấy trong phòng nàng có tiếng nói cười, Lý Ngôn thoáng sinh tâm nghi ngờ, không dám kinh động Huyền Tĩnh cùng mọi người, bèn lặng lẽ nhìn qua khe cửa. Nhìn thấy trong phòng Huyền Tĩnh sáng rực khắp phòng, ngửi thấy mùi hương ngào ngạt kỳ dị. Lại nhìn thấy có hai nữ tử, tuổi khoảng mười bảy mười tám, đầu tóc búi cao, người mặc nghê thường, phong thái thanh tú diễm lệ. Còn có mấy tỳ nữ, đều để tóc mây, mình mặc áo tơ lụa, tư thái ôn nhu đứng ở bên cạnh. Huyền Tĩnh thì đang cùng hai nữ tử đàm luận với nhau. Lý Ngôn cảm thấy chuyện này kỳ lạ, liền quay trở về phòng.

Đợi đến trời sáng mới hỏi thăm Huyền Tĩnh, nàng trả lời rằng: “Thật sự có chuyện này, đây là bạn tiên trên núi Côn Luân đến thăm thiếp, tiên nhân đã biết chuyện chàng nhìn lén, dùng pháp thuật để ngăn cản chàng, còn chàng thì không cảm thấy được. Sau này chàng đừng có nhìn lén nữa, e rằng sẽ bị tiên quan trách phạt. Nhưng thiếp và chàng duyên phận rất mỏng, không phải là đạo lâu dài ở nhân gian. Niệm tình chàng còn chưa có hậu thế, đợi đến khi Thượng Tiên đến, thiếp có thể nói thay cho chàng”. Buổi tối hôm sau, có một tiên nữ giáng xuống phòng ngủ của Lý Ngôn.

Hơn 1 năm sau, tiên nữ đó lại ghé đến, trao một đứa trẻ cho Lý Ngôn, nói: “Đây là con trai của huynh, Huyền Tĩnh phải đi rồi”. Ba ngày sau, có đám mây ngũ sắc lượn quanh trên nóc nhà của Lý gia, Tiên nữ tấu thiên nhạc, phượng hoàng cõng Huyền Tĩnh trên lưng bay lên trời, đi về hướng tây bắc. Lúc này là ngày 18/8 năm Đại Trung thứ 8 nhà Đường, địa điểm ở điền trang Lý gia, thôn Cung Đạo, huyện Ôn.

Mọi người chúng ta đều cho rằng tu luyện là một chuyện rất gian khổ, nhưng thật ra Thần Tiên cũng có niềm vui của họ, thậm chí vui vẻ hơn chúng ta gấp cả trăm vạn lần. Vậy con người tại sao lại vẫn còn lưu luyến những món lợi nhỏ nhoi ở thế gian con người đây? Như vậy xem ra, người tu luyện mới là người thông minh nhất, tu luyện mới là việc sáng suốt nhất.

Tiểu Thiện, dịch từ secretchina

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?