Qatar đổi dầu mỏ lấy giáo dục

03/06/12, 08:42 Chuyện lạ

 Trong khi các nước dầu mỏ khác tham gia vào những dự án giáo dục với một tâm lý không mấy chủ động và tích cực thì quốc gia vùng Vịnh Qatar lại xác định, đây là một sự đầu tư hoàn toàn nghiêm túc.


Để trở thành một trong những quốc gia tiểu biểu nhất trong lĩnh vực đổi mới giáo dục, Qatar xác định nhiệm vụ của họ không hề đơn giản khi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục cấp thấp nhất đến trình độ đại học, nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh nỗ lực hoàn thiện nhanh chóng hệ thống giáo dục, họ cũng đang hỗ trợ cho những dự án tại một số khu vực với những điều kiện khó khăn nhất.

Nhân vật trung tâm của những sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục tại Qatar chính là Sheikh Abdulla bin Ali Al-Thani, một thành viên trong hoàng gia và cũng từng là một giảng viên đại học. Nhìn lại những khoản đầu tư khổng lồ của nước này vào lĩnh vực giáo dục có thể thấy Abdulla là một trong những nhà giáo nhiều tham vọng nhất trên thế giới.

Qatar xác định đầi tư vào giáo dục là một sự đầu tư hoàn toàn nghiêm túc cho tương lai.

Đầu tư cho tương lai

Phát biểu tại London, thành viên hoàng gia đất nước Trung Đông này bày tỏ tư tưởng chiến lược cho đất nước mình: “Khi mà dầu mỏ bị cạn kiệt, Qatar đã trở thành một nền kinh tế tự chủ và phát triển”.

Cũng giống như những người thắng xổ số vậy, họ mua cho con cái một môi trường giáo dục tốt nhất để rồi chúng có thể bảo vệ cho tương lai của chính mình về sau.

Đất nước này đang “tái chế” khí gas, dầu mỏ thành kiến thức. Xây dựng các trường đại học, đổi mới hệ thống giáo dục, cải thiện chất lượng đạo tạo nghề nghiệp và thành lập các diễn đàn quốc tế để có thể tìm ra những phương pháp đổi mới hiệu quả và phù hợp nhất chính là công việc mà Qatar đang gắng sức làm.

“Đầu tư vào sự bền vững quan trọng hơn hết bởi đất nước chúng ta không thể dựa mãi vào nguồn dầu mỏ có hạn”, ông Abdulla cho biết.

Tuy nhiên, một hệ thống giáo dục chất lượng cao không thể có được trong một sớm một chiều, chính vì thế nước này quyết định khởi đầu sự nghiệp lớn lao này bằng việc hợp tác với thế giới. 8 trường đại học quốc tế, chủ yếu là từ Mỹ đã hoạt động tại Qatar. Khoản đầu tư hàng tỷ USD này chủ trương tạo đà các trung tâm nghiên cứu khu vực phát triển nhanh chóng với bước khởi đầu thuận lợi.

Tuy nhiên, ông Abdulla – tiến sĩ, hiệu trưởng trường đại học lớn tại nước này cũng cho biết thử thách lớn hơn chính là phát triển các viện nghiên cứu chất lượng cao của chính Qatar. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý, “Không có con đường phía trước nếu không ưu tiên cho giáo dục, nhất là tại thế giới Ả Rập “.

Giải quyết tình trạng “Mùa xuân Ả Rập”

Phong trào mùa xuân Ả Rập đã cho thấy sự bất mãn của giới trẻ trong xã hội khi mà tỷ lệ thất nghiệp không ngừng gia tăng, các cơ hội nghệ nghiệp cho sinh viên mới ra trường ngày càng hạn chế.

“Chúng ta cần phải hiểu rằng, giáo dục có thể giải quyết được những nhu cầu của họ”, ông nói thêm.

Tuy nhiên điểm khác biệt trong các khoản đầu tư của Qatar chính là họ luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án quốc tế.
WISE – Hội nghị Thế giới về Cải cách giáo dục được thực hiện để bàn về chất lượng cũng như các giải pháp giáo dục. Sau 4 năm hoạt động, hội nghị chính là nơi để các nhà lãnh đạo tham gia thảo luận về những nhiệm vụ cần phải hoàn thành nhằm cải thiện chất lượng trường lớp.

Cùng với giải thưởng WISE, hội nghị WISE đã hỗ trợ các dự án giáo dục tại châu Phi, Nam Á, Nam Mỹ và châu Âu. Tổ chức cũng hỗ trợ tài chính để xây dựng lại các trường học cũng như trung tâm y tế tại Haiti sau thảm họa động đất.

Qatar đang sử dụng nguồn thu nhập từ khí gas và dầu mỏ để đầu từ vào giáo dục.

Đổi dầu mỏ lấy giáo dục

Hiện chưa có giải thưởng Nobel giáo dục và chính người Qatar đã khởi xướng và thành lập giải thưởng WISE – tương đương với Nobel giáo dục vào năm ngoái với giá trị giải thưởng là 500.000 USD.

“Chúng ta đã nói nhiều về tầm quan trọng của giáo dục nhưng lại không có một chuẩn mực uy tín nào trên toàn cầu”.

Người đầu tiên giành giải thưởng này là Fazle Hasan Abed, người Bangladesh – được công nhận là người đã có công nền giáo dục phổ thông đến một số cộng đồng nghèo khổ nhất trái đất, từ Afghanistan tới Nam Sudan.
Qatar Foundation được thành lập và cũng trở thành một kênh hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực giáo dục và khoa học. Biểu tượng quốc tế của Qatar Foundation cũng được in trên áo của các cầu thủ bóng đá Barcelona. Điều này cho thấy, Qatar là một trong những cầu nối giữa phương Tây và thế giới Ả Rập.

Tiến sĩ Abdulla cho biết, ông rất tự hào vì các trường đại học quốc tế tại Qatar đã thu hút sinh viên từ 85 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhưng ông cũng không phủ nhận trình độ học vấn tại khu vực hồi giáo này còn rất khiêm tốn.
“Chúng tôi cần sự giao lưu, trao đổi giữa các sinh viên, giữa các nền văn hóa bởi điều đó là vô cùng cần thiết. Chúng tôi tin rằng giáo dục sẽ trở thành cầu nối thực sự”. Sự khác biệt về văn hóa ngày một lớn và cách duy nhất để vượt qua những rào cản này chính là đối thoại cởi mở.

Nhà lãnh đạo này đã thể hiện sự đam mê cháy bỏng vào các dự án giáo dục của mình. Ông từng là giảng viên kỹ thuật và cảm thấy rất nhớ lớp học. Đó chính là lý do vì sao ông trung thành và gắn bó với những ý tưởng đổi mới nền giáo dục quốc gia. Tiến sĩ Abdulla tỏ ra rất lạc quan về sự nghiệp cải cách giáo dục tại đất nước ông.

“Trở thành một quốc gia giàu có, và không có cách nào sử dụng tài sản của mình tốt hơn là cho giáo dục”, ông cho biết.

Mặc dù Qatar có tỷ lệ GDP trên đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhưng lại nằm trong một khu vực rất bất ổn.

Phát biểu mới đây tại Cairo, ông Charles Clarke, cựu Bộ trưởng giáo dục, Bộ trưởng nội vụ Anh cho biết, ông tin rằng, một nền giáo dục chất lượng cao là tối cần thiết đối với các quốc gia Ả Rập. Đang tồn tại một nguy cơ là thế hệ trẻ có thể bị cô lập khỏi xã hội nếu như họ không được trang bị đầy đủ vốn kiến thức cần thiết. Chúng ta chỉ có thể giành được thành tích xuất sắc trong lĩnh vực học thuật khi có sự độc lập về nó.

Ngân hàng thế giới World Bank cũng đã nhấn mạnh nhu cầu cần thiết của hệ thống giáo dục tại thế giới Ả Rập bởi nó giúp người trẻ có được kiến thức và kỹ năng để gia nhập thị trường lao động hiện đại.Tổ chức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với giáo dục đại học cũng như nguyện vọng nghề nghiệp sinh viên mới ra trường.

Qatar đang sử dụng nguồn thu nhập từ khí gas và dầu mỏ để đầu từ vào giáo dục – cái mà họ cho là sự bền vững.

Hung Ninh (Theo BBC)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL