Những biến thái về tâm lý của người dân dưới sự nắm quyền của ĐCS Trung Quốc

17/02/16, 15:59 Trung Quốc

Dưới sự cưỡng chế quyền lực chính trị của Trung Quốc, trải qua sự nhồi nhét trường kỳ, đã hình thành văn hóa đảng một cách có hệ thống, làm biến dị tư tưởng và phương thức tư duy của con người một cách vô thức, đã hình thành nên một căn bệnh tâm lý mãn tính. Dưới đây là một vài triệu chứng.

Triệu chứng thứ nhất: Nói dối thành chuyện cơm bữa

Đảng vận động chính trị, vận động kinh tế hết lần này tới lần khác, điều này đã hình thành một phương hướng “Nói dối đắc lợi, nói thật gặp họa”. Giỏi nói dối, nói lời rỗng tuếch, sáo rỗng đã trở thành điều kiện cơ bản để sinh tồn trong chốn quan trường. Vậy nên bên trên làm thế nào bên dưới học theo vậy, từ chính trị đến kinh tế, từ công tác tới cuộc sống, đã hình thành mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen nói dối một cách tự nhiên. Trước kia con người nói dối thì mặt đỏ tim đập nhanh, thấy không thoải mái, có chút trở ngại về tâm lý, ngày nay thì ngược lại nói thật mới khó chứ nói dối thì đã thành thói quen.

Giữa con người với con người, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa chính phủ và nhân dân, giữa đơn vị và đơn vị lừa dối lẫn nhau, về cơ bản đã mất đi sự tín nhiệm cần có. Chân thành đã trở thành đồng dạng với “ngốc”. Do đó, nói dối đã tạo thành cái giá trong cuộc sống của mỗi người, cái giá để xã hội sản xuất và vận hành, cái giá đè nặng lên tinh thần ấy lại càng gia tăng.

Triệu chứng thứ hai: Thù hận phê bình và bất đồng ý kiến

Thù hận phê bình và bất đồng ý kiến.

Việc chụp mũ, đánh úp, phê phán kịch liệt phát triển diễn biến thành tư duy tranh đấu “Đắc lý bất nhượng nhân, vô lý biện tam phân” (Có lý thì không chịu nhường người khác, vô lý thì biện giải mãi không thôi). Trong công việc và cuộc sống thường nhật, khi đưa ra quan niệm và ý kiến mà gặp phải ý kiến bất đồng, hoặc một quan điểm hoàn toàn trái ngược, hay thậm chí là phê bình, phản bác, rồi nghe được những lời nói xấu, lời không đúng về mình, thì người ta sẽ chẳng màng thảo luận, chia sẻ, giao lưu một cách lý tính, suy xét trầm tĩnh về thiếu sót của bản thân, hay thiện ý chỉ ra thiếu sót của đối phương, mà trước tiên là đặt bản thân mình lên điểm tối cao, cho rằng mình là chính xác nhất, chủ quan võ đoán theo nhận định bản thân, ra kết luận, đặt định tính cho đối phương.

“Bạn chính là nghĩ như vậy, bạn chính là nghĩ như vậy, dụng tâm hiểm ác của bạn là gì, mục đích của bạn là gì, âm mưu của bạn là gì”, dựa vào sự tưởng tượng và suy luận của bản thân mà đặt kết luận cho người khác, nghĩ về người khác theo chiều hướng xấu nhất. Việc chụp mũ trên mạng như phản đảng, phản xã hội chủ nghĩa, đảo lộn chính phủ, chia rẽ quốc gia, cái mũ càng lớn thì càng có thể đè nén người khác, sau đó thì có thể phê phán kịch liệt, chỉ trích gay gắt. Đã được nói thỏa miệng, đã giải được cơn tức giận, nhưng lại không thể giải quyết được vấn đề, với nước với dân đều là việc vô ích, hoàn toàn đi ngược lại với văn hóa truyền thống: “Nghe người khác chỉ ra sai sót của bản thân thì vui mừng, nghe bằng cả hai tai thì ắt minh bạch tỏ tường, khiêm nhường mà bao dung”.

Triệu chứng thứ ba: Tình cảm yêu nước biến dị

unnamed
Phản Nhật chính là yêu nước.

Định nghĩa về quốc gia được quốc tế công nhận là quốc thổ, nhân dân và văn hóa của dân tộc đó, chứ không phải định nghĩa quốc gia do Mác-Lê nin đưa ra là công cụ để một giai cấp trấn áp một giai cấp khác.

Yêu nước yêu gia đình là một tình cảm bình thường của con người, quả thực đó là chuyện rất cụ thể. Tuy nhiên dưới sự tuyên tuyền (của truyền hình, báo chí, mạng và sách giáo khoa) và sự mê hoặc trường kỳ của văn hóa đảng, tình cảm yêu nước của con người bị hư cấu, bị dán nhãn, chính trị hóa. Từ đó hình thành nên những lô-gic hoang đường như: Yêu nước chính là yêu đảng, phản đối tự do dân chủ chính là yêu nước, phản Mỹ phản Nhật chính là yêu nước.

Người dân vô cùng quan tâm nhiệt huyết với những chuyện không liên quan trực tiếp tới công việc, cuộc sống hoặc không trực tiếp liên quan tới sự phát triển của khu vực mình đang sống như vấn đề đảo Điếu Ngư, Biển Đông, nước Mỹ, Nhật Bản, Syria, khi nghiên cứu những phát biểu, bình luận, nghị luận, tranh luận, đề ra chiến lược, đường lối giang sơn thì rất tích cực, tinh thần cũng rất phấn chấn; nhưng lại lãnh đạm với những vấn đề sát sườn có liên quan trực tiếp tới bản thân mình như sương mù, thực phẩm độc, xâm phạm bóc lột nhân quyền, án oan, hủ bại, bất công xã hội,…, không muốn, không dám dũng cảm đưa ra ý kiến, giữ gìn công đạo, giương cao chính nghĩa.

Triệu chứng thứ tư: Phương thức tư duy cực đoan

Từ tư duy tuyệt đối hóa của văn hóa đảng không đen thì là trắng, cực xấu cực tốt đã phát triển diễn biến thành tư duy cực đoan hóa. Suy nghĩ vấn đề, nói chuyện, viết văn, làm việc đều rơi vào cực đoan; nói một ai đó, một chuyện nào đó tốt, thì tốt hết nước hết cái, thứ gì cũng tốt, chỗ nào cũng tốt; nói một người xấu thì phủ định toàn bộ, không có điểm nào đúng cả.

Người dẫu một trăm lần tốt, nhưng một lần họ cho rằng không tốt với họ thì toàn bộ đều không tốt, từ đó đối đãi với đối phương như kẻ thù. Nói một chuyện quan trọng thì khuếch trương thành ý nghĩa và tác dụng quan trọng trên nhiều phương diện, giống như nói một loại thuốc có thể trị bách bệnh. Khi tổng kết kinh nghiệm của bản thân và khu vực đơn vị mình thì đều khoác lác, một phần thì nói thành mười phần, ít nói hoặc không nói những khuyết điểm và vấn đề hoặc nói giảm nói tránh.

Phân chia thành phần giai cấp trong văn hóa đảng, làm xấu tới mức cực đoan, châm biếm những người được coi là “xấu” phát triển diễn biến thành sự khinh miệt, châm biếm, mỉa mai người tàn tật, kẻ yếu, người văn hóa thấp, người nghèo, người nhà quê và coi những người này như trò hề, hạ thấp người khác, mua vui cho người khác, làm bản thân mình hả hê, để đạt được sự ưu việt và khoái cảm trong tâm.

Triệu chứng thứ năm: Tự động gắn liền với đảng

Ở Trung Quốc, người dân được giáo dục phải yêu đảng từ khi còn bé.

Văn hóa đảng nhào nặn nên một thể chế lấy đảng thay cho chính phủ, lấy đảng thay cho quốc gia, đảng lãnh đạo tất cả phát triển diễn biến thành tư duy bất phân đảng và chính phủ, bất phân đảng và quốc gia, đảng và gia đình, đảng và bản thân. Sự giáo dục và nhồi nhét trường kỳ đã cột chặt bản thân và đảng lại với nhau một cách vô thức hoặc có ý thức trong tư duy. Bạn chỉ cần nói đảng và chính phủ không tốt, thì cũng giống như nói bản thân anh ấy không tốt vậy, sẽ tự động tìm lý do để biện bạch cho mình.

Phê bình sửa chữa, phân tích tất cả những hiện tượng và vấn đề bất lương trong nước đều nói thành âm mưu chính trị, phản quốc gia, kích động lật đổ chính phủ, thậm chí còn coi việc có thể chấp nhận. Nhẫn chịu sương mù thành yêu nước, hễ ai kháng nghị, hễ đưa ra ý kiến thì chính là không yêu nước, mà lại là phản chính phủ. Coi yêu đảng thành yêu nước yêu nhân dân yêu bản thân mình, coi việc nhẫn chịu nghịch cảnh, nghe lời đảng, đi theo đảng thành yêu dân, yêu nước. Hết thế hệ này tới thế hệ khác, hết lần này tới lần khác lượng thứ cho đảng vô pháp vô Thiên, tùy ý làm loạn, đã hình thành lên hiện tượng xã hội dị dạng “người bị hại tự động duy hộ kẻ bức hại”.

Tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định kết quả, sau khi văn hóa đảng đầu độc tâm linh, tất yếu sẽ dẫn tới những hành vi biến dị, tiến thêm một bước nữa đầu độc môi trường xã hội, đầu độc môi trường tự nhiên, cuối cùng ai cũng đều là người bị hại và bước trên con đường tự diệt vong. Hiện nay những chuyện này đã trở thành việc thực, hiện thực, hơn nữa còn phát triển tới mức độ trầm trọng khó có thể ngăn trở. Do đó, nhận thức được rõ sự độc hại của văn hóa đảng, thanh trừ văn hóa đảng tự trong tâm, làm lành mạnh tâm linh của bản thân chính là khởi điểm của việc nhân dân trong nước tự cứu mình.

Theo minghui.org

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp