Triều Tiên mời 8 nước quan sát vụ phóng vệ tinh

07/04/12, 07:55 Thế giới

Triều Tiên đã mời Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và các cơ quan vũ trụ của 8 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Nga, tới quan sát vụ phóng vệ tinh vào tuần tới, các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay. 

Ảnh vệ tinh chụp bệ phóng Dongchang-ri ở tây bắc Triều Tiên.

Lời mời gửi tới 8 nước và ESA được xem là một nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm giành được sự ủng hộ của quốc tế đối với Triều Tiên với tư cách một quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực phát triển vũ trụ, các nguồn tin cho biết.

Mỹ và Nhật Bản đã từ chối lời mời trên. Chính phủ Nhật Bản đang hối thúc Trung Quốc và Nga không tham dự vụ phóng.

Cơ quan vũ trụ liên bang Nga cho biết cũng sẽ không cử chuyên gia tới quan sát vụ phóng, nói rằng động thái này vi phạm nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mà Nga ủng hộ.

Mỹ hối thúc cộng đồng quốc tế không có bất kỳ hành động nào liên quan tới lời mời của Bình Nhưỡng vì điều đó có thể được xem là ủng hộ vụ phóng tên lửa.

Trong khi chính phủ Nhật Bản đề nghị Nga và Trung Quốc không tham gia sự kiện thì cũng có những quan điểm trong chính phủ Nhật Bản cho rằng, do không quan sát vụ phóng, Nhật Bản đã lỡ cơ hội quan trọng nhằm thu thập thông tin liên quan tới sự phát triển tên lửa” tại Triều Tiên.

Với những chuyên gia chấp nhận lời mời, Triều Tiên sẽ công khai vụ phóng và các trung tâm kiểm soát sứ mệnh, cũng như công tác chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh.

Lời mời cũng được gửi tới Ấn Độ và Iran dưới danh nghĩa Uỷ ban công nghệ và vũ trụ Triều Tiên.
 

Vệ tinh tới sẽ được phóng lên từ bãi phóng Dongchang-ri ở phía tây, trong khi các tên lửa trước đó được phóng từ địa điểm Musudan-ri ở miền đông.

Dự kiến, vệ tinh Kwangmyongsong-3 sẽ được phóng lên từ bãi phóng Dongchang-ri ở phía tây bắc Triều Tiên.

Trước đó, Triều Tiên đã phóng các tên lửa từ bãi phóng Musudan-ri ở phía đông nước này.

Cơ sở Dongchang-ri có một tháp phóng lớn hơn tại địa điểm Musudan-ri, cho phép các tên lửa lớn hơn, trong đó có các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, được phóng lên.

Nằm cách tổ hợp hạt nhân Yongbyon 70km, cơ sở Dongchang-ri dễ tiếp cận với các vật liệu hạt nhân hơn.

An Bình
Tổng hợp

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL