Con hiểu được câu hỏi “Khi nào con về quê?” của mẹ thì đã muộn quá rồi, mẹ ơi!
Con lớn lên, đi học, kiếm được việc làm, kết hôn, sinh con đẻ cái… bị cuốn trôi theo cuộc sống thị thành, chợt quên mất người mẹ già nơi quê nhà. Mỗi lần mẹ điện thoại hỏi: “Khi nào con về quê?”, có ai trả lời mẹ giống như người phụ nữ trong câu chuyện này không?
Mẹ là chú chim chăm chỉ cả năm, vì con cái mà đôi lúc trở nên vô lý. Trong điện thoại, lúc nào cũng nghe mẹ vui vẻ hỏi “Khi nào con về quê vậy?”.
Nhà mẹ ở cách chỗ con ở hơn ngàn cây số, phải bắt xe đi liên tục 3 chặng. Mỗi công việc và chăm sóc con cái đã vất vả rồi, huống chi là tính đến chuyện về quê nữa… Dù đã kiên nhẫn giải thích cho mẹ, vậy mà mẹ lúc nào cũng hỏi một câu “Khi nào con về quê vậy?”
Cuối cùng không chịu được nữa, tôi hét lên, mẹ chỉ yên lặng ở phía đầu dây bên kia. Vài ngày trôi qua, mẹ lại bắt đầu hỏi tôi những điều tương tự. Tuy nhiên, lần này vì lý do nào đó, giọng của mẹ có gì đó trầm buồn, giống như một đứa trẻ đã bỏ cuộc, mặc dù tôi vẫn nghe ngay cả khi tôi biết nó vô lý. Tâm tôi bình tĩnh lại, im lặng.
Khi tôi trở nên bình tĩnh, mẹ sẽ bắt đầu lại vui vẻ mà kể về những điều ở quê nhà. “Này, cây lựu sân sau nhau đã nở đầy hoa, dưa hấu cũng sắp ăn được rồi, thế nên con hãy sớm về quê nhé!”
“Con bận lắm, khó mà xin nghỉ được lắm!”, tôi trả lời mẹ có chút khó khăn. Sau đó, mẹ tôi bỗng nhiên đổi hướng câu chuyện và nói “Nếu như mẹ bị mắc bệnh ung thư, không sống quá nửa năm thì…”. Tôi liền trách mẹ sao lại nói nhảm nhí như vậy, mẹ cười hô hô hô. Lúc tôi còn nhỏ, gió lớn, trời mưa, để được nghỉ học liền giả vờ bị đau bụng hay đau dạ dày, nhưng lúc nào cũng bị mẹ bắt được. Giờ đây mẹ cũng già rồi, ngược lại còn nói dối con gái, nên tôi chỉ biết cười gượng gạo.
Sau nhiều lần liên tục lặp đi lặp lại một câu trả lời như vậy, tôi không còn cách nào khác đành phải báo với mẹ tháng sau chắc chắn sẽ về quê. Mẹ vô cùng vui sướng, nước mắt rơi từng dòng. Mẹ ở phía bên kia điện thoại, giọng cũng yếu dần. Tuy nhiên, một người luôn bận rộn như tôi, rốt cục chuyện về quê là không thể được.
Sau đó, mẹ vẫn thường xuyên gọi điện nhắc nhở tôi chuyện về quê. “Nho này, lê này cũng đã chín rồi; thế nên hãy mau về mà ăn con nhé!”.
Ngay lập tức, tôi vặn vẹo lại mẹ, “Những loại quả đó có quý đến mấy cũng vậy, có bán đầy khắp thị trấn mà mẹ. Lúc nào con cũng có thể ăn mà”. Mẹ tôi cảm thấy có chút chán nản. “Nhưng mà, những thứ đó người ta dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, không thể so sánh được với những gì mẹ trồng được”, tôi an ủi mẹ. Nghe vậy, mẹ mới cười đắc ý.
Một buổi chiều Thứ Bảy nóng nực và ẩm ướt, đột nhiên, mẹ vác một chiếc túi lớn đến thăm tôi. Vào nhà, mẹ bắt đầu sắp xếp những thứ mang theo. Tay mẹ đầy những đường gân xanh, 10 ngón tay chi chít vết băng bó, mu bàn tay có một vết thương đã thành sẹo. “Hãy ăn sớm đi con, toàn bộ mẹ đã lựa kỹ rồi đó”, mẹ thúc giục tôi.
Mẹ không bao giờ đi chơi xa, vậy mà chỉ vì một câu nói của tôi mà vượt một quãng đường dài đến đây. Do tiết kiệm, mẹ ngồi xe buýt không có điều hòa, thế nhưng toàn bộ nho và lê đều vẫn còn tươi rói. Tôi không cách nào hình dung mẹ làm sao để được vậy. Thế nhưng trong thế giới này, tôi cảm thấy những phép lạ luôn luôn đến từ chính những người mẹ.
Nhìn thấy tôi phải làm việc từ sáng đến tối, còn phải chăm sóc con cái, lại không quen cái nhà bếp bé xíu ở đây, thậm chí không muốn giúp đỡ, thế nên chỉ trong 3 ngày, mẹ đã bí mật đặt vé xe trở về nhà một mình.
Qua một tuần sau khi trở về nhà, mẹ nói muốn gặp tôi một lần nữa, nài nỉ tôi một lần nữa và một lần nữa quay trở lại nhà. “Mẹ ơi, mẹ hãy kiên nhẫn một chút nữa”, tôi gác điện thoại. Thế nhưng ngày hôm sau, một cú điện thoại vội vã từ người dì gọi đến báo, “Mẹ cháu bị bệnh rồi, hãy sớm về quê!”. Tôi vội vã đến nhà ga trong nước mắt, tôi đi chuyến tàu cuối cùng để về với mẹ.
Trong xe tôi không ngừng cầu nguyện. “Con muốn nghe lời dạy bảo của mẹ, con muốn ăn đầy bụng những gì mẹ nấu, con muốn thăm mẹ…”. Bao nhiêu là suy nghĩ dâng trào, lồng ngực tràn ngập tình thương. Khi đó, tôi mới thấy được, “Con người dù có lớn như thế nào cũng không thể thiếu mẹ được”.
Khi xe buýt đến làng, mẹ đứng đó, khuôn mặt mẹ tràn ngập nụ cười. Tôi ôm chầm lấy mẹ “Sao mẹ lại bị bệnh? Sao mẹ không nói cho con biết?”, tôi trách mẹ. Dù mẹ bị trách móc như thế nào, mẹ vẫn rất vui mừng bởi vì đơn giản là mẹ muốn gặp tôi.
Mẹ vui vẻ chuẩn bị một bữa ăn cho tôi, làm cả một bàn đầy ắp thức ăn, rồi chờ đợi một lời khen ngợi từ tôi. Thế nhưng, tôi đã chê bai không thương tiếc, “Nhân bánh bao bị cháy xém rồi, vỏ bánh thì dày quá, thịt lại mặn nữa… ”, khuôn mặt cười của mẹ trở nên khô cứng, gãi đầu một cách buồn bã. Còn tôi thì cười thầm trong tâm vì tôi biết “Nếu tôi nói cái gì đó ngon một lần, bảo đảm mẹ sẽ làm đủ cho tôi, thậm chí còn gói cho tôi mang về nhà; tôi mà ăn quá nhiều thì sao có thể ốm lại đây?”.
Tôi nấu ăn cho mẹ, thong thả nói chuyện. Mẹ âu yếm nhìn tôi với đôi mắt yêu thương. Bất cứ điều gì tôi nói, mẹ đều vui vẻ lắng nghe. Những giấc ngủ ngắn của tôi đều có mẹ ngồi ở bên giường, chăm chú nhìn và mỉm cười. Khi tôi hỏi, “Nếu con quan trọng như vậy, sao mẹ không ở với con?”, mẹ trả lời là vì không quen cuộc sống nơi thành thị.
Vài ngày trôi qua, tôi phải vội vã trở về nhà, mẹ lại năn nỉ tôi hãy ở với mẹ một ngày nữa. Trở về từ nhà của dì, mẹ cất công chuẩn bị những món ngon cho tôi. Nếu nhìn kỹ tí xíu, cá vẫn còn một chút vảy, thịt gà vẫn còn một chút lông, còn món nấm có một sợi tóc rớt vào. Món thịt, món rau, tôi không có cảm giác muốn ăn. Khi còn trẻ, dù mẹ gọn gàng sạch sẽ đến mấy, nhưng năm tháng khi đã trôi qua mẹ cũng trở nên luộm thuộm… Thấy tôi không động đũa đến đồ ăn, mẹ bảo tôi hãy đi chuyến xe buýt đêm trở về nhà.
Mẹ và tôi tay trong tay bước lần trên một con đường rất tối, mẹ bảo “Vì con không quen với đường quê”. Mẹ tiễn tôi lên xe, chăm chút cho từng chút một. Khi xe buýt bắt đầu lăn bánh, mẹ vội vã bước khỏi xe, quần áo lấp vấp xém ngã ở cửa xe. Tôi hoảng hốt, hét to từ cửa sổ xe buýt, “Mẹ ơi, mẹ ơi, bảo trọng”. Mẹ cũng khóc đuổi theo xe buýt, “Đừng lo cho mẹ, mẹ biết con bận mà!”
Vào cuối năm, tôi lại nhận được một cuộc điện thoại từ dì “Mẹ cháu bệnh rồi, mẹ muốn cháu mau trở về!”. Ngày hôm trước, trong điện thoại mẹ nói, “Mẹ vẫn khỏe, đừng lo cho mẹ!”, lẽ nào?
Dì lại không ngớt thúc giục tôi về. Dù không thể tin được nhưng tôi cũng mua những chiếc bánh gạo yêu thích của mẹ, vội vã trở về quê.
Ở lối vào làng, không nhìn thấy mẹ đứng đó chờ đợi nữa. Tôi linh cảm có gì đó không tốt. Sau đó, dì đã nói cho tôi biết sự thật.
Ngay sau khi gọi điện cho tôi, mẹ đã trút hơi thở cuối cùng, lặng lẽ rời khỏi thế giới này. Nửa năm trước, mẹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhưng bà không nói với bất cứ ai. Bà vẫn làm việc vui vẻ, như thường lệ, đã tự sắp xếp tất cả cũng những gì cần thiết cho hậu sự của mình. “Mẹ cháu bị các bệnh về mắt từ lâu, nhìn mọi thứ rất khó khăn”.
Tôi ôm túi bánh gạo chiên trên ngực, tim dường như bị xé nát. Mẹ tôi biết cuộc sống của bà không còn lâu nữa, nên đã thường gọi điện cho tôi. Mẹ muốn gặp tôi, muốn trò chuyện với tôi. Tôi đã không ăn những món ăn mà mẹ cất công làm ra trong lúc đôi mắt mẹ không còn tỏ. Tôi sao lại ngốc như vậy. Đêm đó tôi trở về nhà mình, làm thế nào mẹ có thể về đến nhà được chứ, trên đường mẹ đã đi thế nào. Tôi mãi mãi không thể nào biết được.
Lần cuối cùng gặp nhau, mẹ đã hạnh phúc trò chuyện cùng tôi. Nhìn màu tím của những bông hoa đậu cô ve trong vườn, tôi nhớ lại những bộ quần áo hồi còn nhỏ mẹ mặc cho tôi. Mẹ ơi, mẹ là tất cả tình yêu, là tất cả những gì ấm áp, nhưng mẹ đã lặng lẽ rời bỏ thế giới này mất rồi.
Mẹ là người duy nhất trong thế giới này, không bao giờ tức giận đối với tôi, là duy nhất, mãi mãi chờ đợi tôi. Đến khi tôi hiểu được tình yêu sâu sắc của mẹ, tôi đã để mẹ chờ đằng đẵng thế nào.
Mẹ ơi, con xin lỗi. Biết bao giờ con mới lại nghe được mẹ nói “Khi nào con về quê?”.
Mai Mai, dịch từ Epoch Times