Trung Quốc duyệt binh: Cuộc phô diễn tên lửa và máy bay chiến đấu lớn nhất

26/08/15, 08:09 Thế giới

Lần đầu tiên tổ chức duyệt binh mừng Chiến thắng phát xít Nhật và kết thúc Thế chiến II, Trung Quốc khẳng định đây sẽ là cuộc duyệt binh lớn chưa từng có, với nhiều loại khí tài được phô diễn lần đầu.

Hình ảnh buổi diễn tập ở ngoại ô Bắc Kinh.

Thứ Ba (25/8), Tân Hoa Xã cho biết hơn 10.000 người lính, gần 500 chiếc xe quân sự và gần 200 máy bay đã tham gia cuộc tập dượt cho lễ duyệt binh chính thức, dự kiến được tổ chức trong ngày 3/9 ở quảng trường Thiên An Môn.

Cuộc phô diễn tên lửa lớn nhất

Cuộc tập dượt, diễn ra từ đêm 23/8 tới sáng ngày 24/8, đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều vũ khí mới thuộc các lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân Quân giải phóng Trung Quốc (PLA).

Ông Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự nổi tiếng, nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng điểm đáng chú ý nhất tại cuộc tập dượt là sự xuất hiện của rất nhiều loại tên lửa.

12,000 binh sĩ cùng 200 máy bay chiến đấu các loại và nhiều vũ khí mới của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chấm dứt Thế chiến II vào tháng tới.

Đã có tổng cộng 7 loại tên lửa xuất hiện trong cuộc tập dượt và nhiều khả năng là trong lễ duyệt binh chính thức, khiến đây là màn phô diễn kho tên lửa lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc.

Các vũ khí mới nhất, gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, có thể vươn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, tại phía Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có năng lực mạnh nhất là DF-5, cũng xuất hiện trong sự kiện” – bà Shao Yongling, một đại tá trong lực lượng pháo binh của PLA, cho biết.

Shao còn chỉ ra sự xuất hiện của DF-21D, loại tên lửa đạn đạo với khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tên lửa này mà không che giấu số hiệu của nó. Bà đánh giá việc này cho thấy Trung Quốc không còn ngại khoe ra các vũ khí “nhạy cảm”. Ngoài ra việc công khai hoạt động tập dượt là dấu hiệu về một Trung Quốc đã tự tin hơn về sức mạnh quân sự của nước này.

Hầu hết vũ khí, khí tài “lần đầu ra mắt công chúng” trong diễu binh

Thành viên đội pháo diễn tập chuẩn bị cho cuộc duyệt binh.

Trước đó, trong ngày 21/8, một quan chức quân sự Trung Quốc đã cung cấp một số chi tiết về lễ duyệt binh. Theo ông Qu Rui, một lãnh đạo đội chỉ huy lễ duyệt binh, có tới 84% hệ thống vũ khí, khí tài quân sự tham gia sự kiện thuộc loại “lần đầu ra mắt công chúng”.

Ông cũng cho biết tất cả các loại “hàng nóng” thời thượng này đều được sản xuất trong nước. Còn theo một quan chức quân sự khác là Wang Shun, tất cả các vũ khí tham gia lễ duyệt binh đều đang nằm trong trang bị của quân đội.

Nhiều chiến đấu cơ, tên lửa hiện đại đã được Trung Quốc điều động cho lễ duyệt binh.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức, về việc loại vũ khí nào sẽ được Trung Quốc khoe ra trong lễ duyệt binh. Nhưng Tân Hoa Xã nói rằng Trung Quốc “thường giới thiệu các hệ thống vũ khí hiện đại nhất trong các cuộc duyệt binh”, gồm lễ ra mắt của tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong DF-31, trong một cuộc duyệt binh hồi năm 1999.

Bắc Kinh muốn phát đi thông điệp gì?

Theo nhà nguyên cứu Huang Dong, chủ tịch Viện quân sự quốc tế Macau, cuộc duyệt binh lần này của Trung Quốc một phần nhằm phát đi thông điệp cảnh báo Mỹ.

Trả lời phỏng vấn tờ Ming Pao của Hồng Kông, ông Huang cho biết mục tiêu của cuộc duyệt binh đã vượt qua khuôn khổ sự kiện kỷ niệm kết thúc Thế chiến II, và bao gồm cả phô diễn sức mạnh quân sự Trung Quốc cho Mỹ thấy. Đây được xem như lời cảnh cáo Washington không nên “can dự” vào các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông.

Chuyên gia này cũng tin rằng, việc phát sóng trực tiếp rộng rãi sự kiện duyệt binh, với những vũ khí mới nhất của Trung Quốc, dù sao cũng là cử chỉ mang tính “hòa bình hơn” so với việc thiếu minh bạch. Nó cho thấy giới chức “Trung Quốc đang ngày càng thông minh hơn”, ông Huang nhận định.

Ông Qu Rui, người được giao chủ trì cuộc duyệt binh, thì được tờ Asahi của Nhật trích dẫn khẳng định: “Chúng tôi chống lại chủ nghĩa phát xít và quân phiệt. Chúng tôi tin rằng nhân dân Nhật yêu hòa bình sẽ hiểu và ủng hộ (cuộc duyệt binh)” ngày 3/9 tới.

Khi được phóng viên truy hỏi về việc tránh dùng cụm từ “kháng chiến chống Nhật” trong suốt buổi họp báo, ông Qu lí giải: “Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã gây thảm họa nghiêm trọng không chỉ cho người dân Trung Quốc mà còn cả nhân dân Nhật Bản. Cuộc duyệt binh này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào hoặc tiếp tục thù hận ai đó”.

Tuyên bố của ông Qu dường như cho thấy một sự dịch chuyển lớn trong quan điểm của Bắc Kinh về cuộc duyệt binh.

Hồi tháng Giêng, khi kế hoạch tổ chức duyệt binh vừa được công bố, tờ Nhân dân nhật báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong một bài bình luận khẳng định, sự kiện này mang hai ý nghĩa lớn.

Thứ nhất là “phô diễn sức mạnh quân sự Trung Quốc”, bởi sức mạnh quân sự là một cột trụ thiết yếu trong sức mạnh quốc gia, sự hỗ trợ cần thiết cho cả bàn cờ chính trị lẫn cạnh tranh kinh tế. Giờ Trung Quốc đã trở thành nhân vật lớn trên sân khấu địa chính trị thế giới, đã đến lúc Trung Quốc phải phô diễn sức mạnh quân sự, bài báo khẳng định.

Lí do thứ hai được tờ báo đưa ra đó là cuộc duyệt binh nhằm “hăm dọa Nhật Bản”. Bởi “trong những năm gần đây, được hậu thuẫn bởi chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, chính sách của Nhật đối với Trung Quốc đã ngày càng thiếu kiềm chế…”, bài báo tuyên bố trước khi khẳng định: “Cách duy nhất để ngăn chặn “nỗ lực điên rồ này” là Trung Quốc phải phô diễn sức mạnh quân sự của mình, và chứng tỏ quyết tâm không cho phép Nhật thay đổi trật tự hậu chiến tranh”.

Trong diễn biến mới đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố sẽ không tới Bắc Kinh dự lễ duyệt binh theo lời mời của nước chủ nhà. Ông cho biết “điều kiện tiên quyết cho việc tôi tham dự đó là sự kiện phải không nhằm chống lại Nhật mà mang tinh thần hòa giải”, ông Abe được tờ Asahi trích lời.

Theo thethaovanhoa, motthegioi

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?