Made in Germany – Công nghệ với một trái tim

12/09/15, 10:01 Công nghệ

Đức là quốc gia chỉ có 80 triệu người, nhưng họ đã xoay sở để tạo ra hơn 2.000 nhãn hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới. Họ đã làm điều đó như thế nào?

BMW, xe ô tô nổi tiếng của người Đức và ngành công nghiệp chết tạo mô tô nổi tiếng. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Một cư dân mạng Đài Loan đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đều có nguồn gốc từ Đức, bao gồm Adidas (hàng hóa thể thao), Nivea (mỹ phẩm chăm sóc da), Bosch (đồ gia dụng) và thương hiệu thời trang Hugo Boss và Triumph, đó chỉ là một vài thương hiệu ví dụ. Người ta không biết rằng người Đức đã tạo ra đến 2.300 thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

(Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Đức bắt đầu công nghiệp hóa tương đối muộn. Anh và Pháp đều đã trải qua cuộc cách mạng công nghiệp của họ, trong khi đó Đức vẫn là một nước nông nghiệp. Sau đó, Đức đã bắt đầu công nghiệp hóa, nhưng lại có sự chia rẽ giữa các trường đại học và lĩnh vực sản xuất, mặc dù Trung tâm khoa học thế giới có trụ sở tại Đức, với các nghiên cứu đang được thực hiện, nhưng kiến thức không áp dụng được cho thị trường.

Một cư dân mạng Đài Loan đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đều có nguồn gốc từ Đức gồm Adidas. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Khi các nhà khoa học đức đến thăm Hoa Kỳ vào những năm 1890, họ nhận thấy rằng tại quốc gia này, những cổ phiếu cao nhất cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khoa học cũng như các sản phẩm công nghiệp. Vì Đức có các nhà khoa học thế hệ đầu tiên, kỹ sư và công nhân lành nghề, kinh tế công nghiệp của họ đã sớm phát triển nhảy vọt. Hầu như tất cả các công ty nổi tiếng nhất đều được thành lập trong giai đoạn này, và danh tiếng trên thế giới của họ kéo dài mãi đến tận hôm nay.

Chất lượng và độ tin cậy kết hợp với nhãn hiệu “Made in Germany” không đến từ chỉ khoa học và công nghệ – những yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân chính tạo nên danh tiếng cho nước Đức:

1. Thiết kế bền bỉ để dùng lâu dài

Đức là một quốc gia với tinh thần hoài cổ, và người Đức thích lịch sử của họ. Một ví dụ là sau Thế Chiến II, họ tìm những thiết kế cũ và xây dựng lại một lần nữa thay vì xây dựng các tòa nhà chọc trời hiện đại. Vì vậy, đất nước được biết đến là “Đức cổ kính”, những thứ lưu giữ văn hóa được tôn trọng.

Kiến trúc sư địa phương trân quý từng dự án và rất chú tâm thiết kế. Họ trân trọng danh tiếng về lâu dài hơn là danh tiếng ngắn hạn và tài sản.

2. Chú ý đến chất lượng

Trong khi theo đuổi lợi nhuận có thể là một bản năng của con người, người Đức không mù quáng theo đuổi sự mới lạ, họ chú trọng vào chất lượng. Một đầu bút bi làm tại Đức có thể rớt xuống đất cả chục lần mà vẫn viết được bình thường. Một ngôi nhà làm tại Đức tất nhiên rất chắc chắn và bền vững.

Chất lượng cao đi kèm với một mức giá cao, nhưng người Đức không giảm giá. Họ tin vào công nghệ của họ và không giảm giá trong cuộc cạnh tranh.

3. Bán cho một khách hàng chỉ một lần duy nhất

Một số cảm thấy công ty Đức rất là cứng nhắc. Nếu một sản phẩm có thể sử dụng được cả trăm năm, thì một khách hàng chỉ mua một lần rồi thôi, bởi họ đâu cần mua sản phẩm đó lại lần nữa. Ấy thế mà cách tiếp cận này của Đức đã tạo nên danh tiếng về chất lượng, và họ còn có bảy tỷ khách hàng tiềm năng khác, những người có thể chưa đánh giá đúng về sự khác biệt này.

4. Xem xét bản chất – cân nhắc mục tiêu dài hạn

Tất cả các thương hiệu nổi tiếng của Đức đều có một lịch sử lâu dài và đã trở thành tâm điểm sự chú ý của thế giới. Sự tích lũy tài sản dần dần được ưa thích hơn để đảm bảo các nguyên lý cơ bản, sau đó họ cân nhắc đến việc phát triển bền vững.

Kinh tế học hiện đại cho rằng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng người Đức dường như không tin điều đó. Mục đích của Đức không phải chỉ là theo đuổi lợi ích kinh doanh, quan trọng hơn là việc theo đuổi sự hài hòa và an toàn, tính thực tế của sản phẩm công nghệ cao. Đó thực sự là linh hồn của doanh nghiệp Đức, là bổn phận và nghĩa vụ của họ.

Thanh Phong dịch từ Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?