Tại sao có một vài âm thanh có thể ám ảnh chúng ta cả ngày?

04/02/16, 09:00 Tri thức

Không ít người trong chúng ta bị những giai điệu liên tục ám ảnh trong đầu suốt cả ngày. Làm sao để rũ bỏ được sự phiền phức khó chịu đó?

17w9euy1b9zj5jpg

Khi nghe nhiều lần một bài hát trong khoảng thời gian ngắn hay vô tình nghe thấy một giai điệu nào đó trên đường đi, hẳn nhiều người đều đã từng bị những ca khúc này lởn vởn trong đầu cả ngày mà không dứt ra được.

Nó ám ảnh chúng ta trong mọi lúc mọi nơi, khi làm việc, ăn uống và thậm chí cả trong giấc ngủ.

Những giai điệu quẩn quanh trong đầu chúng ta cũng có hẳn một tên riêng để gọi về nó. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “Earworm” (sâu trong tai).

Những kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 92 % trong số chúng ta thường xuyên gặp trường hợp này, ít nhất là một tuần một lần.

Với nhiều người, nếu may mắn họ sẽ nhận được các bài hát hay, nếu không sẽ là các bài hát dở tệ mà họ không mong muốn nó trôi vào đầu mình bằng bất cứ giá nào.

Những bài hát dễ gây ám ảnh thường có đặc điểm là các nốt ngân dài và có nhịp nghỉ nhỏ ngắt quãng. Đoạn “Earworm” của mỗi bài thường chỉ là đoạn nhỏ khoảng 8 giây và thường là điệp khúc vì đây là đoạn được lặp lại nhiều nhất trong bài hát. “Earworm” sẽ xuất hiện khi bạn nghe đi nghe lại bài hát vài lần.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ gặp phải hiện tượng này ở cả hai giới là đồng đều nhau. Tuy nhiên ở phụ nữ “Earworm” tồn tại lâu hơn nam giới. Nó cũng dễ gặp hơn ở những người thường có đam mê âm nhạc và coi trọng âm nhạc trong cuộc sống của mình.

Một nghiên cứu của trường Dartmouth cho thấy “Earworm” xảy ra bắt nguồn từ phần vỏ não của thính giác. Khi nghe bài hát nhiều lần, khu vực này sẽ được kích hoạt và liên tục phát lại những gì chúng vừa được nghe.

“Earworm” thường dễ đi vào đầu chúng ta hơn khi các giai điệu gắn liền với những hoạt động cụ thể như làm việc nhà, chờ đợi ở bến tàu xe v.v..

Trong một vài trường hợp “Earworm” được coi là tác dụng phụ của trạng thái stress. Điều thú vị là khi xuất hiện “Earworm”, tâm trạng của người đó thường trở nên khá hơn.

Nếu bạn cảm thấy việc kẹt những bài hát trong đầu mình cảm thấy khó chịu, bạn hoàn toàn có thể rũ bỏ nó bằng các cách như nghe thêm nhiều lần bài hát đó, đọc sách, chơi ô chữ hoặc các trò mang tính động não.

Theo ngaynay.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng