Cuộc trò chuyện giữa cha và con trai khiến chúng ta phải suy ngẫm

05/11/15, 09:18 Đọc & Suy ngẫm

Những cuộc “trò chuyện cha con” dưới đây không chỉ khiến cho người ta bội phục tự đáy lòng, mà cũng sẽ khiến cho các bậc làm cha làm mẹ phải suy nghĩ lại về phương thức giáo dục của bản thân mình, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái …

Nuôi dạy con cái luôn là việc khiến cho rất nhiều bậc làm cha làm mẹ phải đau đầu, hoặc là nuông chiều, hoặc là nghiêm khắc, đều sẽ tạo thành những ảnh hưởng phụ diện đối với sự trưởng thành của con cái sau này. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ nhất

Khi con trai được hai tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.

Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:

“Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?”

Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:

“Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?”

“Con, ba ơi, là con đụng!”

“Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.

Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.

Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!

Câu chuyện thứ hai

Con trai ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:

“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”

“Không có”.

“Vậy sao lại khóc!”

“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).

“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.

Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.

2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”

“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.

Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!

Câu chuyện thứ ba

Con trai 5 tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn. Con trai ngẩng đầu nhìn tôi:

“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”.  Tôi có phần sửng sốt.

“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.

Về nhà, con trai thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.

“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.

“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ.

“Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời?  Chỉ được 10 giây:

“Úi chà, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.

“Vậy sao? Chờ một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy”.

“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”.

“Được thôi, không đi thì không đi nữa”.

Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.

Câu chuyện thứ tư

Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:

“Ba ơi, McDonald’s kìa!”.  (Thèm chảy cả nước miếng).

 “Ừm, McDonald’s! Muốn ăn không?”.

“Muốn ăn!”

“Con trai, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là ‘cẩu hùng’ ( gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.

Rồi hỏi tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”.

“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng!”.

“Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây?”.

“Có thể không ăn!”. (Rất kiên định!)

“Quá xuất sắc, anh hùng! Về nhà thôi”

Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà.

Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên lắm, chống lại được cám dỗ.

Câu chuyện thứ năm

Con trai 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.

“Ấm ức không?”.

“Ấm ức!”. Con trai vừa khóc vừa trả lời.

“Tức giận không?”.

“Tức giận!”. Con trai khóc to lên.

“Con dự tính sẽ làm thế nào?”. Hỏi tiếp: “Con cần ba làm gì cho con nào?”.

“Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngay mai sẽ đập cậu ta từ phía sau!”.

“Ừm, ba thấy được! Ba ngày mai sẽ chuẩn bị cục gạch cho con”. Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”.

“Ba, ba tìm một con dao cho con, con ngày mai sẽ đâm hắn ta từ phía sau!”.

“Được! Cái này càng hả giận hơn, ba bây giờ đi chuẩn bị một chút”. Tôi đi lên lầu.

Nghĩ rằng được ủng hộ, con trai dần dần bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu dọn xuống một đống lớn quần áo và chăn mền?

“Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch, hay là dùng dao đây?”.

“Nhưng mà, ba ơi, ba dọn nhiều quần áo và chăn mền như vậy để làm gì vậy?”. Con trai nghi hoặc.

“Con trai, là như vậy: nếu như con dùng gạch đập hắn ta, như vậy cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở một tháng, chúng ta chỉ mang một số áo ngắn chăn mong là được rồi; nếu như con dùng dao đâm hắn ta, thế thì chúng ta ở trong tù ít nhất 3 năm không trở về được, chúng ta cần phải mang nhiều thêm một số quần áo chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ?”.

“Vì vậy, con trai con đã quyết định chưa? Ba đồng ý ủng hộ con!”.

“Phải như vậy sao?”. Con trai sững sờ.

“Chính là như vậy, pháp luật chính là quy định như vậy mà!”.

“Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha?”.

“Con trai, con không phải là rất căm phẫn sao?”.

“Hây, hây, ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu”.

“Tốt, ba ủng hộ con!”.

Từ đó, con trai đã học được lựa chọn và trả giá.

Câu chuyện thứ sáu

Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt, sầu não không vui.

“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng nhẹ với ba mẹ sao”

“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.

“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.

“??, ??” , con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại cô ấy cũng không thích con”

“Ồ, người khác thích con, thì con thích họ, người khác không thích con, thì con lại ghét họ. Điều này nói rõ rằng con là người chủ động hay là người bị động đây?”.

“Là người bị động ạ!”, con trai trả lời.

“Là người mạnh, hay là người yếu, là đại nhân, hay là tiểu nhân?”, tôi tiếp tục hỏi.

“Là kẻ yếu, là tiểu nhân!”, con trai sợ hãi.

“Vậy còn muốn làm đại nhân hay là tiểu nhân?”.

“Làm đại nhân! Ba ơi, con đã hiểu rồi: vô luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng, chủ động hưởng ứng cô ấy, làm một kẻ mạnh”.

Hôm sau, vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt được kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.

Con trai, sau này khi con lớn lên, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ, nhớ đến ba đã dụng tâm vất vả thế nào.

Câu chuyện thứ bảy

Con trai 10 tuổi, chơi trò chơi. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.

“Con trai, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.

“Vâng”, con trai gật đầu thừa nhận.

“Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào?”.

“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình?”.

“Vậy tại sao lại còn chơi vậy? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không?”.

“Đúng vậy, ba ơi”, con trai rất bất lực.

“Được rồi! Ba sẽ giúp con!”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó!”.

“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.

“Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy tính!

Từ đó, con trai hiểu được cái gì gọi là nguyên tắc.

Xưa kia Mạnh mẫu chọn hàng xóm để dạy dỗ con, một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con đã tự mình chặt đứt khung cửi.

Câu chuyện thứ tám

Con trai 11 tuổi, tôi cùng với vợ phải đi xa một thời gian dài, mỗi ngày đều gọi điện cho mẹ già, hỏi thăm. Một ngày kia, con trai nhận điện thoại:

“Ba ơi, chào ba!”, con trai rất lấy làm vui mừng.

“Ừm, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nội nghe điện đi”.

“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi điện thoại cho bà nội thôi vậy?”.

“Điều này có gì lạ đâu? Bởi vì đó là mẹ của ba mà!”.

“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ!”.

“Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi!”.

“Vâng!”.

Từ đó, cứ 6 giờ mỗi ngày, vợ tôi đều có thể nhận được lời hỏi thăm của con, bất kể mưa gió, đến nay đã 8 năm rồi!.

(Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ 9

Con trai 12 tuổi, năm lớp 6, bài tập nặng nề, tính tình nóng nảy, con trai tan học về vừa bước vào cửa.“Tiểu tử thối, hôm qua có phải con đã làm vỡ cái đĩa của ta?”, em gái của tôi bắt đầu vặn hỏi.

“Không có, cô ơi, con không có!”, con trai nét mặt nghi hoặc.

“Ta đã tận mắt nhìn thấy con làm vỡ, còn chối nữa à!”, bà nội của nhóc lại làm chứng kiên quyết khẳng định.

“Con không có mà! Mọi người đổ oan cho con?”, con trai khóc òa lên, nằm vật xuống đất.

Khoảng 5 phút, tôi đi ra khỏi phòng nghiêm giọng rằng:

“Sao thế? Sao lại nổi điên ở đây!”.

“Ba ơi, cô và bà nội đổ oan cho con!”.

“Đổ oan? Đổ oan cho con thì sao! Đổ oan thì con lại nằm vật xuống đất sao? Thật là thứ không ra gì mà! Con có phải trang nam tử hán hay không?”.

Con trai ngừng khóc, đứng dậy, cúi gầm mặt xuống:

“Ba ơi, mọi người đổ oan cho con”.

“Nam tử hán đại trượng phu, dẫu cho trời có đổ sụp xuống, cũng không thể ngã xuống được! Huống hồ là một cái đĩa nhỏ bé? Thật không ra gì cả!”.

Tôi tiếp tục: “Một đời này của người ta, phải trải qua biết bao sóng gió, bị oan ức, khinh thường, phản bội, bán đứng? Con liền chịu ngã xuống sao? Đó là đồ hèn nhát!”.

Con trai ưỡn ngực, ngẩng đầu lên:

“Ba ơi, con đã hiểu rồi, bây giờ con nên làm thế nào?”

“Bây giờ? Hãy tự hỏi chính bản thân con đi, con có nhiều thời gian lắm đó?”.

“Không có, con có rất nhiều bài tập cần phải làm”.

“Vậy còn không mau đi làm bài tập đi! Hãy nhớ kỹ, dẫu cho núi lở đất sụp đi nữa, cũng đừng quản nó, hãy làm xong việc của mình trước đã!”.

Con trai nhấc cặp lên, cúi chào bà nội và cô, rồi ung dung đi vào trong phòng.

Ba người chúng tôi bật cười.

“Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc; khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư (Không quan tâm thiệt hơn, nhìn hoa nở hoa tàn trước sân; đi ở chẳng buồn, nhìn bàu trời mây cuộn mây tan)”. Con trai à, sau khi con trưởng thành, nhìn thấy câu đối này, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến dụng tâm vất vả của bà nội, cô cô, và của ba.

Câu chuyện thứ mười

Con trai mười ba tuổi, kỳ học thứ nhất, thành tích bình thường. Một ngày kia, nó bỗng hỏi:

“Ba ơi, đi học có ích gì không vậy? Thành tích thi cử có tác dụng gì không?”.

“Tại sao lại hỏi như vậy?”, tôi ngẩn ra.

“Mấy ngày trước có rất nhiều các chú các dì đến nhà, ba luôn nói với họ rằng giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà”, con trai nhanh nhảu đáp.

Ài, thì ra con trai đã ở bên cạnh lắng nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với chúng bạn.

“Không sai, học hành, thi cử thật ra không có tác dụng gì cả”

“Thế thì tại sao con vẫn cần phải đi học những thứ vô dụng này đây?”.

“Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản sự của con. Nếu như con ngày cả những thứ vô dụng này đều làm không được tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn cũng sẽ không làm được. Vì vậy, đi học tuy vô ích, nhưng con vẫn cần phải học nó cho tốt”

“Ồ, ba ơi, con có bản sự để học tốt nó!”.

Từ đó, con trai luôn đạt được những thành tích ưu tú.

Con trai à, thật ra đời người cũng là hư ảo không thật, nhưng cuộc sống này vẫn cần phải sống cho tốt, tinh thần trong đạo lấy giả làm thật cần chúng ta dùng cả một đời để thể hội.

Câu chuyện thứ mười một

Con trai 13 tuổi rưỡi, đi chơi ở nhà người thân trở về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng:

“Mẹ ơi, con có bảnh không? Anh trai nhà bác hai mua quần áo, giày dép cho con, nhãn hiệu XX, rất đắt tiền đó; bà nội ơi, bà xem mẫu tóc của cháu này, anh ấy đẫn con đi hớt đó, phía trước rất là dài, ha ha, có mốt không này?”.

Nó giống như một con bướm, bay đi bay lại khắp nhà.

Tôi nhìn mà chẳng thèm để mắt đến?

Hai ngày sau, con trai đứng trước tấm gương, tự mình ngây ngất. Tôi lặng lẽ, đứng ở đằng sau:

“Có mệt không vậy, con trai?”.

“Ba ơi, dọa con giật cả mình!”.

“Ha ha, có mệt không, lúc nào cũng phải mệt tâm; luôn lo lắng, thật là không đáng; luôn phải suy đoán, người khác thấy thế nào. Sao phải khổ vậy, người sống ở đó, bị quần áo đầu tóc làm cho mệt mỏi, thật là ngốc lắm thay?”.

“Ba, ba cười nhạo con rồi”, con trai mặt đỏ ửng.

“Ba trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại, con thấy sao?”.

“Dạ”, con trai đi thay quần áo, đầu tóc để bình thường trở lại. “Ba ơi, thật là nhẹ nhàng, thật là thoải mái!”.

Từ đó, con trai biết được thế nào là đẹp, thế nào là xấu.

(Còn nữa)

Dịch từ soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp